Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài (từ khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ đến khi trốn khỏi Hồng Ngài).
Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài (từ khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ đến khi trốn khỏi Hồng Ngài). I. MỞ BÀI – Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong tập Truyện Tây Bắc và cũng là một truyện ngắn tiêu biểu ...
Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài (từ khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ đến khi trốn khỏi Hồng Ngài).
I. MỞ BÀI
– Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong tập Truyện Tây Bắc và cũng là một truyện ngắn tiêu biểu trong thời kì chống Pháp. Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức của phong kiến và thực dân, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người.
– Nhân vật trung tâm của truyện là MỊ, được Tô Hoài miêu tả từ con người, cuộc sống đến khát vọng hạnh phúc trong phần thứ nhất của truyện (từ khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ cho đến khi trốn khỏi Hồng Ngài).
II. THÂN BÀI
A. BỊ BẮT LÀM CON DÂU GẠT NỢ
1. Quãng đời quá khứ
– Mị là một cô gái trẻ đẹp, yêu đời, chăm chỉ lao động, nhà nghèo và rất hiếu thảo.
– Đang tuổi yêu đương, nàng chờ đợi người yêu trong một đêm hội mùa xuân, bỗng bị con quan thống lí là A Sử lừa bắt về làm vợ, làm dâu gạt nợ cho thống lí Pá Tra.
– Từ đó, MỊ bắt đầu chìm đắm trong đau khổ tột cùng. Có đến hàng mấy tháng đêm nào MỊ cũng khóc. Có lúc, nàng định tìm cái chết, nhưng Mị không đành lòng chết, MỊ chết thì bố Mị còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ.
2. Cuộc sống hiện tại
– Mị xuất hiện ngay đầu truyện. Tô Hoài đã phác họa chân dung nhân vật để gợi mở nội tâm: mặt buồn rười rượi. Bên cạnh cái giàu sang của bố chồng, nhà thống lí giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất vùng, in đậm một hình bóng im lìm, tăm tối, nhọc nhằn của Mị.
– Từ lúc bị bất về nhà thống lí Pá Tra, Mị đã bị bóc lột sức lao động đến cùng cực, chịu khổ nhục triền miên, quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối…
– Mị bị giam hãm trong không gian chật hẹp và tù đọng, giữa cần buồng lúc nào cũng âm u, cửa sổ là một lỗ vuông bằng bàn tay, trong thời gian ngưng đọng như không dĩ vãng, không hiện tại và không tương lai, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.
– Củng cố thêm cái ách áp bức nặng nề ấy còn là sự mê tín, thần quyền: đã bị trình ma nhà thống lí thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi…
– Cuộc sống đó hoàn toàn cùng khổ về vật chất, bế tắc về tinh thần. Mị nghĩ rằng:… đến bao giờ chết thì thôi.
B. KHAO KHÁT SỐNG TỰDO, HẠNH PHÚC
Tưởng chừng như cuộc đời tù hãm đã làm tê liệt ý thức về bản thân và những mong muốn thay đổi sốphận của nhân vật, nhưng trong tâm thức Mị vẫn âm ỉ lòng ham sống, một khát vọng hạnh phúc.
1. Sự thức tỉnh đời sống ý thức của MỊ nhờ vào tác động của một hoàn cảnh khá điển hình: mùa xuân trên miền núi cao Tây Bắc. Mùa xuân năm đó đã làm bừng tỉnh sức sống của tạo vật và con người.
Hồi ức tràn về trong tâm trí Mị là cảnh "một đêm tình mùa xuân": Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. MỊ ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.
Ta không có con trai con gái Ta đi tìm người yêu.
2. Lòng ham sống, khát vọng hạnh phúc trỗi dậy mãnh liệt trong lòng nàng: Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chai.
Giữa lúc lòng ham sống trỗi dậy mạnh mẽ nhất thì lại bị dập xuống phũ phàng: A Sử trói đứng Mị, không cho nàng đi Suốt cái đêm bị trói vào cột ấy, Mị đã sống trong sự giằng xé giữa nỗi khát khao tự do và thực tại nghiệt ngã đã bóp chết những ước muốn tự do, hạnh phúc của nàng.
C. THOÁT KHỎI CUỘC ĐỜICÙNG NHỤC, NÔ LỆ
1. Hoàn cảnh đã run rủi Mị cứu A Phủ, cùng lúc giải thoát mình khỏi cuộc sống nô lệ:
– Chứng kiến cảnh A Phủ bị trói đứng, lúc đầu Mị chưa có sự suy nghĩ nào, Nhưng mấy đêm sau, khi Mị thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ, MỊ nhớ lại cảnh nàng bị A Sử trói đứng một đêm năm trước.
– Mối đồng cảm, lòng thương xót một con người đang tuyệt vọng, đau đớn chờ chết đã thúc đẩy Mị hành động. Ý nghĩ cứu A Phủ đã thắng nỗi lo sợ của chính mình. Cuối cùng, Mị cắt dây trói cho A Phủ.
– Ngay sau đó, để tự cứu mình, MỊ đã chạy theo A Phủ, thoát khỏi cảnh sống địa ngục ở trần gian. Và hai người lẳng lặng dã nhau lao chạy xuống dốc núi.
2. Chính khát vọng tự do, sự đồng cầm, lòng thương người và hoàn cảnh thúc bách đã khiến Mị hành động. Mị đấu tranh tự phát nhưng đã tháo gỡ được cái vòng nô lệ trói buộc đời mình. Nàng thật sự thoát khỏi cảnh áp bức, ràng buộc của bọn chúa núi, để cùng A Phủ giải phóng mình.
III. KẾT BÀI
– Vợ chồng A Phủ là một truyện đầy chất thơ trong sáng, toát lên từ tâm hồn đôn hậu, chất phác của nhân vật chính diện, cùng lúc thấm đượm trong những bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc, đường nét uyển chuyển, hài hòa, những cảnh sinh hoạt, phong tục giàu chất trữ tình của đồng bào miền núi.
– Trong không gian nghệ thuật đó, tính cách nhân vật Mị được miêu tả thành công, vừa tiêu biểu cho sốphận chung của người lao động miền núi, vừa có những nét cá tính khá rõ. Nhân vật Mị với những phẩm chất tốt đẹp, những khát vọng chính đáng của con người, đã thể hiện được giá trị nhân đạo của truyện.