24/05/2017, 12:16

Phân tích đoan trích Hạnh phúc của một tang gia trong tác phẩm Số đỏ

ĐỀ: Phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích số đó) của Vũ Trọng Phụng. Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939) quê tỉnh Hưng Yên, sông ở Hà Nội, 16 tuổi nghỉ học, bắt đầu viết văn từ năm 1930. Tác phẩm của ông gồm 9 tiểu thuyết, 6 phóng sự, 5 vở kịch, 10 truyện ngắn và ...

ĐỀ: Phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích số đó) của Vũ Trọng Phụng.

Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939) quê tỉnh Hưng Yên, sông ở Hà Nội, 16 tuổi nghỉ học, bắt đầu viết văn từ năm 1930.

Tác phẩm của ông gồm 9 tiểu thuyết, 6 phóng sự, 5 vở kịch, 10 truyện ngắn và nhiều bài báo, tiêu biểu có phóng sự Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô, tiểu thuyôt Giông tố, Sô đỏ.

Hạnh phúc của một tang gia là chương thứ XV trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, thể hiện phong cách trào phúng độc đáo với những màn hài kịch thú vị.

Đoạn trích có hai phần:

- Ba hôm sau ... chia buồn tấp nập: sau khi tìm cách giải quyết các vụ tai tiếng giữa Tuyết và Xuân Tóc Đỏ, gia đình cụ cố Hồng chuẩn bị tang lỗ.

Sáng hôm sau ... những điều sơ suất của khổ chủ: đám tang được cứ hành và cảnh đưa tang.

1.  Hạnh phúc của một tang gia

Mâu thuẫn trào phúng cơ bản nằm ngay trong nhan đề của chương: Hạnh phúc của một tang gia. Mỗi thành viên trong gia đình đều thấy đó là một dịp may đặc biệt để thỏa mãn ý muôn, thực hiện được ý đồ riêng của mình.

Ông Phán mọc sừng cảm thấy hạnh phúc vì được thêm số tiền là vài nghìn bạc bù vào khoản bị vợ cắm sừng.

Cụ cố’ Hồng nhắm nghiền mắt mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy... để thiên hạ đều chỉ trỏ khen ngợi một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế...

Ông Văn Minh thích thú vì cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành chứ không phải là lý thuyết viển vông nữa.

Bà Văn Minh nôn nao chờ lăng xê kiểu đồ tang tân thời của hiệu may Âu hóa.

Tuyệt nhiên không ai tỏ ra đau buồn thương tiếc người đã chết. Thiếu vắng loại tình cảm ấy, tất cá đều trở nôn vô nghĩa. Thật vậy, còn phũ phàng hơn là bầy con cháu chí hiếu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết cứa cụ tổ. Chính ông Văn Minh, cháu nội của người quá cố, còn thầm biết ơn Xuân Tóc Đỏ đã tình cờ gây ra cái chết cho ông cụ già đáng chết.

2.  Đám tang

Bằng nghệ thuật châm biếm sắc sảo, qua một vài chi tiết chọn lọc, hình ảnh đám tang lộ rõ sự đua đòi lối sống văn minh rởm.

Đó là một đám ma to tát, long trọng ... theo cả lối Ta, Tàu, Tây có kiệu bát cống, có lợn quay đi lọng, cho dến lốc bốc xoảng, kèn bú dích và

vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi dưa, lại có cậu tú chỉ huy, những nhà tài tử chụp ảnh đã thi nhau như ở hội chợ,

Đặc biệt đây là dịp quảng cáo đồ xô gai tân thời, cái mũ mân trắng viền đen... Có thể ban cho ai có tang tương đau đớn vì kẻ chết cũng được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời. Nhân đó, Tuyết bòn mặc bộ đồ Ngây thơ để cho thiên hạ phải biết rằng mình chưa đánh mất cả chữ trinh.

Kì thực những gì gọi là to tát, long trọng, danh giá của cái đám ma ấy chỉ là sư phô trương giả dôi, sự rởm đời lố lăng, thê hiện tâm lí háo danh hết sức kì quặc, qua những hình thức nghi lỗ đưa tang hể lổn đến buồn cười.

Tác giả đã hạ một câu văn gói trọn sự mỉa mai cực độ: Thật là một cái đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái dầu...!

3.  Những người đưa tang

(1) Ngoài việc sử dụng các yêu tố gây mâu thuẫn để trào phúng, tác giả còn dùng biện pháp phóng đại. Nhân vật được phóng đại những dáng cách lố bịch, nhưng đều giông như thật đâu đó ngoài đời.

Chân dung của bọn người mang danh thượng lưu, văn minh được tác giả khắc họa mỗi người một nét, và tất cả đều được hiện hình thật sông động, nhón nháo.

Đó là những ông bạn thân của cụ Hồng, hình như dự đám tang để  khoe huân chương, huy chương, khoe những kiểu râu hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen, hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn.

- Hàng trăm giai thanh gái lịch của Hà thành vàn vật đang Âu hóa với một nửa là phụ nữ, phần nhiều tân thời, bạn của cô Tuyết, bà Vàn Minh, cô Hoàng Hôn, bà Phó Đoan,... đều mang vỏ buồn rầu của những người đi đưa ma.

Thực ra, đó là bọn cặn bã của xã hội thực dân tư sản thành thị.

Bạn của cụ Hồng, các vị tai to mặt lớn của xã hội thượng lưu đó đều tỏ ra cảm động (...) khi trồng thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyôt. Lộ rõ tính háo sắc đến vô liêm sỉ, dù họ đang sát ngay linh cữu.

Cả đám đông đưa tang đó vừa đi vừa chim chuột nhau, vừa soi mói bình luận về cơ thê phụ nữ, nói với nhau những chuyện nhảm nhí trong đời sống đồi bại của họ, đã biểu lộ mọi góc cạnh của cái tính vô văn hóa, vô đạo đức của bọn người cặn bã trong xã hội tư sản thành thị ấy

4.Nhân vật Xuân Tóc Đỏ xuất hiện giữa lúc đám tang đang di chuyển, làm cho cảnh đưa đám thêm lố lăng, với sáu chiếc xe, trên có sư chùa Bà Banh, xe nào cũng che hai lọng (...) hai vòng hoa đồ sộ.

Kết thúc cảnh đưa tang là một màn hài kịch nhỏ. Ông Phán cứ oặt người đi, khóc mãi không thôi, đê ngầm thanh toán món nợ bỉ ổi: ông ta dúi cho Xuân một cái giấy bạc nám trăm đồng gấp tư... Nó nắm tay cho khỏi có người nom thấy... Sự giả dôi, bịp bợm ở đây thật vô sỉ đến độ ghê tởm.

Tóm lại, bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã vạch mặt bọn trưởng giả chạy theo đồng tiền, đua đòi lối sống văn minh rởm, bịp bợm, dâm đãng, đồi bại thời đó qua chương Hạnh phúc của một tang gia.

Vũ Trọng Phụng xứng đáng là một nhà văn hiện thực phê phán có nghệ thuật trào phúng bậc nhất trong nền văn xuôi trước Cách mạng tháng Tám,

... Đọc “Số đỏ”, thấy dường như mỗi chi tiết lại chứa dựng một mâu thuẫn trào phúng nào dó, và đằng sau mỗi chi tiết ấy lại ẩn hiện thấp thoáng một nu cười vừa thông minh sắc sảo, vừa đầy khinh bỉ và căm phẫn của nhà văn dối với một tầng lớp xã hội nhố nhăng lô bịch, vừa láu cá, bịp bợm vừa vênh váo, hí hửng, phô phang thái độ cứa những kẻ hãnh tiến tiểu nhân dắc chí (Nguyễn Đăng Mạnh).

Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm hết sức lõ' lăng, đồi bại đương thời. Ông đả kích cay độc, đích đáng các phong trào “Âu hóa”, “thể thao”, “giải phóng nữ quyền” đang rầm rộ lúc ấy. Những phong trào này nhân danh văn minh, tiến bộ nhưng thực chất là nằm trong âm mưu của thực dân, dẫn mọi người đến lối sống hư hỏng, phi nhân bản và chà đạp lên đạo đức truyền thống.

Thố giới nhân vật của Số đỏ đông đảo, đà dạng: từ mụ me Tây đĩ thõa dơ dáng đến cô gái tân thời lãng mạn, hư hỏng một cách có lí luận; từ ông chủ hiệu may làm “cách mạng” bằng những mốt y phục lố lăng, khiêu dâm đến những chủ khách sạn kiếm vua thuốc lậu, từ bọn lang băm đến giới cảnh sát chỉ chăm chăm rình phạt; từ nhà sư hô mang cố động “chấn hưng Phật giáo” đến đại diện hội Khai trí tiến đưc vốn cao đạo nhưng vẫn “gá tổ tôm một cách bình dân” để kiếm lời!... Bức tranh biếm họa lớn này không từ cả các nhân vật chóp bu - tất nhiên tác giả phải dò dặt - như toàn quyền, thông sứ, vua ta, vua Xiêm...

Với nghệ thuật viết già dặn, bút pháp châm biếm đặc biệt sắc sảo, Sô dó là  một trong những thành tựu xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Nguồn:
0