24/02/2018, 19:45

Hãy phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình “em” trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh để chứng minh rằng: “Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói đầy cảm xúc và có sắc thái rất riêng, đậm nữ tính của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo, giàu yêu thương.”

Hãy phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình "em" trong bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh để chứng minh rằng: "Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói đầy cảm xúc và có sắc thái rất riêng, đậm nữ tính của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo, giàu yêu thương." I. MỞ BÀI – ...

 Hãy phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình "em" trong bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh để chứng minh rằng:  "Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói đầy cảm xúc và có sắc thái rất riêng, đậm nữ tính của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo, giàu yêu thương."

I. MỞ BÀI

–   Bài thơ Sóng được Xuân Quỳnh sáng tác năm 1967, in trong, tập thơ Hoa dọc chiến hào. Bài thơ là tiếng nói của tình yêu, là khát vọng muôn đời của tuổi trẻ, gắn liền với cuộc sống.

–   Sóngthực chất đó là lời độc thoại nội tâm của một người phụ nữ đang yêu; đây còn là "tiếng nói đầy cảm xúc và có sắc thái rất riêng" của một trái tim phụ nữ "giàu yêu thương ".

II.  THÂN BÀI

1. Bài thơ có hai hình tượng, hai nhân vật trữ tình là "Sóng" và "Em" (cái tôi trữ tình của nhà thơ). Quan hệ giữa chúng là quan hệ thống nhất, hai mà một, không tách rời nhau. "Sóng" là ẩn dụ, chỉ tâm trạng của người con gái đang yêu, hay đúng hơn là chỉ chính "em" – người đang yêu và suốt đời mong được sống trong tình yêu.

2. Dùng hình tượng "sóng", Xuân Quỳnh đã diễn tả một quy luật muôn thuở của tình yêu: tình yêu gắn liền với tuổi trẻ, tuổi trẻ luôn khát khao yêu dương, tình yêu là sự trẻ trung của tâm hồn:

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

3. Bằng hình tượng "sóng", Xuân Quỳnh diễn tả sự băn khoăn, trăn trở của đôi lứa yêu nhau: muốn giải thích, cắt nghĩa về tình yêu, về người yêu và về chính bản thân mình, nhưng đều không có câu trả lời thỏa đáng. Vì khó giải thích, cắt nghĩa, nên tình yêu luôn luôn mới mẻ, luôn luôn là sự khám phá:

Em cũng không biết nữa

 Khi nào ta yêu nhau

4. Tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ. Bằng việc khai thác trạng thái đa dạng, đối lập của hình tượng "sóng", tác giả đã diễn tả nỗi cồn cào, khắc khoải trong lòng những người yêu nhau.

5. Nhân vật trữ tình bày tỏ khát vọng về một tình yêu thủy chung và vĩnh cửu. Em muốn hóa thân thành sóng để còn tồn tại mãi mãi bằng tình yêu và trong tình yêu:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

Nhờ khai thác sáng tạo tính đối lập, đa dạng, phức tạp, vĩnh hằng của hình tượng "sóng”, Xuân Quỳnh bộc lộ sinh động những khát vọng… của người phụ nữ với một tình yêu thiết tha, mãnh liệt.

III. KẾT BÀI

Trái tim khao khát hạnh phúc của người phụ nữ đã được thể hiện rõ ở bài thơ Sóng. Trái tim ấy thật chân thành, đằm thắm, chứa đựng những tìm cảm rộng lớn, mạnh mẽ, có khả năng làm cho tình yêu đôi lứa biến thành một giá trị tinh thần cao quý của con người.

Từ khóa tìm kiếm nhiều:

pov-olga4

0 chủ đề

23913 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0