Tinh thần nhân đạo của Kim Lân qua truyện “Vợ nhặt”.
Tinh thần nhân đạo của Kim Lân qua truyện "Vợ nhặt". I. MỞ BÀI – Kim Lân là cây bút đặc sắc của văn học Việt Nam hiện đại về phong tục và đời sống làng quê. Trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945, Kim Lân chỉ viết một thể loại truyện ngắn, về một đề tài ...
Tinh thần nhân đạo của Kim Lân qua truyện "Vợ nhặt".
I. MỞ BÀI
– Kim Lân là cây bút đặc sắc của văn học Việt Nam hiện đại về phong tục và đời sống làng quê. Trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945, Kim Lân chỉ viết một thể loại truyện ngắn, về một đề tài làng quê và viết không nhiều. Nhưng phải ghi nhận những đóng góp lớn lao của ông cho thể loại truyện ngắn và đề tài làng quê. Ta tìm thấy trong các tác phẩm của Kim Lân sự hiểu biết sâu sắc về cảnh ngộ và nỗi lòng của người nông dân cực nhọc, lam lũ nhưng trong sáng, thông minh, tài hoa và đáng yêu.
– Truyện ngắn Vợ nhặt thực ra là một phần trong tiểu thuyết Xóm ngụ cư (1946) của Kim Lân. Cuốn tiểu thuyết này Kim Lân mới viết được bảy chương thì kháng chiến toàn quốc bùng nổ, bản thảo bị mất. Khi hòa bình lập lại, Kim Lân dựa vào những gì còn nhổ được, viết thành truyện ngắn Vợ nhặt. Vợ nhặt hấp dẫn người đọc vì chất nhân ái, tình thương của con người với con người trong hoàn cảnh khốn cùng.
II. THÂN BÀI
Tràng là một người dân ngụ cư nghèo, quê kệch sống bằng nghề kéo xe bò thuê. Chỉ nhờ bốn bát bánh đúc, anh đã "nhặt" được vợ giữa những ngày đói, người chết đầy đường. Tràng đưa vợ về nhà ra mắt mẹ. Bà cụ Tứ tuy ban đầu ai oán xót xa nhưng rồi cũng mừng lòng chấp nhận nàng dâu. Sáng hôm sau, cả nhà cùng ăn bữa cháo rau giữa tiếng hờ khóc từ nhà có người chết và tiếng trống thúc thuế dồn dập. Tuy vậy, họ vẫn hi vọng vào một tương lai tươi sáng hơn, hướng đến cuộc đời mới. Kết thúc truyện, trong óc Tràng hiện lên hình ảnh đám người đi phá kho thóc dưới lá cờ đỏ bay phấp phới…
A. TÌNH CẢM ĐẸP ĐẼ, HỒN NHIÊN, NHÂN HẬU CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Cái đói chết người là một tai họa khủng khiếp đã xô đẩy những con người khốn khổ đến với nhau. Nhưng họ đã cưu mang nhau, cư xử với nhau bằng tấm lòng vị tha cao cả và tình người ấm áp (thái độ nghiêm túc, tình nghĩa của Tràng với người đàn bà theo không mình; sự cảm thông vỗ về an ủi của bà cụ Tứ với cô con dâu mới; người con dâu với mẹ chồng thì u u, con con tình nghĩa…).
2. Ngay trong hoàn cảnh khôn cùng nhất, những người lao động cũng không mất đi truyền thống lễ nghĩa trong cư xử (việc Tràng mời mẹ ngồi lên giường để thưa chuyện vợ con; việc bà cụ Tứ phàn nàn nhà nghèo không có dăm ba mâm gọi là lễ cưới để mời họ hàng làng xóm…);
B. NIỀM LẠC QUAN YÊU ĐỜI VÀ KHÁT KHAO HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Giữa cái đói, cái chết đang bám riết lấy con người chẳng chịu buông tha, Tràng lấy vợ. Tưởng rằng họ chỉ dìu nhau đến chỗ chết. Vậy mà họ không chết, trụ lại được và còn có thể vượt lên, chuẩn bị cho cuộc sống trong tương lai. Thật là một sức sống không ngờ.
2. Niềm lạc quan yêu đời luôn tiềm ẩn trong những con người lao động bình dị. Trong bất kì hoàn cảnh nào, dù kề bên cái chết, những người lao động vẫn khát khao hạnh phúc, hướng tới tương lai (thấy Tràng đi về cùng người đàn bà lạ, cả xóm ngụ cư đang héo hắt bỗng dưng sống dậy; bản thân Tràng cũng phán phở khác thường; câu chuyện của ba mẹ con trong những ngày đói chết ấy mà toàn nói chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau…).
C. NHÀ VĂN ĐỨNG VỀPHÍA NHỮNG NGƯỜI LAO ĐỘNG, BÊNH VỰc, BẢO VỆ, HỨA HẸN MỘT TƯƠNG LAI TỐT ĐẸP CHO HỌ
1. Thương yêu con người, Kim Lân không chỉ tốcáo tội ác của kẻ thù chà đạp lên quyền sống của con người mà còn đứng ra bênh vực, bảo vệ nhân phẩm cho họ. Qua sự thay đổi rõ rệt về tính cách của các nhân vật, nhất là người con dâu, Kim Lân đã chứng tỏ rằng chính cái đói chết người kia mới là nguyên nhân sinh ra cái trơ trẽn, liều lĩnh của người đàn bà. Ông đã minh oan, trả lại bản chất tốt đẹp, bản chất đầy nữ tính của người đàn bà.
2. Kim Lân cũng tin tưởng, hi vọng vào một tương lai tươi sáng trong cuộc đời những người lao động. Truyện mở đầu bằng buổi tối chạng vạng, kết thúc bằng buổi sáng của một ngày mới có gợi lại hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc của Nhật và lá cờ đỏ phấp phới… Nhà văn đã gieo vào lòng người đọc niềm tin tưởng vào tương lai của những người lao động nghèo khổ.
III. KẾT BÀI
– Tinh thần nhân đạo của Kim Lân là điểm tựa vững vàng cho tình huống truyện độc đáo nhưng cũng đầy bấp bênh của Vợ nhặt. Mỗi trang của Vợ nhặt cho thấy cách nhìn đời, nhìn người đầy ấm áp, nhân hậu, niềm tin của tác giả đối với những khát vọng chân chính của con người.
– Tất cả những điều đó cùng với một nghệ thuật già dặn đặc sắc trong xác định tình huống truyện, trong miêu tả tâm lí, trong sử dụng từ ngữ linh hoạt, đã giúp cho Vợ nhặt trở thành một thành tựu đáng kể của nền văn học cách mạng.