Phân tích nghệ thuật trùng điệp trong ngôn ngữ xây dựng hình tượng Đam Săn – Văn hay lớp 10
Phân tích nghệ thuật trùng điệp trong ngôn ngữ xây dựng hình tượng Đam Săn – Bài làm 1 Như chúng ta đã biết để trở thành một tác phẩm thành công thì tác phẩm ấy không chỉ là mang lại nội dung cần có hay mà còn cần cả những nghệ thuật đặc sắc nữa, điều đó phần nào cũng đã chứng ...
Phân tích nghệ thuật trùng điệp trong ngôn ngữ xây dựng hình tượng Đam Săn – Bài làm 1
Như chúng ta đã biết để trở thành một tác phẩm thành công thì tác phẩm ấy không chỉ là mang lại nội dung cần có hay mà còn cần cả những nghệ thuật đặc sắc nữa, điều đó phần nào cũng đã chứng tỏ được sự quan trọng của nghệ thuật trong mỗi tác phẩm. Tùy vào những văn bản mà đặc sắc nghệ thuật cũng khác nhau. Và trong truyện sử thi Đăm Săn cũng vậy, chúng ta thấy được nghệ thuật trùng điệp trong xây dựng ngôn ngữ hình tượng Đăm Săn.
Chúng ta thấy được nghệ thuật trùng điệp trong sử thi đăm săn đó là ở trong ngôn ngữ xây dựng hình tượng với những biểu hiện cụ thể đó là các điệp ngữ, điệp từ hay là điệp khúc,…
Thứ nhất theo như chi tiết trùng điệp thì mái tóc đăm săn được lặp đi lặp lại 3 lần, danh tiếng Đam Săn (5 lần), sự hùng cường của Đam Săn (9 lần), Đam Săn đi bắt voi dữ (5 lần), ), Đam Săn khóc (6 lần), Đam Săn nghỉ sau mỗi chiến công (5 lần), ), Đam Săn đánh nhau với các tù trưởng khác (11 lần), mái tóc Đam Săn (3 lần), trang phục Đam Săn (6 lần), sự giàu có của Đam Săn (8 lần)
Thứ hai là theo điểm nhìn khi trùng điệp: lời người kể chuyện nói về nhân vật Đam Săn (26 lần).
Thứ ba, Theo hình thức trùng điệp: điệp từ (6 lần), điệp ngữ (47 lần), điệp khúc (9 lần).
Qua nghệ thuật những chi tiết được nghiên cứu kia thì chúng ta thấy được rõ nét nghệ thuật xây dựng nhân vật Đăm Săn theo ngôn ngữ trùng điệp là.
Một là nghệ thuật trùng điệp nó được sử dụng với tần số cao (62 lần), về hình thức, điệp từ, điệp ngữ, và điệp khúc xuất hiện ở các câu, các đoạn, các chương riêng lẻ hay có khi liên tiếp trong từng đoạn, từng chương, về cách thức, các câu chữ khi được lặp lại hoàn toàn, lúc lại được diễn đạt theo nhiều kiểu khác nhau.
Hai là, nó thể hiện ở sự kết hợp nhuần nhuyễn hài hòa những biện pháp nghệ thuật như là so sánh cường điệu hóa. Thủ pháp so sánh trong ngôn ngữ trùng điệp vừa có vai trò khái quát hóa hiện thực, vừa làm cho hình tượng nhân vật hiện lên cụ thể, sống động. Thủ pháp cường điệu trong ngôn ngữ trùng điệp có tác dụng xây dựng những con người lí tưởng, phi tường để người Tây Nguyên được sống trong “sự huyền ảo có thực”, “niềm tin có thật về một quá khứ hào hùng đã qua”.
Ba là, tỉ lệ giữa các chi tiết được trùng điệp không đều nhau. Chỉ chi tiết nào miêu tả đặc điểm tiêu biểu của Đam Săn mới được trùng điệp với tần số cao còn một số chi tiết khác chỉ được lặp lại vài ba lần để làm nền cho nhân vật xuất hiện. Đây cũng là một nét đặc sắc cao của tư duy Tây Nguyên.
Qua tất cả những nghệ thuật chúng ta tìm hiểu qua ấy chúng ta có thể thấy được rằng nhân vật trung tâm đó thuộc típ người anh hùng lí tưởng. Nghệ thuật trùng điệp có tác dụng khắc họa,tô đậm những phẩm chất tốt đẹp trong tính cách của con người sử thi.
Sự thay đổi điểm nhìn khi trùng điệp các chi tiết làm cho hình tượng Đam Săn hiện lên toàn diện hơn: từ phương diện khách quan cho đến phương diện chủ quan. Quả thực, “người tù trưởng của các tù trưởng ấy đã thu hút tâm lực mãnh liệt của trí tuệ dân gian: “Người ta phục Đam Săn có tài, đánh tù trưởng nào cũng thắng. Người ta thích đi theo Đam Săn lên nói chuyện với trời, đi chơi cùng rừng núi, đi bắt Nữ thần Mặt Trời để làm vợ lẽ”
Nói tóm lại thì nghệ thuật trùng điệp đã cho chúng ta thấy được hình tượng thẩm mỹ vẻ đẹp của những người của dân tộc Ê Đê của ngày xưa. Đó là một vẻ đẹp kiểu mẫu theo những anh hùng mang một tầm vóc lí tưởng. Chính những phẩm chất và tính cách đó đã thể hiện được cái hồn của người dân tộc nơi đây. Đó chính là sự chinh phục của thiên nhiên để vượt qua mọi khó khăn. Tất cả những phẩm chất đó đã được biểu hiện qua anh hùng Đăm Săn và những chiến thắng của anh. Chính nghệ thuật đó đã mang tới cho chúng ta một hình tượng nhân vật Đăm Săn tuyệt vời đến như vậy.
Phân tích nghệ thuật trùng điệp trong ngôn ngữ xây dựng hình tượng Đam Săn – Bài làm 2
Nếu như một bông hoa gồm có hai phần để làm nên một bông hoa thật sự đó là màu sắc và hương thơm. Nếu bài hát có hai phần chính cấu tạo nên đó là những nốt nhạc và lời nhạc thì hai yếu tố chính được nhắc đến trong tác phẩm văn học đó là nội dung và nghệ thuật. Để trở thành một tác phẩm hay thành công thì tác phẩm văn học ấy không chỉ mang cần có nội dung hay mà còn cần có những nghệ thuật đặc sắc nữa. điều đó phần nào chứng tỏ lên được sự quan trọng của nghệ thuật trong mỗi tác phẩm. Tùy vào những văn bản mà đặc sắc nghệ thuật khác nhau. Còn ở sử thi Đăm Săn chúng ta thấy được nghệ thuật trùng điệp trong ngôn ngữ xây dựng hình tượng Đăm Săn.
Sử thi Đăm Săn là một sử thi của tây nguyên, kể về người anh hùng Đăm Săn với những chiến công lẫy lừng của anh khi nhiều lần đánh thắng những tù trưởng khác cùng nhiều chiến công lẫy lừng khác nữa. sử thi này được xếp vào văn học dân gian của dân tộc ta. Bài sư thi ấy không chỉ mang đến cho ta hơi thở của những năm tháng tây nguyên xưa mà còn mang đến những nét nghệ thuật trùng điệp trong chính những ngôn ngữ của Đăm Săn hay chính là đồng bào Tây nguyên.
Các nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nghệ thuật trùng điệp trong ngôn ngữ xây dựng hình tượng Đam Săn với các biểu hiện cụ thể như điệp từ, điệp ngữ, điệp khúc…
Thứ nhất theo chi tiết được trùng điệp: mái tóc Đam Săn (3 lần), trang phục Đam Săn (6 lần), sự giàu có của Đam Săn (8 lần), danh tiếng Đam Săn (5 lần), sự hùng cường của Đam Săn (9 lần), Đam Săn đi bắt voi dữ (5 lần), Đam Săn đánh nhau với các tù trưởng khác (11 lần), Đam Săn khóc (6 lần), Đam Săn nghỉ sau mỗi chiến công (5 lần).
Thứ hai theo điểm nhìn khi trùng điệp: lời người kể chuyện nói về Đam Săn (26 lần).
Thứ ba, Theo hình thức trùng điệp: điệp từ (6 lần), điệp ngữ (47 lần), điệp khúc (9 lần).
Qua những nghệ thuật những chi tiết được nghiên cứu kia chúng ta thấy rõ những nét nghệ thuật xây dựng nhan vật Đăm Săn theo nghệ thuật ngôn ngữ trùng điệp là.
Một là nghệ thuật trùng điệp được sử dụng với tần số cao (62 lần), về hình thức, điệp từ, điệp ngữ, điệp khúc xuất hiện ở các câu, các đoạn, các chương riêng lẻ hay có khi liên tiếp trong từng đoạn, từng chương, về cách thức, các câu chữ khi được lặp lại hoàn toàn, lúc lại được diễn đạt theo nhiều kiểu khác nhau.
Hai là, nó thể hiện ở sự kết hợp hài hòa những biện pháp nghệ thuật như so sánh cường điệu hóa. Thủ pháp so sánh trong ngôn ngữ trùng điệp vừa có vai trò khái quát hóa hiện thực, vừa làm cho hình tượng nhân vật hiện lên cụ thể, sống động. Thủ pháp cường điệu trong ngôn ngữ trùng điệp có tác dụng xây dựng những con người lí tưởng, phi tường để người Tây Nguyên được sống trong “sự huyền ảo có thực”, “niềm tin có thật về một quá khứ hào hùng đã qua”.
Ba là, tỉ lệ giữa các chi tiết được trùng điệp không đều nhau. Chỉ chi tiết nào miêu tả đặc điểm tiêu biểu của Đam Săn mới được trùng điệp với tần số cao còn một số chi tiết khác chỉ được lặp lại vài ba lần để làm nền cho nhân vật xuất hiện. Đây cũng là một nét đặc sắc của tư duy Tây Nguyên.
Qua tất cả những nét nghệ thuật ấy ta có thể thấy rằng nhân vạt trung tâm thuộc típ người anh hùng lí tưởng. Nghệ thuật trùng điệp có tác dụng khắc họa, tô đậm thêm những phẩm chất anh hùng cũng như tích cách của những con người sử thi. Đồng thời, thủ pháp này cũng tạo nên những định ngữ nghệ thuật tiêu biểu khi xây dựng nhân vật trung tâm – “hình ảnh anh hùng mang tính chỉ định”. Sự thay đổi điểm nhìn khi trùng điệp các chi tiết làm cho hình tượng Đam Săn hiện lên toàn diện hơn: từ phương diện khách quan đến phương diện chủ quan. Quả thực, “người tù trưởng của các tù trưởng ấy đã thu hút tâm lực mãnh liệt của trí tuệ dân gian: “Người ta phục Đam Săn có tài, đánh tù trưởng nào cũng thắng. Người ta thích đi theo Đam Săn lên nói chuyện với trời, đi chơi cùng rừng núi, đi bắt Nữ thần Mặt Trời để làm vợ lẽ.
Nói tóm lại nghệ thuật trùng điệp đã cho chúng ta thấy được hình tượng thẩm mỹ vẻ đẹp của những người dân tộc Ê- đê xưa. Đó là một vẻ đẹp kiểu mẫu theo những anh hùng mang tầm vóc lí tưởng. Những phẩm chất và tích cách đều thể hiện cái hồn của người dân tộc nơi đây. Đó là chinh là sự chinh phục thiên nhiên và vượt lên mọi khó khăn bản chất anh hùng. Tất cả những phẩm chất ấy được biểu hiện hết qua anh hùng Đăm Săn và những chiến thắng và lí tưởng của anh. Không những thế chính những nghệ thuật ấy đã mang đến cho chúng ta một hình tượng Đăm Săn tuyệt vời đến như thế
Phân tích nghệ thuật trùng điệp trong ngôn ngữ xây dựng hình tượng Đam Săn – Bài làm 3
Chiến thắng MTao Mxây là đoạn trích hay để diễn tả được hình tượng nhân vật Đăm Săn, trong đó những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong đó nhằm nói lên những hình thức nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm, một trong những biện pháp tiêu biểu để nói lên thành tựu của sử thi này đó là biện pháp xây dựng nghệ thuật trùng điệp trong ngôn ngữ đối với nhân vật Đăm Săn.
Nghệ thuật xây dựng trùng điệp về ngôn ngữ, có tác động rất lớn đối với nhân vật, nó có một tác dụng làm tăng lên khả năng biểu cảm về ngôn ngữ, và khắc họa đậm nét hơn về chính nhân vật, giá trị của tác phẩm không chỉ dừng lại ở việc xây dựng hình tượng Đăm Săn đơn thuần chỉ là nói lên bản chất anh dũng và kiên cường, nó còn gợi ra rất nhiều những hình mẫu lý tưởng được nồng ghép trong các câu chuyện, nghệ thuật ở đây được diễn ra với hàng loạt những phép lặp lại. Theo như ngôn ngữ chuẩn xác của văn chương đó là phép điệp ngữ, và tác dụng của nó để làm tăng lên khả năng biểu hiện về ngôn ngữ, cũng như làm tăng lên vẻ đẹp hình tượng của nhân vật.
Như chúng ta đều được thấy, Đăm Săn là một vị anh hùng có tiếng của vùng, với những cuộc chiến đấu ác liệt thứ nhất là đối với M Tao M xay thứ hai là đối với chú voi, thứ 3 đó là niềm vui hạnh phúc khi nhân vật này dành được rất nhiều những chiến thắng hiển hách cho dân tộc của mình, có thể thấy rằng, trong những biện pháp đó, nó không chỉ làm tăng lên giá trị sống của chính mình, mà nó còn gợi lại nhiều cảm xúc được bao trùm lên toàn bộ bài thơ.
Với một dáng hình rất oai phong người anh hùng này, xuất hiện trước công chúng với những vẻ đẹp về hình tượng, về nghệ thuật xây dựng nghệ thuật tiêu biểu, của những phép trừu tượng và nâng cao hơn về khả năng biểu cảm của nó, có thể thấy rằng, biểu tượng được sử dụng ở đây nó có tác dụng vô cùng to lớn, và mang trong mỗi con người những cảm giác rất lạ về những hình tượng tiêu biểu mà mình đang được thể hiện, những giá trị đó đã và đang được tạo nên bởi những hình nét và đường khối vô cùng đậm đà và sắc nét, ngôn ngữ trong chính tác phẩm đã để lại cho người đọc một cái nhìn mới mẻ và có nhiều sự hứng thú, trong cách diễn đạt và biểu thị ngôn ngữ, những truyền thống đó đang dần được biểu hiện một cách có ý nghĩa và to lớn hơn.
Trong những cách biểu hiện trên nó không chỉ để cho mỗi chúng ta những hoài niệm về nỗi nhớ mong, và bao trùm lên đó là những cảm xúc và cách xây dựng nhân vật một cách độc đáo, hàng loạt những biện pháp lặp được sử dụng nhằm để tăng lên tính chất nổi bật của ngôn ngữ về việc xây dựng ngôn ngữ về nhân vật. Trong đó chúng ta có thể thấy rằng Đăm Săn hiện lên với những bộ trang phục có thể nói giống nhau, và nó được lặp lại với một tần xuất khá lớn, người Tây Nguyên bộ trang phục của nó đậm tính chat vùng miền, và có thể nói, nó khẳng định được những cảm xúc khó có thể diễn tả và đặc trưng nhất cho văn hóa đó, là những cảm xúc được nồng ghép và bao trùm lên toàn bộ bài thơ.
Giá trị của nó để lại cho tác phẩm đó là làm tăng lên vẻ đẹp truyền thống của dân tộc Tây Nguyên thông qua hình tượng nhân vật Đăm Săn. Và hình tượng Đăm săn còn được xuất hiện với những nét đẹp ở bên ngoài cơ thể, như nói về mái tóc của Đăm Săn, có thể thấy hình tượng này được miêu tả một cách vô cùng có ý nghĩa và nó tạo nên những cảm xúc và nỗi nhớ riêng nhất của mỗi con người, những hình mẫu lý tưởng trong cách cảm nhận và tạo nên tính chất của nhân vật qua ngôn ngữ và sự biểu hiện một cách khoa học, nó diễn ra với tần số lớn hơn.
Đăm Săn càng trở nên nổi tiếng sau trận đánh thắng MTao Mxây trở về lúc đó danh tiếng được loan ra khắp các vùng, đây cũng có thể nói là một chi tiết sinh động và tạo nên nhiều ấn tượng mạnh mẽ cho rất nhiều con người, có thể thấy rằng hình tượng đó đang dần ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người, nó đang trở thành một biểu tượng lý tưởng cho mỗi con người. Trong cách diễn đạt đó, Đăm Săn trở thành một hình mãu lý tưởng cho con người điều đó có ý nghĩa, lớn lao giúp cho mỗi chúng ta ngày càng được mở rộng và nâng cao hơn những vốn tri thức quan trong về trình nhân vật này.
Đăm Săn nổi bật lên với sự cường hào, và những lần chiến thắng đó lại là một biểu tượng để làm tăng lên sức mạnh của nhân vật Đăm Săn. Có thể thấy rằng những phép lặp lại về các cuộc chiến đấu, đối với các vị tù trưởng khác, với thú dữ, đã là một hình mẫu lý tưởng để có thể xây dựng nhân vật một cách đúng đắn và có thể mở rộng hơn, những hình mẫu đó được nâng cao, và dường như nó đang sống và hoàn thiện những bản chất của cuộc sống một cách đúng đắn và tạo dựng nên một nhân vật lý tưởng nhất, chúng ta đều có thể thấy được điều đó qua cách cảm nhận và biểu hiện về chính nhân vật, qua đó chúng ta có thể thấy được những phép hình dung về nghệ thuật xây dựng trùng điệp trong ngôn ngữ, có một tác dụng vô cùng to lớn đối với mỗi chúng ta, nó có tác dụng làm cho chúng ta khi đọc tác phẩm có thể nhìn thấy ngay ngụ ý của chính tác giả về nhân vật của mình.
Giá trị của tác phẩm được biểu hiện một cách có ý nghĩa và nổi bật nhất, nó làm tăng lên sức mạnh cũng như tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của rất nhiều con người, nó làm tăng lên những giá trị sống và cao hơn đó là biểu tượng về nhân vật sẽ nổi bật và giàu có về ý nghĩa hơn, những điều đó làm tăng lên mức độ biểu hiện trong chính tác phẩm.
Và ngôn ngữ kể chuyện chúng ta cũng có thể phát hiện thấy nó có sự lặp lại một cách đáng kể, câu chuyện chính là nói về nhân vật Đăm Săn chính vì vậy ngôn ngữ kể chuyện chủ yếu về nhân vật này, các biện pháp điệp từ, điệp ngũ được sử dụng trong tác phẩm cũng vô cùng mạnh mẽ, nó có tác động to lớn, giúp cho chúng ta rất nhiều trong cuộc sống này, nó cải tạo và nâng cao được khả năng sử dụng ngôn ngữ của chính tác phẩm.
Hình tượng nổi bật và cách xây dựng nghệ thuật trùng điệp trong ngôn ngữ đã được biểu hiện một cách rất chi tiết và đậm nét đối với con người, chúng ta có thể thấy, nghệ thuật xây dựng ở đây rất tiêu biểu và làm nổi bật lên hình tượng Đăm Săn.
Phân tích nghệ thuật trùng điệp trong ngôn ngữ xây dựng hình tượng Đam Săn – Bài làm 4
Văn học dân gian các dân tộc thiểu số ở nước ta từ lâu đã trở thành một bộ phận quan trọng trong di sản văn hóa tình thần của đại gia đình dân tộc Việt Nam. Nói đến vốn quý ấy, không thể không nhắc đến sử thi Tây Nguyên, đặc biệt là sử thi – khan Ê-đê, “một trong những phát hiện kì thú bậc nhất về văn học dân gian Việt Nam”. Trong số các tác phẩm hiện còn được lưu giữ, Bài ca chàng Đam Săn kết tinh giọt tâm hồn, hạt trí tuệ của con người nơi đây. Ở bài viết này, chúng tôi bước đầu tìm hiểu về Nghệ thuật trùng điệp trong ngôn ngữ xây dựng hình tượng Đam Săn.
Trước đây, một số học giả phương Tậy như L. Xabachiê, G. Côđôminas đã nhìn nhận tác phẩm khan này từ quan điểm dân tộc, xã hội học thuần túy nên chỉ coi hiện tượng trùng điệp ở đó là “những tình tiết, những lời lẽ giống nhau và những sự trùng lặp tẻ ngắt” mà không đánh giá nó như một nghệ thuật đặc thù của thi pháp sử thi.
Sau cách mạng tháng Tám, ở Việt Nam, Bài ca chàng Đam Săn ngày càng được nghiên cứu theo bề rộng và bề sâu liên ngành. Đã có không ít bài viết trên các báo, tạp chí, các chương mục trong giáo trình đại học, cao đẳng đến những chuyên luận công phu chỉ ra vẻ đẹp của ngôn ngữ sử thi – khan. Đáng chú ý nhất là nhận định của cố Giáo sư Võ Quang Nhơn trong Sử thi anh hùng Tây Nguyên: “Những điệp khúc đó được chắt lọc, cô đúc lại thành những khuôn mẫu tương đối bền vững”, “những khuôn mẫu đã định hình trong quá trình sáng tạo nghệ thuật sử thi”. Song nhìn chung, mọi ý kiến mới dừng lại ở mức đánh giá khái quát, có ý nghĩa định hướng, gọi mở cho bài viết này.
Dựa vào đặc trưng thể loại, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ sử thi Bài ca chàng Đam Săn với tư cách là một thành tố ngữ văn dân gian trong chỉnh thể nguyên hợp của văn hóa dân gian. Nghệ thuật trùng điệp trong ngôn ngữ xây dựng hình tượng Đam Săn với các biểu hiện cụ thể như điệp từ, điệp ngữ, điệp khúc…
Võ Quang Nhơn, Sử thi anh hùng Tây Nguyên, NXB Giáo dục, H., 1997, tr.92. được tìm hiểu qua lời kể sử thi về Đam Săn, lời các nhân vật khác nói về Đam Săn và lời của chính Đam Săn. Bài viết của chúng tôi chỉ bàn về đặc điểm, vai trò và giá trị thẩm mĩ của thủ pháp này.
Chúng tôi tiến hành tìm hiểu văn bản Bài cứ chàng Đam Săn (Đào Tử Chí dịch, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1997) và phân loại vấn đề theo một sô tiêu chí sau:
1. Theo chi tiết được trùng điệp: mái tóc Đam Săn (3 lần), trang phục Đam Săn (6 lần), sự giàu có của Đam Săn (8 lần), danh tiếng Đam Săn (5 lần), sự hùng cường của Đam Săn (9 lần), Đam Săn đi bắt voi dữ (5 lần), Đam Săn đánh nhau với các tù trưởng khác (11 lần), Đam Săn khóc (6 lần), Đam Săn nghỉ sau mỗi chiến công (5 lần).
2. Theo điểm nhìn khi trùng điệp: lời người kể chuyện nói về Đam Săn (26 lần).
3. Theo hình thức trùng điệp: điệp từ (6 lần), điệp ngữ (47 lần), điệp khúc (9 lần).
Căn cứ vào những số liệu trên, có thể đưa ra một số nhận xét chung về đặc điểm nghệ thuật trùng điệp ưong ngôn ngữ xây dựng hình tượng Đam Săn:
Thứ nhất, nghệ thuật trùng điệp được sử dụng với tần số cao (62 lần), về hình thức, điệp từ, điệp ngữ, điệp khúc xuất hiện ở các câu, các đoạn, các chương riêng lẻ hay có khi liên tiếp trong từng đoạn, từng chương, về cách thức, các câu chữ khi được lặp lại hoàn toàn, lúc lại được diễn đạt theo nhiều kiểu khác nhau.
Thứ hai, nghệ thuật trùng điệp sử dụng kết hợp hài hòa với nghệ thuật so sánh, nghệ thuật cường điệu… Thủ pháp so sánh trong ngôn ngữ trùng điệp vừa có vai trò khái quát hóa hiện thực, vừa làm cho hình tượng nhân vật hiện lên cụ thể, sống động. Thủ pháp cường điệu trong ngôn ngữ trùng điệp có tác dụng xây dựng những con người lí tưởng, phi tường để người Tây Nguyên được sống trong “sự huyền ảo có thực”, “niềm tin có thật về một quá khứ hào hùng đã qua”.
Thứ ba, tỉ lệ giữa các chi tiết được trùng điệp không đều nhau. Chỉ chi tiết nào miêu tả đặc điểm tiêu biểu của Đam Săn mới được trùng điệp với tần số cao còn một số chi tiết khác chỉ được lặp lại vài ba lần để làm nền cho nhân vật xuất hiện. Đây cũng là một nét đặc sắc của tư duy Tây Nguyên.
Sử thi chỉ xuất hiện ở “thế kỉ của những anh hùng”. Vì vậy, nhân vật trung tâm của thể loại này là mẫu người anh hùng lí tưởng của thời đại. Ở Bài ca chàng Đam Săn hình tượng người tù trưởng Đam Săn là kết tinh vẻ đẹp của bộ tộc Ê-đê trong buổi bình minh lịch sử cộng đồng. Nghệ thuật trùng điệp có vai trò quan trọng trong việc khắc họa sâu đậm, nổi bật, sống động từng đặc điểm, phẩm chất của chặng: từ ngoại hình đến sức mạnh, lí tưởng… Đồng thời, thủ pháp này cũng tạo nên những định ngữ nghệ thuật tiêu biểu khi xây dựng nhân vật trung tâm – “hình ảnh anh hùng mang tính chỉ định”. Sự thay đổi điểm nhìn khi trùng điệp các chi tiết làm cho hình tượng Đam Săn hiện lên toàn diện hơn: từ phương diện khách quan đến phương diện chủ quan. Quả thực, “người tù trưởng của các tù trưởng ấy đã thu hút tâm lực mãnh liệt của trí tuệ dân gian: “Người ta phục Đam Săn có tài, đánh tù trưởng nào cũng thắng. Người ta thích đi theo Đam Săn lên nói chuyện với trời, đi chơi cùng rừng núi, đi bắt Nữ thần Mặt Trời để làm vợ lẽ.
Người ta ước mơ sống một cuộc đời thật giàu sang Đó là điểm chính làm người ta thích nghe chuyện Đam Săn, nghe mãi không thôi, nghe kể liền ba bốn lần không chán (Y Wang Mio Dun Du – Lời giới thiệu Bài ca chàng Đam Săn).
Khi nổi Bài ca chàng Đam Săn tiêu biểu cho những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật sử thi thì thủ pháp trùng điệp được coi là một trong những yếu tố thi pháp thể loại đặc thù. Hệ thông điệp từ, điệp ngữ, điệp khúc không chỉ tạo nên dung lượng đồ sộ, kết cấu chương khúc cho tác phẩm mà còn thể hiện đậm nét tính trang trọng ở giọng điệu ngợi ca và sự trầm hùng của âm hưởng sử thi. Cách dỉễn đạt độc đáo ấy còn mang lại hiệu quả thẩm mĩ diệu kì về tính nhạc, chất thơ cho mỗi câu chữ, lời kể. Nó là sợi dây nôi kết các vế trong cùng một câu, các câu trong cùng đoạn, xóa nhòa khoảng cách giữa các điệp khúc ở mỗi chương. Tính trì hoãn sử thi cũng được tạo nên từ việc lặp đi lặp lại không hề vội vàng, không hề “cắt đúp” những chi tiết, thậm chí cả những khúc đoạn sự kiện. Vì thế, Bài ca chàng Đam Săn được Bùi Văn Nguyên đánh giá là tiêu biểu cho “một kiểu anh hùng ca Việt Nam”(2).
Lịch sử văn học mỗi dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn dân tộc ấy. Nói đến Hi Lạp, người ta không thể nhắc đến hai bộ sử thi vĩ đại nhất ođixê và tìm hiểu Ấn Độ cổ cũng phải bắt đầu từ Mahabharata và Ramayana. Cũng vậy, đến với Bài ca chăng Đam Săn, ta sẽ bắt gặp một vẻ đẹp mang màu sắc Ê-đê (Tây Nguyên) bởi lẽ anh hùng ca đích thực là sáng tác của mỗi dân tộc ở thời đại mà toàn thể cộng đồng “cảm nghĩ như một con người”.
Qua các chi tiết trùng điệp trong tác phẩm, người đọc dần hé mở cánh cửa bước vào thế giới tâm hồn, tư duy thẩm mĩ Tây Nguyên ở cách cảm, cách nghĩ của con người nơi đây. Với họ, “miêu tả phải trùng điệp, phải lật đi lật lại một đối tượng miêu tả thì mới hay. Vì nó cho người nghe như được xem lại đủ mọi chiều, mọi thế của vật được miêu tả. Từ đó, nó thể hiện cảm hứng ngợi ca đậm chất Tây Nguyên,bằng cảm quan hiện thực hồn nhiên, ngây thơ, tươi sáng trên cơ sở quan hệ bình đẳng, dân chủ giữa những con người trong cùng một bộ tộc. Hơn nữa, cách thức điệp từ, điệp ngữ, điệp khúc linh hoạt, thú vị trong ngôn ngữ xây dựng hình tượng Đam Săn là kết tinh năng lực sáng tạo diệu kì của nghệ sĩ dân gian Tây Nguyên. Đó là vẻ đẹp của trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn và tài năng sử dụng ngôn từ độc đáo, hấp dẫn. Tất cả tạo nên giá trị “không thể nào bắt chước được” của các sử thi – khan Ê-đê nói chung và Bài ca chàng Đam Săn nói riêng.
Để hiểu sâu hơn thủ pháp trùng điệp trong ngôn ngữ xây dựng hình tượng Đam Săn ở phẩm này, chúng tôi tiến hành khảo sát và so sánh các chi tiết được lặp lại trong hai sử thi: Đam Săn và Xinh Nhã.
Chi tiết được trùng điệp Sô lần ở Đam Săn Số lần ở Xinh Nhã
1. Người anh hùng múa khiên 2 5
2. Người anh hùng hạ gục voi dữ 2 5
3. Người anh hùng khóc 2 6
4. Người anh hùng nghĩ lấy sức 5 2
Trên cơ sở đó, chúng tôi muốn khám phá một số đặc điểm tiêu biểu của sử thi khan như kết cấu “đốt” theo quan hệ chiều ngang và công thức thời gian chu kì sự kiện. Thứ nhất, các chi tiết trùng điệp với tần số cao đã tạo nên “đốt – sự kiện” trong kết cấu của sử thi – khan. Thứ hai, các điệp từ, điệp ngữ, điệp khúc về thời gian khi xây dựng hình tượng Đam Săn đã trở thành công thức miêu tả đậm chất Tây Nguyên. Đó là chu kì thời vụ văn minh nông nghiệp cổ sơ. Vì vậy, đối với người Ê-đê, sự lặp lại ấy chính là nhịp điệu tuần hoàn của cuộc sống.
Anh hùng ca không hoàn toàn là lịch sử nhưng là lịch sử được “nghệ thuật hóa” “sử thi hóa”. Nó không phải là quá khứ đã định hình, đóng khung một cách khô cứng mà luôn mở ra cánh cửa của một thế giới “gần cuộc sống thật nhưng phong phú hơn, phóng khoáng hơn, cao xa hơn” (Y Wang Dlo Dun Du). Cho nên, các sử thi – khan Tây Nguyên vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với con người thời đại hôm nay: “từ mặt trời lặn cho đến lúc mặt trời lên vẫn thấy người nghe ngồi nguyên một chỗ chăm chú yên lặng”.
Bài viết của chúng tôi mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu thủ pháp trùng điệp về đặc điểm, vai trò, giá trị thẩm mĩ của nó trọng ngôn ngữ xây dựng hình tượng Đam Săn. Hi vọng rằng vẻ đẹp của áng sử thi này sẽ còn tiếp tục được khám phá trong nhiều bài viết nữa.