Phân tích nhân vật Thị Kính trong vở chèo "Quan Âm Thị Kính" số 6 - 7 Bài văn phân tích nhân vật Thị Kính trong vở chèo "Quan Âm Thị Kính" lớp 7 hay nhất
Người phụ nữ trong xã hội xưa luôn phải chịu những bất công, khổ hạnh mà không biết giãi bày cùng ai. Trong đó tác phẩm " Quan âm Thi Kính" đặc biệt là đoạn trích " Nỗi oan hại chồng" đã khắc hoạ rõ nét hình ảnh người phụ nữ như vậy với nhiều bi kịch trong cuộc đời. Qua đó nói lên ...
Người phụ nữ trong xã hội xưa luôn phải chịu những bất công, khổ hạnh mà không biết giãi bày cùng ai. Trong đó tác phẩm " Quan âm Thi Kính" đặc biệt là đoạn trích " Nỗi oan hại chồng" đã khắc hoạ rõ nét hình ảnh người phụ nữ như vậy với nhiều bi kịch trong cuộc đời. Qua đó nói lên tiếng phê phán xã hội cũ. Thị Kính sinh ra trong một gia đình nghèo được bố mẹ gả cho Sùng Thiện Sĩ, chàng thư sinh mà gia đình khá giả.
Một đêm nọ, khi Thiên Sĩ - là chồng của Thị thiu thiu ngủ do học hành mệt mỏi. Thị Kính ngồi quạt cho chồng và nhìn thấy dưới cằm chồng có chiếc râu mọc ngược, nàng bèn dùng dao xén đi. Ngay lúc đó, Thiện Sĩ giật mình choàng tỉnh, nghĩ Thị Kính có ý đồ giết mình bèn hô hào lên. Cả gia đình chồng không phân rõ trắng đen đã vu cho Thị Kính tội giết chồng, rồi trả nành về cho Mãng Ông – cha đẻ nàng sang mặc cho Thị Kính ra sức giải thích.
Thị Kính trên cùng cha về nhà nhưng đến giữa chừng thì quyết định từ biệt cha mẹ, giả dạng nam nhi bước đi tu hành. Tuy xuất thân nghèo khó nhưng Thị Kinh là người con gái đoan trang,nhân hậu, hiền lành và rất mực thương yêu quan tâm chồng. Đây là vẻ đẹp chung của người phụ nữ trong xã hội xưa "thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non". Tuy nhiên, dưới sự bất công của xã hội xưa, nàng bị vu oan giết chồng và không thể giải oan. Với một xã hội trong tôn trọng giá trị của phụ nữ, nàng bị người chồng đầu ấp tay kề bỏ rơi và thờ ơ, chịu đựng những oan ức sự bê tắc, nàng bị đối xử một cách tùy tiện, tệ bạc.
Mặc dù bị đối xử tệ bạc, nàng vẫn ra sức sự tha thứ " Oan cho con lắm mẹ ơi", "Mẹ xét tình con, oan cho con lắm mẹ ơi"... Nàng vẫn mong rằng được cảm thông, thấu hiểu, nhưng đáp lại là sự phũ phàng, nàng càng khóc thì mụ càng mắng chửi thậm thệ hơn. Đó chính là một số phận đầy bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa: thấp bé, dễ dành bị chà đạp. Đến khi chính mẹ chồng - người phụ nữ cũng không thông cảm cho Thị, nhất định đuổi Thị Kính về nhà mẹ đẻ. Đối với nàng, đó là sự đau khổ, tuyệt vọng tột cùng.
Người duy nhất hiểu Nỗi oan của Thị Kính là Mãn Ông, nhưng ông lại không có tiếng nói trong xã hội xưa, để rồi đây khi con mắt của người đời vẫn không ngừng chỉ trích. Mãng Ông tuyệt vong mà than rằng: " Con ơi/ Dù oan con nhẫn chẳng oan/ xa xôi cha biết nỗi con thế nào?" Khi không được con người thấu hiểu, nàng cầu mong" Nhật nguyệt rang soi" cho nỗi oan, xin lậy cha lậy mẹ và " Quyết tâm trá hình nam tử đi tu hành".
Hành động này của Thị Kính cho thấy sự đau khổ và bế tắc tột cùng. Sự bế tắc ấy không phải của riêng Thị Kính mà là của một lớp người, một giai cấp nhỏ bé trong xã hội xưa. Tiếng nói của họ là sự phê phán mạnh mẽ xã hội thối nát, đồng thời thể hiện những ước mơ cuộc sống tốt đẹp hơn, như là sự nương nhờ cửa Phật.
Qua nhân vật ta thấy được số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ với nhiều những bất công ngang trái. Đồng thời thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm với lòng thương cảm cho những số phận bất hạnh.