24/02/2018, 19:46

Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân.

Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân. YÊU CẦU – Thể loại Kiểu bài phân tích tác phẩm văn học, cụ thể là phân tích một đặc điểm nghệ thuật trong một tác phẩm tự sự. – Nội dung ...

Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân.

YÊU CẦU

–   Thể loại

Kiểu bài phân tích tác phẩm văn học, cụ thể là phân tích một đặc điểm nghệ thuật trong một tác phẩm tự sự.

–   Nội dung

Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện (trong Vợ nhặt của Kim Lân).

GỢI Ý

Có thể triển khai thân bài như sau:

A. VÀO TRUYỆN

1.  Vợ nhặt là câu chuyện xảy ra ở thời điểm nạn đói năm Ất Dậu (1945) đang hoành hành.

2.  Bức tranh thảm đạm về nạn đói ấy được tái hiện cụ thể. Xóm ngụ cư thì ngổn ngang kẻ sống dở, người chết, tiếng khóc, tiếng quạ kêu gào lên từng hồi thè thiết, mùi gây của xác người, càng tô đậm thêmcảm giác tang tóc, thê lương.

Giữa lúc đó, Tràng lấy vợ, tạo nên những tình huống thật bất ngờ.

B. TÌNH HUỐNG TRUYỆN

1.  Việc Tràng lấy vợ thực sự gây ngạc nhiên cho mọi người trong xóm ngụ cư. Họ ngạc nhiên vì anh chàng xấu trai, ế vợ như Tràng mà cũng lấy được vợ. Họ lại ái ngại cho anh và phàn nàn rằng: "Giời đất này còn rước cái của nạ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?"

2.  Còn bà cụ Tứ mẹ Tràng càng bất ngờ hơn. Mãi đến khi hiểu chuyện, bà cụ lại lo lắng: "… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát, này không".

3.  Đối với Tràng, tình huống này tạo lên cảnh bi hài

–   Tràng lấy vợ trong hoàn cảnh không bình thường. Chỉ mấy câu nói đùa mà người đàn bà trở thành vợ thật. Tràng xấu lại có người theo về, lấy tiền đâu cưới vợ… Nhưng đó là một nghịch cảnh có thật chẳng biết đáng mừng hay đáng lo, đáng vui hay đáng buồn, đáng cười hay đáng khóc…

Việc Tràng lấy vợ còn cho thấy sự thật và nghịch lí:

–   Do đói khát, cùng quẫn, người đàn bà kia mới lấy Tràng, cái trớ trêu trở thành cơ may để Tràng lấy được vợ một cách đáng thương.

–   Dù cho tình huống nào, con người cũng tin ở tương lai. Niềm khao khát cuộc sống gia đình khiến Tràng vượt qua hoạn nạn để lấy vợ, bản năng tự nhiên giúp con người nghĩ đến sự sống dù cái chết gần kề. Đây cũng là ý nghĩa nhân bản và tình cảm nhân đạo của tác phẩm.

–   Hơn nữa, lần đầu Tràng biết người đàn bà -sau này là vợ mình – nơi đầu dường, lần hai nơi góc chợ. Rồi tự Tràng "hỏi vợ", "cưới vợ", "rước dâu" âm thầm, sau khi cho ănmấy bát bánh đúc ở chợ. Cô dâu áo quần tả tơi, cái nón cũ nát cúi đầu theo Tràng về làm dâu trong sự ngạc nhiên của mọi người. Một đám cưới lạ lùngvà đầy xót xa! Diễn biến tâm lí của các nhân vật trong tác phẩm cho thấy sự vận động của hình tượng từ ngạc nhiên đến sự thật, từ xa lạ đến gần gũi, từ lo sợ đến hòa hợp, từ buồn tủi đến tươi vui, từ bóng tối đến ánh sáng… Tình yêu thương làm thay đổi con người và không gian tỏa sáng.

C. NHẬN XÉT NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG TRUYỆN

–   Xây dựng các kiểu tình huống như trên, Kim Lân đã đạt được cùng lúc nhiều hiệu quả nghệ thuật.

–    Tố cáo chế độ thực dân, phong kiến đã đẩy xã hội và con người vào bước đường cùng, dẫn đến nạn đói và cái chết khủng khiếp nhất.

–   Dù trong bất kì tình huống và hoàn cảnh nào, con người vẫn không từ bỏ niềm tin vào cuộc sống, và khát vọng sống hạnh phúc.

Từ khóa tìm kiếm nhiều:

Mariazic1

0 chủ đề

23882 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0