Phân tích đoạn thơ Chị em Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Phan tich doan tho Chi em Thuy Kieu – Đề bài: Em hãy viết bài văn Phân tích đoạn thơ Chị em Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du trong chương trinh văn học lớp 9. Truyện Kiều là một kiệt tác nghệ thuật của đại thi hào Nguyễn Du. Với Truyện Kiều Nguyễn Du đã đưa thơ Nôm Việt Nam lên đến ...
Phan tich doan tho Chi em Thuy Kieu – Đề bài: Em hãy viết bài văn Phân tích đoạn thơ Chị em Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du trong chương trinh văn học lớp 9. Truyện Kiều là một kiệt tác nghệ thuật của đại thi hào Nguyễn Du. Với Truyện Kiều Nguyễn Du đã đưa thơ Nôm Việt Nam lên đến đỉnh cao chói lọi. Một trong những bút pháp nghệ thuật để làm nên Truyện Kiều bất hủ là nghệ thuật miêu tả nhân vật chính diện giàu tính ước lệ tượng trưng cổ kính. Điều đó ...
– Đề bài: Em hãy viết bài văn trong chương trinh văn học lớp 9.
Truyện Kiều là một kiệt tác nghệ thuật của đại thi hào Nguyễn Du. Với Truyện Kiều Nguyễn Du đã đưa thơ Nôm Việt Nam lên đến đỉnh cao chói lọi. Một trong những bút pháp nghệ thuật để làm nên Truyện Kiều bất hủ là nghệ thuật miêu tả nhân vật chính diện giàu tính ước lệ tượng trưng cổ kính. Điều đó được thể hiện rất rõ qua đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều”
Bằng tất cả tấm lòng yêu mến và trân trọng hơn nữa là bằng tài năng thiên bẩm của mình Nguyễn Du đã phác họa hai bức chân dung xinh đẹp – hai tuyệt thế giai nhân điển hình cho vẻ đẹp của người phụ nữ phong kiến. Sau khi giới thiệu khái quát về gia đình họ Vương, trân trọng đứa con trai út là Vương quan, Nguyễn Du đã dành 24 câu lục bát để tả chị em Thúy Kiều.
Trước hết đến với bốn câu thơ đầu tả trung về vẻ đẹp của hai chị em. Nguyễn Du trân trọng khi giới thiệu hai nàng tiểu thư xinh đẹp như “ hai ả tố nga”. Vẻ đẹp ấy được thể hiện ở cốt cách thanh tao như “ mai”, tâm hồn trong trắng như “ tuyết” một vẻ đẹp hoàn mĩ “ mười phân vẹn mười”. Thế nhưng mỗi người lại có nét đẹp quyến rũ riêng. Tác giả sử dụng thủ pháp ước lệ, tượng trưng, lấy vẻ đẹp mĩ lệ trong thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp con người. Bức tranh về hai thiếu nữ vì thế có hồn và có sắc.
Tiếp theo là những câu thơ tả Thúy Vân:
“ Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
Mỗi câu thơ như một nét vẽ tài hoa từ cử chỉ, cách đi đứng, cách ứng xử của Thúy Vân rất đoan trang và quý phái. Gương mặt xinh tươi ngời sáng như mặt trăng, lông mày thanh tú “ mày ngài mắt phượng”. Nụ cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong như ngọc, mái tóc mềm bồng bềnh xanh hơn cả mây, da trắng mịn màng hơn cả tuyết.Thủ pháp ước lệ “ trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc…” làm cho Thúy Vân đẹp tới mức hoàn mỹ. Thế nhưng Nguyễn Du vẫn hạ bút vẽ một cách cụ thể hơn từ khuôn mặt đôi mày, nụ cười làn da mái tóc,…Vẻ đẹp của Thúy Vân thật phúc hậu và quý phái dễ hòa hợp với thiên nhiên khiến thiên nhiên phải nhường bước, mọi người kính nể. Vẻ đẹp ấy theo quan điểm phong kiến của Nguyễn Du Thúy Vân sẽ có cuộc đời suôn sẻ bình lặng.
Thanh Tâm tài nhân thì tả Kiều trước còn đại thi hào của chúng ta lại tả Thúy Vân trước để làm nền cho Thúy Kiều, nổi bật lên sức sáng tạo của nghệ sĩ tài ba là ở chỗ đó. Thúy Vân được tả bằng bốn câu thơ còn Thúy Kiều được Nguyễn Du dành tặng tới 12 câu.Thúy Vân đẹp đến độ hoàn mĩ vậy mà:
“ Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”
Tất cả vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều cũng có nhưng Nguyễn Du đã ưu ái thêm một nét chấm phá vào gương mặt đó là đôi mắt làm hồn cho bức tranh. Đôi mắt đó biểu hiện sự “ sắc sảo”, “ mặn mà” trong tình cảm. Kiều không chỉ đẹp mà còn hơn hẳn Thúy Vân về tài năng và tình cảm. Nguyễn Du tả đôi mắt Kiều mà không hề có một từ ngữ cụ thể nào:
“ Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
Thi nhân đã dành chọn những hình ảnh ước lệ lối so sánh, nhân hóa, thậm xưng “ nghiêng nước, nghiêng thành” để đặc tả vẻ đẹp của Thúy Kiều. Mắt nàng long lanh như nước hồ thu lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Chính đôi mắt đó làm cho chân dung Thúy Kiều lung linh và sống động hơn bức tranh về Thúy Vân.
Về tài năng, Nguyễn Du rất yêu mến và khâm phục nàng:
“ Thông minh vốn sẵn tính trời
…………………………………..
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”
Tài của Thúy Kiều đạt tới mức lý tưởng theo quan điểm thẩm mỹ thời phong kiến “ cầm kì thi họa”. Đặc biệt đánh đàn là sở trường của Kiều năng khiếu ấy vượt lên trên tất cả mọi người cái âm điệu của cung đàn bạc mệnh chính là tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp hài hòa giữa sắc tài tình. Sắc đẹp thì “ nghiêng nước nghiêng thành”, tài năng thì đạt tới mức lý tưởng, còn chữ tình thì đằm thắm nhân hậu bao dung. Đó là vẻ đẹp của một tuyệt thế giai nhân có một không hai được hội tụ trong con người thiếu nữ. Vẻ đẹp ấy khiến hoa phải ghen liễu phải hờn, lòng người sẽ ghen ghét đố kị.
Bốn câu thơ cuối khép lại bài thơ mang âm điệu nhẹ nhàng uyển chuyển như chính cuộc sống đang yên vui hạnh phúc rất nề nếp của hai chị em nơi khuê các.
Bằng cảm hứng nhân đạo sâu sắc, Nguyễn Du đã ca ngợi trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ phong kiến. Ngôn ngữ thơ điêu luyện giàu cảm xúc, dùng phương pháp lý tưởng hóa để vẽ nên hai bức tranh chân dung xinh đẹp tuyệt thế giai nhân. Đằng sau vẻ đẹp là cả một số phận tính cách của họ mà Nguyễn Du đã ngầm dự báo.