Phân tích bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật
Phan tich Bai tho ve tieu doi xe khong kinh cua Pham Tien Duat – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Phạm Tiến Duật là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Từ một anh lính tiểu đoàn tăng thiết giáp ...
Phan tich Bai tho ve tieu doi xe khong kinh cua Pham Tien Duat – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Phạm Tiến Duật là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Từ một anh lính tiểu đoàn tăng thiết giáp hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử, tâm hồn của một thi sĩ cùng với cuộc đời của người lính đã cho ra đời những bài thơ hướng về Tổ quốc về cách mạng rất có ...
– Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn .
Phạm Tiến Duật là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Từ một anh lính tiểu đoàn tăng thiết giáp hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử, tâm hồn của một thi sĩ cùng với cuộc đời của người lính đã cho ra đời những bài thơ hướng về Tổ quốc về cách mạng rất có duyên của Phạm Tiến Duật. Thơ ông thiên về hình ảnh một thế hệ trẻ phơi phới lạc quan trẻ trung và bất khuất. “ Bài thơ về tiều đôi xe không kính” được sáng tác vào những năm tháng ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ giữa thế kỉ XX.
Bằng cảm hứng hiện thực và lãng mạn bài thơ ghi lại những nét ngang tàn dũng cảm và lạc quan của người chiến sĩ lái xe trong binh đoàn vận tải quân sự. Bài thơ thắm đượm chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đánh Mỹ. Bài thơ có cái tên thật bình dị nhưng cũng rất độc đáo hiện thực là “ những chiếc xe không kính” trần trũi nhưng lại rất nên thơ và đẹp như một bài thơ. Chất thơ ấy thật kì lạ nhưng rất đỗi tự hào bởi nó được toát lên từ cái gian khổ ác liệt của chiến trường.
Mở đầu bài thơ, là hình ảnh những chiếc xe không kính hiện lên tự nhiên mà đặc biệt:
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.”
Hai câu thơ. tác giả đã lí giải vì sao xe không có kính. Cấu trúc câu thơ dưới hình thức hỏi đáp. Ba chữ “ không” đi liền nhau,hai nốt nhấn” bom giật bom rung” đã biểu lộ cách ăn nói rất lính tráng rất phóng túng và hồn nhiên của tác giả. Câu thơ như một câu văn xuôi nhưng đọc lên thì vô cùng thú vị.
Những câu thơ tiếp theo đã khắc học chân dung người lính lái xe qua nhiều hình ảnh đẹp và phong phú. Từ trong bom bụi mù mịt ta vẫn nhận ra tư thế ung dung cái nhìn rất thoáng của người lính:
“ Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất,nhìn trời,nhìn thẳng”
Sự thiếu thốn khó khăn về phương tiện không hề làm người lính lái xe nản lòng mà ngược lại các anh vẫn “ ung dung” tự tin lái xe với thư thế làm chủ. Ngồi lái xe trên những chiếc xe không kính các anh như cảm thấy thiên nhiên hòa vào “ buồng lái” đất, trời các anh đều thấy và cảm nhận được hết. Điệp từ “nhìn” được láy lại ba lần nhịp thơ mạnh, đĩnh đạc nói về chất dũng mãnh hiên ngang của người lính.
Tiếp mạch cảm xúc nhà thơ đưa ta đến với những thước phim quay nhanh qua cái nhìn khách quan của người lính. Đầu tiên là gian khổ của thiên nhiên. Trước tiên là gió:
“ Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái”
“Gió” được nhân hóa và chuyển đổi cảm giác đầy ấn tượng. Vì xe chạy thâu đêm lại không có kính nên người lính mới có cảm giác đắng mắt đến thế. Con đường phía trước là con đường cụ thể nhưng nó còn mang hàm nghĩa đó là con đường cách mạng mà Tổ quốc ta đã lựa chọn, chiến đấu để giải phóng miền Nam.
Tiếp theo là đến bụi. Gió bụi là hiện thực nhưng nó còn tượng trưng cho bao khó khăn gian khổ ở đời. Chữ “ừ” vang lên giữa câu thơ như một thách thức một sự chấp nhận hoàn toàn chủ động.
“Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”
Thêm một hình ảnh rất hóm hỉnh độc đáo một nụ cười vang giòn giữa khói lửa “ cười ha ha”. Nụ cười ấy đã thể hiện tinh thần lạc quan hồn nhiên yêu đời của tiểu đội xe không kính.Đó cũng là nụ cười mà ta đã bắt gặp trong cuộc kháng chiến chống Pháp:
“Lòng vẫn cười vui kháng chiến”
( Nhớ – Hồng Nguyên)
Một mái tóc xanh mới tuổi 20 chỉ qua mấy cung đường đã có sự thay đổi đáng sợ “ Bụi phun tóc trắng như người già”. Cái chất lạc quan yêu đời hồn nhiên của Phạm Tiến Duật là ở chỗ đó.
Sau gió,bụi, rồi đến mưa:
“Không có kính ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời”
Thế có nghĩa là người lính nếm đủ mọi gian khổ: gió, bụi, mưa dầm nhưng vẫn ngang tàn phơi phới.
Sau những tháng ngày chiến dịch chở vũ khí, lương thực…chi viện cho tiền phương vượt qua hàng nghìn hàng vạn cây số trong mưa bom bão đạn. Những người lính trong tiểu đôi xa không kính đã về đây họp thành tiểu đội. Lại trao nhau những cái bắt tay ấm tình đồng đội:
“Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”
Cái bắt tay ấy,ta cũng đã gặp trong hình ảnh người lính vệ quốc quân trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhưng cái bắt tay ấy mỗi thời mỗi khác:
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
( Đồng chí – Chính Hữu)
Những người lính học gặp nhau và cùng có những phút nghỉ ngơi hiếm hoi cùng chung bữa cơm hội ngộ tình anh em gia đình được nhóm lên từ tình đồng đội.
“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đĩa là gia đình đấy”
Bữa cơm dã chiến của người lính dù chỉ có một bát canh rau rừng,có lương khô…nhưng rất đậm đà tình nghĩa, giản dị nhưng ấm áp. Tiểu đội xe không kính đã trở thành một gia đình tràn đầy yêu thương.
Khổ thơ cuối bài thơ làm nổi bật cái chất dữ dội khốc liệt của chiến tranh. Chiếc xe mang trên mình đầy thương tích:
“Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước”
Ba thứ “ không có” và chỉ một thứ có trong hai câu thơ tự do. Những thứ cần thì không có,mà thứ có lại không cần. Chiếc xe như một dũng sĩ kiên cường với niềm tự hào và lí tưởng cao đẹp:
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Hình ảnh hoán dụ làm nên một câu thơ lãng mạn rất đẹp, khẳng định sức mạnh về tinh thần ý chí kiên cường quyết chiến quyết thắng vì lí tưởng độc lập về tự do của người lính.
Tóm lại, qua bài thơ hình tượng những chiếc xe không kính thật li kì và độc đáo, ngôn ngữ giản dị mộc mạc phù hợp với chất lính tráng nhưng đủ sức tái hiện một con đường huyền thoại một thời kì oanh liệt và cuộc đời gian khổ của người lính. Bài thơ vì thế mà chất anh hùng ca bỗng dào dạt ùa vào cảm xúc bạn đọc mãi là ấn tượng đẹp về một thế hệ trẻ ở thế kỉ XX.