21/02/2018, 09:19

Phân tích nhân vật Mỵ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài – Văn hay lớp 12

Phân tích nhân vật Mỵ trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài – Bài làm 1 Nhà văn Tô Hoài là một người có vốn hiểu biết khá phong phú và sâu rộng về những vùng miền trên khắp Tổ Quốc nhưng có lẽ hiểu biết nhất vẫn là vùng đất Tây Bắc, không chỉ khắc nghiệt về khí hậu ...

Phân tích nhân vật Mỵ trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài – Bài làm 1

Nhà văn Tô Hoài là một người có vốn hiểu biết khá phong phú và sâu rộng về những vùng miền trên khắp Tổ Quốc nhưng có lẽ hiểu biết nhất vẫn là  vùng đất Tây Bắc, không chỉ khắc nghiệt về khí hậu thời tiết địa hình mà con người ở đây cũng phải chịu những đau thương của xã hội hủ tục lạc hậu thời bấy giờ. Với văn phong hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh sinh động với biệt tài miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc Tô Hoài đã mang đến cho chúng ta một hình tượng nhân vật người phụ nữ Tây Bắc điển hình. Điển hình cho số phận, cho nỗi khổ hạnh phúc lứa đôi và những giá trị hiện thực và nhân đạo qua hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ Chồng A Phủ. Có thể nói tác phẩm này đã mang đến những cảm xúc cho chúng ta khi thấu hiểu số phận người con gái tên Mị.

Mị xuất hiện ngay từ đầu câu chuyện với một hình ảnh lầm lũi, buồn tủi. bằng giọng kể thoang thoảng hương vị của ca dao cổ tích nhân vật Mị hiện ra báo trước một câu chuyện buồn sắp tới: “Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. đó chính là Mị nhưng tại sao cô lại buồn đến thế. Vả lại khi người ta hỏi ra mới biết cô chính là con dâu của nhà thống lý Pá Tra giàu lắm mà tại sao lại phải lầm lũi suốt ngày chỉ một công việc như vậy. những công việc ấy lặp đi lặp lại hằng ngày và Mị lúc nào cũng trông tư thế như vậy.  Mị sống âm thầm lẽ loi lặng lẽ sống gắn vào với những vật vô tri vô giác. Như vậy có thể thấy hình ảnh của Mị hoàn toàn tương phản với những gì cô đang phải chịu tưởng rằng là con dâu nhà thống lý một vùng thì là sung sướng nhưng không điều đó hoàn toàn trái ngược với những gì chúng ta nghĩ. Và cuộc đời mà tác giả chuẩn bị kể ra đây sẽ chứng minh cho sự trái ngược ấy. Đồng thời chính điều đó đã phần nào nói lên, dự báo trước số phận cuộc đời của Mị không bằng phẳng đầy uất ức và bi kịch của cõi nhân sinh.

Mị một cô gái người dân tộc Mông  xinh đẹp giỏi giang và hiếu thảo với cha mẹ nhưng dưới chế độ xã hội cũ cơ hội hạnh phúc và thực tế đau khổ sẽ diễn ra với cô như thế nào?

Trước khi làm dâu gạt nợ nhà thống lý Pá Tra, Mị là một cô gái xinh đẹp tài năng “Trai đứng nhắn cả chân vách đầu buồng Mị”. những chàng trai cô gái Mông tài giỏi chỉ cần một chiếc lá rừng là có thể thổi thành sáo nghe rất vui tai và Mị cũng có tài ấy. không những thế Mị còn là một cô gái có lòng tự trọng có tình yêu và đã có người yêu, khi cha bị đe dọa rằng thống lý muốn lấy Mị làm con dâu để gánh nợ cho món nợ từ đời bố mẹ. Bố Mị sót con nhưng cũng xót nương ngô. Mị thì nói với bố rằng giờ Mị có thể cuốc bẫm trồng ngô nên xin cha đừng gả Mị cho nhà thống lý. Mị có người yêu rồi, cô yêu cuộc sống tự do và yêu đời không ham giàu sang phú quý. Thế nhưng những ngày tháng tươi đẹp ấy nhanh chóng kết thúc vì Mị phải về làm dâu nhà thống lý Pa Tra. Một cô gái xinh đẹp, tài năng hiếu thảo đến như vậy tưởng chừng sẽ có một cuộc sống hạnh phúc nhưng ai ngờ hiện thực lại trái ngược với những gì mà người ta hay đoán.

Trong một đêm tình mùa xuân Mị đã bị A Sử con trai của thống lý Pa Tra lừa gạt và bắt về nhà. Trong cái đêm định mệnh ấy Mị đang ngồi đợi người yêu của mình đến nhưng A Sử đã đến và giả vờ giống người yêu Mị, hắn thò ngón tay đeo nhẫn vào vách, Mị tưởng người yêu bước ra thì một toán người chụp lấy cô và đưa cô về nhà. Bắt đầu từ đấy cuộc sống của Mị sống trong những ngày tháng đau khổ nhất và cũng là bắt đầu của kiếp làm dâu gạt nợ. Bề ngoài Mị là con dâu nhà thống lý nhưng thực chất Mị chỉ là thứ để gán nợ mà thôi. Cuộc sống của Mị không bằng một con ở, nếu như con ở có thể được giải thoát khi đã trả hết nợ thì kiếp dâu gạt nợ của Mị sẽ không bao giờ được giải thoát. 

Kiếp làm dâu gạt nở có thể nói là những ngày tháng đau khổ tủi nhục nhất cuộc đời Mị. cô bị tra tấn về thể xác lẫn tinh thần. Mị tê liệt lòng yêu đời yêu cuộc sống và tinh thần phản kháng. Trước đó, cô có tìm đến lá ngón để giải thoát cho mình nhưng nghĩ về cha và những lời cha nói, Mị lại đành phải ngậm ngùi vứt đám lá ngón trong tay quay trở về nhà thống lý. Vả lại trong xã hội ngày xưa khi người con gái cúng trình ma nhà chồng thì cả môt đời đến khi chết chi có thể ở nhà chồng mà thôi, đến khi nào rũ xương ở đó ngay cả khi chồng đã chết đi. Và từ lần ấy Mị không nghĩ đến chuyện chết nữa mặc dù cha đã qua đời. Ở lâu trong cái khổ Mị đã quen khổ rồi “Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. ” Thế nhưng con trâu con ngựa nhà thống lý còn sướng hơn cả Mị bởi vì chúng làm nhưng cũng có lúc chúng được đứng gãi chân nhai cỏ, còn Mị thì hết ngày này qua này qua ngày khác đều làm quần quật không biết ngày tháng là gì “ Mị tủi thân nghĩ mình không bằng con ngựa”. Mị trở thành một công cụ lao động đúng hơn là con dâu nhà thống lý, cuộc sống của mình quanh quẩn bằng những công việc được sắp trước những công việc đó lặp đi lặp lại thành một vòng luẩn quẩn mà Mị cứ quay mình trong đó không thể thoát ra được “lúc nào cũng nhớ lại những việc giống nhau, mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay; đến mùa đi nương bẻ bắp. Và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cách tay để tước sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời thế. Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày. ” Căn buồng Mị ở giống như một địa ngục trần gian tách biệt Mị với thế giới bên ngoài, Mị bị trà đạp về thể xác và tinh thần trói buộc bởi thần quyên và cường quyền “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, ở buồng Mị nằm kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông ấy mà trông ra. ”. Có thể nói những ngày tháng ấy, Mị không được sống là chính mình, cô bị trói buộc và mất đi tinh thần phản kháng.

Thế nhưng khi những đem tình mùa xuân trên rẻo cao đến thì sức sống tiềm tàng trong Mị trỗi dậy mãnh liệt. điều đó khẳng định rằng cô gái trẻ Hơ Mông vẫn đã có sự phản kháng trước thực tại của mình. Đêm tình mùa xuân đã đến những yếu tố ngoại cảnh đã tác động đến Mị. Mùa xuân đến đất trời Hồng Ngài thay đổi đầy sức sống và xuân sắc. con người Hồng Ngài cũng rủ nhau đi chơi trên khắp các sân, trẻ con, người lớn đặc biệt là trai gái, họ rủ nhau chơi pao, chơi quay. Chính những yếu tố đã tác động đến tâm hồn Mị, Mị thấy tâm hồn phới phới trở lại. Có tiếng sáo gọi bạn tình làm cho Mị bổi hổi bồi hồi:

“Mày có con trai con gái
Mày đi nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu"

Mùa xuân trên Hồng Ngài như thế, mùa xuân trong nhà thống lý cũng rộn rã không kém, mọi người ăn bữa cơm cúng trình ma sau đó uống rượu bên bếp lửa. Mị thi lẩm nhẩm theo lời bài hát mà người đang thổi, rồi lén uống rượu, cô uống ực từng bát như đang cố uống từng chén cay chén đắng của số phạn mình. Tiếp đó Mị bước vào phòng xắn một ít mỡ cho đèn sang lên, hành động đó như thể hiện sự thắp sáng chính số phận của Mị, Mị đã bừng tỉnh. Mị thấy lòng mình phơi phới trở lại Mị còn trẻ và Mị muốn đi chơi. Mị quấn lại tóc và với chiếc váy hoa, nhưng hành động đó đã bị A Sử phát hiện và trói cô vào cột. Mị đứng yên trong bóng tối hơi rượu vẫn thoảng làm cho cô tưởng mình không bị trói, tỏng đầu tiếng sáo vẫn vẳng vẳng. Mị vùng bước đi nhưng không thể bước được, thằng A Sử cột cả tóc Mị lên khiến Mị không nghiêng cũng không cúi được. Mị quay lại với thực tại phũ phàng và Mị ước “ nếu lúc này có nắm là ngón trong tay Mị sẽ ăn cho chết ngay”. Dù bị vùi dập nhưng chúng ta đã thấy được phần nào sức sống tiềm tàng và sư phản kháng của Mị trở lại. điều đó dự báo cho một cuộc vùng dậy về sau.

Những đêm tình mùa xuân qua đi, Mị lại quay lại với cuộc sống như trước. lại kể lại chuyện A Sử đi chơi gây gổ và bị một người tên A phủ đánh thương. Nhà thống lý bắt được A Phủ và đánh đập anh tời bời, đánh xong lại hút thuộc phiện. sau đó chúng trói anh vào một cái cột. Mị dù bị trói chân tay dã dời nhưng khi chồng về cô vẫn phải gượng sức dậy đi lấy thuốc về cho chồng, thế nhưng ngay cả khi đau hắn cũng vãn tra tấn cô bằng những cái đạp vào mặt. Mị lạnh và hằng ngày cô thường hơ lưng vào buổi đêm cho đỡ lạnh. Chứng kiến cảnh A Phủ bị trói ban đầu Mị dửng dưng vì cảnh tượng ấy diễn ra thường xuyên. Nhưng sau khi nhìn thấy hai dòng nước mắt của A phủ rơi lấp lánh rơi xuống hai hõm má đã sạm đen lại. Mị nhớ đến cảnh Mị bị trói đêm đó, nước mắt nước mũi rơi xuống mà không tài nào lau được. Mị thương mình rồi thương người, Mị quyết định cắt dây trói thả A phủ đi. Đó là một quyết định nguy hiểm nhưng trong đầu Mị bây giờ không còn nghĩ được gì nữa. Mị nghĩ mình đã cúng trình ma nhà nó thì sớm muộn gì mình cũng chết, còn người kia làm sai mà phải chết. Mị cắt dây cho A phủ và cùng anh chạy khỏi Hồng Ngài. Điều đó đó thể hiện tinh thần phản kháng và sức sống trong Mị. Cô vượt qua nỗi sợ hãi và vượt qua thán quyền hủ tục để cùng A phủ đi đến một vùng đất mới. từ đó cuộc đời tươi sáng theo cách mạng đã đến với Mị.

Như vậy có thể thấy Mị là một cô gái điển hình cho số phận những người phụ nữ Mông thời bầy giờ. Họ có tài năng có nhan sắc nhưng lại bị chính những thần quyền hủ tục và cường quyền bạo lực trà đạp về thể xác cũng như tinh thần. họ đã biết vùng dậy đi theo cách mạng để chông slaij những thế lực kia. Qua đây ta cũng thấy được những nét văn hóa của người Mông đó là thờ ma và có những phong tục đẹp như thổi sáo chơi quay.

Phân tích nhân vật Mỵ trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài – Bài làm 2

Tô Hoài là cây bút đầy sức sáng tạo của nền văn học Việt Nam với phong cách viết gần gũi với đời sống của con người. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Tây Bắc” là câu chuyện giàu giá trị nhân văn khẳng định sức sống phi thường của con người khi bị áp bức, bóc lột. Đặc biệt, Tô Hoài đã khắc họa thành công nhân vật Mỵ có sức ám ảnh đối với người đọc.

Tô Hoài đã dẫn dụ người đọc vào câu chuyện bằng một lời giới thiệu nhẹ nhàng nhưng đầy ý vị “Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lý Pá Tra thường thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Tô Hoài đã rất khéo ló khi gợi tả hình ảnh của Mỵ qua những cử chỉ và nét mặt đặc trưng đó. Một sự đối lập đến đau long giữa căn nhà rộng lớn của thống lý và sự lầm lũi, côi cút của người con gái bí hiểm đó.

Một cô gái chịu sự dày vò về tinh thần, nhưng dường như lại có sức mạnh, nghị lực phi thường đang được nhen nhóm trong long của Mỵ.

Mỵ vốn là cô gái xinh đẹp, nết na, được nhiều trai làng theo đuổi. Những tưởng rằng cuộc sống của Mỵ sẽ sung sướng, hạnh phúc nhưng vì món nợ mà mẹ Mỵ với nhà thống lý đã khiến cho cuộc đời cô rơi vào bế tắc và tuyệt vọng như bây giờ. Thương cha, thương cho than phận hẩm hiu của mình mà Mỵ đành lặng lẽ về làm dâu nhà thống lý trong tủi nhục và đau khổ.

Tô Hoài đã diễn tả cuộc sống như chết rồi của Mỵ tại nhà thống lý, một cuộc sống cơ cực, không khác gì than trâu ngựa. Phận là con dâu nhưng Mỵ lại bị dối xử không khác gì nô lệ, thậm chí than trâu ngựa còn có lúc được nghỉ ngơi “con trâu con ngựa làm còn có lúc, đem nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái ở nhà này vùi đầu vào công việc cả ngày lẫn đêm”. Bị đày đọa về thể xác và tinh thần khiến cho Mỵ ngày càng rơi vào cảnh bế tắc, tuyêt vọng.

Bằng sự quan sát tỉ mỉ và nhạy cảm, Tô Hoài đã khắc họa trạng trạng thái lầm lũi, một kẻ sống lặng câm y hệt “một con rùa trong xó của, căn phòng chỉ có một lỗ sáng to bằng bàn tay”. Căn phòng đó giống như địa ngục trần gian, giam giữ cuộc đời Mỵ, khiến cho cuộc đời một người con gái đang tuổi thanh xuân phải chon vùi nơi đây.Thống lý Pá Tra là hiện than của xã hội phong kiến nhiều hà khắc, hủ tục, đẩy con người vào bước đường cùng không thương tiếc. Những người nông dân thấp cổ bé họng không biết kêu than ai, chỉ biết chấp nhận và chịu đựng.

Đã có lúc Mỵ muốn tìm đến cái chết để giải thoát bản than mình nhưng nghĩ đến cảnh người cha già, thương cha nên cô đành chấp nhận cuộc sống hiện thực.

Niềm khát khao sống, khát khao yêu trong con người Mỵ dường như đã không còn. Mỵ chấp nhận sống, chấp nhận sự tồn tại như đã chết.Bên trong Mỵ vẫn còn tiềm ẩn sức sống rất mãnh liệt, chỉ chờ thời cơ thì sức sống sẽ bùng nổ.

Tô Hoài đã khắc họa bức tranh mùa xuân tươi đẹp của Hồng Ngài khiến cho chính người đọc cũng cảm thấy thích thú. Nó dường như là đòn bẩy để khơi gợi lên niềm tin và nghị lực trong cuộc sống. Mỵ đã lén uống rượu, trong cơn say, Mỵ đã ý thức được bản than mình muốn gì “Mỵ vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi. Bao nhieu người có chồng ngày tết vẫn đi chơi. Huống chi Mỵ và A Sư, không có long với nhau mà vẫn ở với nhau”. Lúc ấy Mỵ đã ý thức được những khát khao trong long mình cháy bỏng như thế nào và tiếng sáo ngoài kia là một trong những động lực khơi gợi lại những kỉ niệm êm đẹp một thời Mỵ từng có.

Nhưng chính hành động này của Mỵ đã khiến cho A Sử biết được, hắn trói Mỵ vào cột và bỏ đó đi chơi. Mỵ vẫn đang lâng lâng trong hơi men rượu, và ký ức của cô lại ùa về dư dội. Tuy nhiên thực tại đã kéo Mỵ lại với những gì mà Mỵ đang đối mặt: đau đớn và tủi nhục, khắp mình mẩy đau nhức.

Tuy nhiên có thể nói cảnh tượng Mỵ cởi trói cho A phủ mới là cảnh tượng khắc họa cực kỳ sắc nét và chân thực tâm trạng, khát khao của Mỵ Mỵ đã vùng lên đấu tranh, vùng lên đòi hạnh phúc của chính mình. Giọt nước mắt của A Phủ của đêm hôm ấy đã đánh thức tình cảm, sự bùng cháy trong trái tim của Mỵ “Đêm hôm ấy Mỵ khóc, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xạm đen”. Giọt nước mắt ấy đã khiến thay đổi cuộc đời Mỵ về sau.

Chi tiết Mỵ cởi trói cho A phủ và quyết định chạy trốn theo A Phủ là một sự bùng nổ về tinh thần. Sự đè nén bấy lâu nay trong long Mỵ đã được bứt phá và giải tỏa ra. Mỵ đã có thể tự lựa chọn con đường đi cho chính mình, Mỵ tự đáu tranh, Mỵ không thể mãi chịu cảnh bị người ta hành hạ, đè nén. Đây chính là sự bứt phá trong con người của Mỵ. Đây chính là sự thành công của Tô Hoài khi khắc họa hình tượng nhân vật này.

“Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài là tác phẩm có giá trị nhân văn sâu sắc. Đăc biệt hình tượng nhân vật Mỵ để lại trong long người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc nhất

Từ khóa tìm kiếm nhiều:

  • phân tích nhân vật Mỵ trong truyện ngắn Tô Hoài vợ chồng a phủ
0