24/05/2017, 13:09

Phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Phan tich nhan vat Kieu Nguyet Nga trong doan trich Luc Van Tien cuu Kieu Nguyet Nga – Đề bài: Phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của nhà văn Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Đình Chiểu vừa là một nhà giáo, nhà thơ, một thầy thuốc. Cuộc đời ông có nhiều đau ...

Phan tich nhan vat Kieu Nguyet Nga trong doan trich Luc Van Tien cuu Kieu Nguyet Nga – Đề bài: Phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của nhà văn Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Đình Chiểu vừa là một nhà giáo, nhà thơ, một thầy thuốc. Cuộc đời ông có nhiều đau khổ, nhưng ông đã để lại cho đời một đạo đức cao cả, nghị lực khí phách, một sự nghiệp văn chương có giá trị lớn. Khi ông mất cả cánh đồng Ba Chi dợp khăn tang các thế hệ học ...

– Đề bài: của nhà văn Nguyễn Đình Chiểu.

Nguyễn Đình Chiểu vừa là một nhà giáo, nhà thơ, một thầy thuốc. Cuộc đời ông có nhiều đau khổ, nhưng ông đã để lại cho đời một đạo đức cao cả, nghị lực khí phách, một sự nghiệp văn chương có giá trị lớn. Khi ông mất cả cánh đồng Ba Chi dợp khăn tang các thế hệ học trò. “ Lục Vân Tiên”  là tác phẩm mang sức sống mạnh mẽ ấy. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga hiện lên trong đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc về người phụ nữ Việt Nam.

Kiều Nguyệt Nga trên đường về miền Hà Khê, đã gặp phải bọn cướp Phong Lai, nhưng nhờ có sự giúp đỡ của Lục Vân Tiên mà đã thoát nạn. Hình ảnh Nguyệt Nga hiện lên trong đoạn đối thoại với Vân Tiên thật nết na thùy mị.

Nàng là một cô gái khuê các nết na và có học. Lời lẽ mà nàng xưng hô với Vân Tiên rất đoan trang, trân trọng:

“ Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa:”

Nàng không tỏ ra mình là con nhà quyền quý, mà xưng hô với Vân Tiên rất khiêm nhường “ tiện thiếp”. Lời nói ấy đã thể hiện sự mực thước của người con gái có học:

“ Chút tôi liễu yếu đào thơ
Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần”

phan tich nhan vat kieu nguyet nga trong luc van tien cuu kieu nguyet nga lop 9

Thông qua lời nói của Nguyệt Nga, ta cũng thấy nàng là người con hiếu thảo, nghe lời cha, không ngại đường xá xa xôi nguy hiểm chuyển đến tri phủ mới, để “ rước tôi qua đó định bề gia nghi” :

“ Quê nhà ở quận Tây Xuyên,
Cha làm tri phủ ở miền Hà Khê.
Sai quân đem bức thư về,
Rước tôi qua đó định bề nghi gia.
Làm con đâu dám cãi cha,
Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành”

Mặc dù,rất hãi hùng trước bọn cướp Phong Lai nhưng trước những lời hỏi thăm ân cần của Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga đã đáp lại rất rõ ràng, ân tình, thể hiện sự cảm kích vì ơn cứu giúp của Vân Tiên:

“ Thưa rằng tôi Kiều Nguyệt Nga
Con này tì thiếp tên là Kim Liên”

Trong hoàn cảnh này, Nguyệt Nga là người chịu ơn, cái ơn cứu mạng nhưng còn cả cái ơn cứu cả cuộc đời:

“ Lâm nguy chẳng gặp giải nguy,
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”
Nàng rất áy náy băn khoăn tìm cách trả ơn Vân Tiên :
“Nguyệt Nga vốn đấng thuyền quyên
Tai nghe lời nói tay liền rút trâm
Thưa rằng: "Nay gặp tri âm”
Xin đưa môt vật để cầm làm tin”
Nhưng khi chàng từ chối nàng không nhận trâm:
“ Đưa trâm chàng đã làm ngơ
Thiếp xin đưa một bài thơ giã từ."

Bài thơ đã thể hiện “ ý gần xa”, “ Mai hòa vận điểu, điểu hòa vận mai”  của Nguyệt Nga cũng như tài năng của nàng. Nàng đã tự nguyện gắn cuộc đời mình với chàng trai hào hiệp. Để sau này nàng dam liều mình để giữ trọn ân tình thủy chung.

Nét đẹp nết na thùy mị, có học, ân tình của Kiều Nguyệt Nga cũng chính là phẩm chất tâm hồn cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Thông qua nhân vật Nguyễn Đình Chiểu đã góp thêm vào kho tàng văn học vẻ đẹp của người phụ nữ Việt. Mang đến cho bạn đọc niềm tự hào về người phụ nữ nghĩa tình, luôn coi trọng ân nghĩa lên hàng đầu.

0