31/05/2017, 22:17

Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Đề bài: Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ để thấy được tư tưởng nhân đạo sâu sắc trong các nhân vật Tô Hoài Vợ chồng A Phủ là một trong ba tác phẩm in trong tập “Truyện Tây Bắc” tác phẩm đoạt giải nhất giải thưởng hội văn nghệ Việt Nam (1954 – 1955). Tác phẩm là kết quả của chuyến ...

Đề bài: Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ để thấy được tư tưởng nhân đạo sâu sắc trong các nhân vật Tô Hoài Vợ chồng A Phủ là một trong ba tác phẩm in trong tập “Truyện Tây Bắc” tác phẩm đoạt giải nhất giải thưởng hội văn nghệ Việt Nam (1954 – 1955). Tác phẩm là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952). Trong chuyến đi này Tô Hoài đã được sống tám tháng với đồng bào dân tộc thiểu số từ khu du kích trên núi cao đến những bản làng giải ...

Đề bài: để thấy được tư tưởng nhân đạo sâu sắc trong các nhân vật Tô Hoài

Vợ chồng A Phủ là một trong ba tác phẩm in trong tập “Truyện Tây Bắc” tác phẩm đoạt giải nhất giải thưởng hội văn nghệ Việt Nam (1954 – 1955). Tác phẩm là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952). Trong chuyến đi này Tô Hoài đã được sống tám tháng với đồng bào dân tộc thiểu số từ khu du kích trên núi cao đến những bản làng giải phóng

Đặt vấn đề

Có lẽ Tô Hoài là nhà văn đã từng có sự gắn bó sâu sắc với đất và con người Tây Bắc, ông đã từng phải thốt lên rằng: “đất và người Tây Bắc đã để thương để nhớ trong tôi nhiều quá”. Chính bởi nỗi niềm đó, ông đã dành riêng một tập truyện viết về núi rừng Tây Bắc đó là tập “truyện Tây Bắc”. Vợ chồng A phủ là một trong những câu chuyện được rút trong tập đó. Có thể nói tình yêu thương Tây Bắc được Tô Hoài gửi trọn vẹn trong nhân vật Mị.

Phân tích

Trước khi về làm dâu

Mị được coi là một cô gái với khá nhiều đức tính tốt. Cô là một người con của núi rừng Tây bắc xinh đẹp, tài hoa, chăm chỉ, hiếu thảo và tự do, cô có tình yêu đẹp và niềm tin vào cuộc sống tương lai tươi sáng. Tuy nhiên, từ khi sinh ra cô cô đã phải gánh trong mình những món nợ, món nợ về cường quyền và món nợ về thân quyền đè nặng lên vai cô.

Có lẽ yêu tây bắc như nào thì Tô hoài gửi gắm tình yêu vào nhân vật Mị bất nhiều, ông đã mang bao yêu thương phủ lên đời Mị những ánh hào quang rực rỡ nhất của một người đàn bà. Mị xinh đẹp “ những đêm tình mùa xuân đến, trai đứng nhẵn cả bức vách đầu buồng Mị”.Mị có tài thổi sáo khiến “ biết bao người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị …. Mị sống trong những tháng ngày tươi đẹp của tuổi trăng tròn, tràn trề cơ hội được hưởng thụ tình yêu và hạnh phúc. Cô cũng đã có người yêu, một tình yêu đẹp với ngón tay đeo nhẫn và hiệu gỗ vách hẹn hò

Bên cạnh vẻ đẹp tài năng trong con người Mị thì bản chất của một người lao động chân chính vẫn không mất đi trong con người Mị. Cô vẫn là một cô gái của bản làng, của núi rừng. Mị biết cuốc nương, làm ngô và sẵn sàng làm nương ngô trả nợ cho bố mẹ. Mặc dù vậy cô vẫn luôn yêu đời và yêu tự do, không ham giàu sang phú quý, cô đã từng nói, từng xin bố rằng  “ bố đừng bán con cho nhà giàu con sẽ làm nương ngô trả nợ cho bố”.

Tuy nhiên, cuộc đời Mị không theo ý muốn của cô, cô không thể tự quyết định cuộc đời của mình được. Mị đã phải bước chân về nhà Thống lý Pá tra ép sống kiếp dâu con mà như thân phận nô tì để gạt nợ cho cha.

vo chong a phuVợ chồng A phủ của Tô hoài

Mới về làm dâu

Đang là một cô gái trẻ đẹp với bao khát vọng về cuộc sống hạnh phúc và tươi sáng nơi tương lai, Mị như chết đứng với số phận tại đây. Về nhà thống lý Pá tra làm dâu gạt nợ, Mị âm thầm chịu đựng nỗi đau “ có đến mấy tháng liền đêm nào Mị cũng khóc”. Cô sẵn sàng quên hết đi tất cả để tìm đến cái chết khi ý thức được cuộc sống và tháng ngày sau này mình sẽ phải chịu đựng như thế nào, cuộc sống thật không đáng sống. Đã nhiều lần Mị có ý định như vậy, cô vào rừng hái nắm lá ngón, giấu vào trong tay áo và về quy lạy bố để chết. Nhưng bởi vì một chữ hiếu mà Mị không đành lòng nhìn bố mẹ mình chịu khổ cực. Mị đành từ bỏ ý định, cô ném nắm lá ngón xuống đất như ném đi khát vọng hạnh phúc của cuộc đời mình vậy. Mị đã coi việc làm dâu con trong nhà thống lý pá tra  như làm kiếp trâu ngựa để trả nợ cho cha mẹ năm xưa.

Khi làm dâu đã quen

Người ngoài không biết nhìn vào Mị nghĩ Mị được làm dâu trong nhà giàu có chắc cuộc sống hạnh phúc và sung sướng lắm. Tuy nhiên thực tế, thân xác và tinh thần của Mị luôn bị hành hạ. Thời gian và công việc đã làm tê liệt tinh thần của cô, hàng ngày vẫn là công việc đó, bên cạnh chuồng ngựa khiến tinh thần Mị bị tê liệt. Mị đã quen dần với cái khổ cực nơi đây.

Mấy năm sau bố Mị mất, giờ thì cô không còn nghĩ đến cái chết nữa “ở lâu trong cái khổ Mị cũng quen rồi”.

–         Sức sống của Mị trỗi dậy: khi mùa xuân trời đất đến

–         Diễn biến tâm lý, hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân

=>>  Khát vọng sống , niềm khao khát hạnh phúc luôn tiềm ẩn trong sâu thẳm tâm hồn nhân vật. Nó giống như ngọn lửa vẫn đang âm ỉ cháy dưới lớp tro tàn nguội lạnh và chỉ cần một làn gió mát lành thổi tới là có thể bùng cháy một cách mãnh liệt . Những tác động ngoại cảnh là không nhỏ nhưng sức mạnh tiềm tàng mới là điều quyết định sức sống của Mị.

–         Cứu a phủ và cùng nhau chạy trốn: thương tình cho số phận của một người nghèo khổ cũng như mình, Mị cùng cứu a phủ chạy trốn.

–         Diễn biến tâm trạng của Mị

+ dửng dưng thổi lửa hơ tay không quan tâm đến A phủ

+ Dòng nước mắt của A Phủ vô tình mà đầy hữu ý đã làm hồi sinh trái tim đầy thương tích của Mị.

+ Mị chạy theo Aphủ, hành động tự giải thoát khỏi sợi dây trói vô hình của thần quyền. Sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng làn này đã giúp Mị đập tan sức mạnh của thần quyền và cường quyền để tự giải.

Kết bài

Khác với hoàn cảnh trong đêm tình mùa xuân lần này Mị không chỉ có một mình đơn độc. Cả A Phủ và Mị đều là những người giàu sức sống, khi sức sống tiềm tàng trong mỗi cá nhân tỏa sáng và kết hợp với nhau sẽ tạo thành sức mạnh giải phóng cho người, khi sự đồng cảm giữa những người cùng cảnh ngộ kết hợp với ý thức phản kháng đấu tranh tạo thành sức mạnh đấu tranh giai cấp thì sức sống trong mỗi cá nhân sẽ được nhân lên bội phần tạo ra những kết quả bất ngờ mà tất yếu. Mấy câu cuối đoạn văn A Phủ nói: “Đi với tôi ! và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi” như chấp chới như cánh chim bay mở đầu, như hối hả những dòng chảy tung phá, đời người đàn bà ở nợ cất mình khỏi nấm mồ tăm tối, đi từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui.

Xem thêm

0