Giải thích lời khuyên của Lênin: Học học nữa học mãi – Văn hay lớp 7
Giải thích lời khuyên của Lênin: Học học nữa học mãi – Bài làm 1 Nhà bác học Đác-uyn từng nói "Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Đúng vậy, việc học đâu chỉ chú trọng ở mỗi những kiến thức có trong sách vở. Việc học cũng đâu phải chỉ là trách nhiệm của tuổi trẻ mà thôi. ...
Giải thích lời khuyên của Lênin: Học học nữa học mãi – Bài làm 1
Nhà bác học Đác-uyn từng nói "Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Đúng vậy, việc học đâu chỉ chú trọng ở mỗi những kiến thức có trong sách vở. Việc học cũng đâu phải chỉ là trách nhiệm của tuổi trẻ mà thôi. Sự học cần phải được xem như là việc của cả đời người. Vì thế mà câu nói cùa Lênin dưới đây thật là ý nghĩa:
"Học, học nữa; học mãi"
Vậy học là gì? Học là quá trình khám phá và tiếp thu những tinh hoa kiến thức của nhân loại. Học theo đó mà hướng đến việc mở rộng khả năng hiểu biết, hướng đến việc rèn luyện kỹ năng. Và từ đó mà tạo dựng nền móng vững chắc cho nghề nghiệp của mình. Học không chỉ ở trường, mà chúng ta còn học ở gia đình, ở ngoài xã hội. Học không chỉ cứ nhằm đến những kiến thức khoa học lớn lao mà việc học có khi chỉ đơn giản là việc học ăn, học nói, học cách cư xử, đối đãi, giao tiếp hàng ngày. Như vậy học là một quá trình luyện rèn toàn diện và diễn ra ở khắp mọi nơi. Nó hướng đến mục tiêu giúp cho bản thân mỗi chúng ta trở thành những con người hoàn thiện, có đức, có tài và có ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựng tương lai.
Vậy thế nào là học nữa và học mãi. Học nữa là học để nâng cao trình độ, để mở mang vốn tri thức cho bản thân mình. Tri thức của con người là vô cùng vô tận mà tri thức nào cũng đẹp, cũng hay, cũng cần thiết và hữu ích. Thế nên chúng ta phải rèn tập thói quen không ngừng học. Học tập là sự nghiệp lớn suốt cuộc đời. Vì thế mà Lênin mới gọi đó là học mãi.
Cuộc sống không ngừng trôi chảy và có bao nhiêu việc phải làm. Thế nhưng tại sao lúc nào chúng ta cũng phải học, học nữa và học mãi. Bởi vì trước hết, kho tàng tri thức của nhân loại là mênh mông, chúng ta có dành hết cuộc đời cũng không sao tìm tòi hết được. Nhưng nếu chúng ta không học, chúng ta sẽ không co tri thức để đảm bảo cho cuộc sống. Hơn thế nữa, tri thức của chúng ta lại luôn lạc hậu so với sự phát triển nói chung. Thế nên để có thể tồn tại trong cuộc sống này một cách vững vàng và hữu ích, chúng ta phải luôn luôn có ý thức bổ sung và tinh lọc ngay chính kho tàng tri thức của bản thân mình.
Xã hội của chúng ta ngày càng phát triển. Trình độ khoa học kỹ thuật cũng ngày một tiến lên. Vì thế nếu chúng ta không xác định được rõ mục đích và động cơ học tập, chúng ta sẽ bị tụt hậu trước sự phát triển quá nhanh. Khi ấy chúng ta sẽ trở thành những người vô dụng. Cuộc sống của chúng ta sẽ nhàm chán và vất vả biết nhường nào.
Câu nói của Lênin thật là ý nghĩa và đặc biệt nó rất phù hợp với truyền thống hiếu học của dân tộc chúng ta. Truyền thống ấy đã trở thành ngọn lửa thắp sáng niềm tin, mơ ước và khát khao cho không biết bao nhiêu thế hệ. Vì thế để xứng đáng với quá khứ của cha ông, thế hệ trẻ chúng ta ngay tự hôm nay cũng phải ra sức học hành, phải coi việc học hành là mục tiêu, là đích đến và là tương lai bền vững lâu dài.
Lời khuyên của Lênin bao năm qua vẫn còn nguyên giá trị. Nó giục giã khích lệ chúng ta hãy tự tìm lấy cái thích thú, say mê trong học tập, hãy sáng tạo hơn nữa để việc học tốt hơn, chỉ có học tập và học tập suốt đời chúng ta mới có đủ nghị lực và niềm tin để vững vàng trong cuộc sống.
Giải thích lời khuyên của Lênin: Học học nữa học mãi – Bài làm 2
Nhân dân ta hầu như ai cũng biết đến câu nói sâu sắc của nhà bác học thiên tài Lê Nin: 'học, học nữa, học mãi'.
Câu nói này quả nhiên là một lời khuyên răn đối với chúng ta về vấn đề học tập kinh nghiệm, rằng học mãi để hiểu cao biết rộng vì kiến thức như là một đại dương bao la vô tận không bao giờ học hết được.
Câu nói:' học, học nữa, học mãi' quả là không sai. 'Học' có nghĩa là học hỏi, tìm tòi, sự tiếp thu bài, kiến thức của con người dưới sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy co, người dạy học. Khi học, chúng ta phải tìm hiểu thêm về nó để biết sâu hơn và có thể mở rộng những kiến thức mà chúng ta đã học được như lời Lê Nin đã nói, 'Học, học nữa, học mãi'. Câu nói đó có ý nghĩa rằng chúng ta phải học hỏi, tìm tòi không ngừng ề những kiến thức chúng ta học được ở những người xung quanh mình.
Qua đó, ta thấy câu nói đó là một chân lí sâu sắc, đúng đắn từ trước đến nay, con người kể cả những nhà toán học, văn học, sử học, thiên văn,… cũng phải học hỏi, tìm hiểu chuyên sâu vào ấn đề thì mứi trở nên thành tài, thành các nhà bác học như vậy.
Nhưng không phải trở thành nhà bác học là đã học được hết các kiến thức vì kiến thức là cả một đại dương, hoặc có thể nói rằng, kiến thức là một kho báo bí hiểm mà chúng ta cần phải khám phá. Chỉ cần một ngày trôi qua thôi, có thể sẽ có một phát minh, hoặc một kiến thức mà ai đó khám phá được ra đời. Vì thế, chúng ta phải nỗ lực học tập không ngừng để khám phá ra kho báu bí hiểm kia.
Đất nước ta có rất nhiều nhà bác học nổi tiếng như: Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh,… hay nhà toán học ngày nay như Ngô Bảo Châu. Hay các nhà toán học, bác học nước ngoài như là toán học Pitago, O clit, Newton,… Học đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi suốt đời và đã cống hiến, phát iện ra nhiều khiến thức quý báu cho nhân loại, con người. Ngoài ra, em thấy câu nói của Lê Nin còn là một lời giáo dục, dạy bảo có giá trị dành cho con người, giáo dục lí tưởng, chân lí sống cao quý.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng có câu: 'Học hỏi là một việc phải liên tục suốt đời' hoặc câu nói nổi tiếng của Kalinin: 'đường đời là chiếc thang không nấc chốt, việc học là quyển sách không trang cuối cùng'. Qua đó, ta thấy những câu nói của các danh nhân về iệc học, tìm hiểu không ngừng đã phần nào bổ sung thêm tính đúng đắn cho câu nói của Lê Nin.
Nhưng chúng ta có thể cũng cảm thấy buồn vì xã hội ngày nay có rất nhiều học sinh trong độ tuổi đi học rất lười biếng, không chăm chỉ tìm tòi, ngoài ra còn một số người đã đạt được danh hiệu, bằng cấp nên tự kiêu, tự mãn, cho là mình giỏi nên không tiếp tục tìm hiểu, học nữa.
Còn có một số học sinh kiến thức hạn hẹp, có giới hạn, ham chơi nên đã khiến cho những người đó bị phê bình, phê phán. Do đó, tiếp tục học là việc cần phải làm. Nhưng trước đó, ta phải xác định mục tiêu cần đến để có thể nỗ lực học hơn. Chớ nên bỏ dở, thấy mình kém thì bỏ, tự ti.
Em có một lời khuyên cho những bạn đó bằn một câu nói mà em cảm thấy rất tâm đắc: ' Khi bạn muốn kết thúc thì hãy nghĩ đến lí do bạn bắt đầu'.
Chúng ta phải xác định xem chúng ta học để làm gì thì mới có thể học được, có thể chúng ta học để phục vụ đất nước,… Bên cạnh đó, ta cần phải có thái độ học nghiêm túc, học ở trường, học ngoài xã hội.
Khi đã đáp ứng đủ các yếu tố đó, chúng ta có thể sẽ mang lại lợi ích cho xã hội, làm cho xã hội thêm văn minh hơn, phát triển kinh tế,… để có thể sẵn sàng đấu tranh với mọi thử thách.
Qua đó, ta thấy câu nói của Lê Nin rất đúng đắn, theo em nghĩ, chính Lê Nin cũng muốn các nước đều phát triển. Em cũng sẽ cố gắng thực hiện theo lời của Lê Nin.
Giải thích lời khuyên của Lênin: Học học nữa học mãi – Bài làm 3
Nếu Bác Hồ của chúng ta là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam thì Lê- nin cũng là vị lãnh tụ vĩ đại của nước Nga Xô Viết xưa, Liên Bang Nga nay. Có một điểm trùng hợp giữa Lê- nin và Bác Hồ đó chính là sự kiệt xuất trong tài năng, vĩ đại trong tư tưởng. Không chỉ là những vị lãnh tụ mà cả hai người đều là những nhà giáo dục học. Bởi, sự coi trọng của cả Bác và Lê- nin đối với nền giáo dục của quốc gia, đất nước mình. Một trong những câu nói nổi tiếng khắp thế giới của Lê- nin đó là “Học, học nữa, học mãi”.
Câu nói “Học, học nữa, học mãi” của Lê- nin nhằm đề cao vai trò của việc học. Câu nói tuy ngắn gọn, tưởng chừng như bị lặp lại nghĩa nhưng lại vô cùng ý nghĩa, nó thể hiện được tư tưởng, tầm nhìn lớn của một vị lãnh tụ tài ba. “Học” là hoạt động tiếp nhận tri thức của học sinh nhằm hoàn thiện hệ thống nhân cách cũng như hệ thống tri thức, cơ sở để trở thành những con người có ích cho đất nước, cho dân tộc bằng những cống hiến, những tài năng đích thực của mình. Tuy nhiên, đó chỉ là hiểu theo nghĩa hẹp của hoạt động học, xét trong phạm vi của nhà trường. Tuy nhiên, câu nói của Lê- nin hoàn toàn không có chủ ngữ, không hề đề cập đến bất cứ đối tượng cụ thể nào. Cũng vì vậy mà phạm vi đối tượng của câu nói được mở ra vô tận.
Theo câu nói của Lê- nin, hoạt động học không chỉ là hoạt động của những người học sinh, những cô cậu học trò ngồi trên ghế nhà trường, mà bao gồm tất cả các đối tượng trong một dân tộc, đất nước, không hề phân biệt tuổi tác, già trẻ, gái trai. Nghĩa là ở bất kể độ tuổi nào, hoạt động học vẫn là cần thiết, những tri thức mới tiếp nhận được không bao giờ là thừa. Trong thế giới rộng lớn, bao la này, nguồn tri thức là vô tận mà dù có dùng cả cuộc đời để học hỏi, tìm tòi thì chưa chắc con người đã có thể tiếp nhận được hết. Bởi tri thức là vô hạn mà sự nhận thức của con người lại có hạn. Vì vậy, để thích nghi với cuộc sống, có thể chinh phục được nó thì con người cần không ngừng học hỏi.
Tuy nhiên, ở đây ta chỉ xem xét câu nói này trong phạm vi của các thế hệ học sinh. Trong mối quan hệ với đối tượng học sinh, ta có thể thấy câu nói của Lê- nin là sự đề cao vai trờ của việc học, song cũng là lời động viên, cổ vũ của một vị lãnh tụ tận tình, trách nhiệm với thế hệ tương lai của đất nước mình. Học sinh là thế hệ mới của đất nước, họ sẽ là những mần non tương lai, là những người kế thừa trọng trách đưa đất nước đi lên. Mà để làm được nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng ấy thì trước hết, các em cần là những người có tri thức, có văn hóa. Và để có thể tích lũy tri thức thì hoạt động tất yếu không thể bỏ qua, đó chính là hoạt động học.
Có lẽ, sự gặp gỡ tư tưởng ở hai vị lãnh tụ vĩ đại Lê-nin và Hồ Chí Minh là khá tương đồng. Cũng như Lê- nin, Bác Hồ của chúng ta cũng rất coi trọng việc học, coi trọng việc đào tạo những mầm non tương lai của đất nước. Trong một bức thư gửi cho toàn thể các em học sinh nhân ngày khai trường, Bác có viêt: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không? Dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, đó là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Trở lại với câu nói của Lê- nin, tác giả không chỉ nhắc đến một lần chữu học mà nhắc lại tới ba lần nhằm mục đích nhấn mạnh hoạt động học không phải học xong là có thể yên tâm dừng lại. Học là một quá trình lâu dài, bền bỉ và có thể kéo dài đến suốt cuộc đời của con người. Bởi con người luôn phải học tập, khám phá những điều mới mẻ. Đối với thế hệ học sinh, hoạt động này càng quan trọng. Các em nên không ngừng học hỏi để có thể cống hiến, phục vụ cho sự phát triển của đất nước trong tương lai. Với sự tích lũy tri thức cùng với sự nhanh nhạy,linh hoạt của các em. Tương lai của đất nước, vận mệnh của đất nước sẽ nằm trong tay của các em.
Như vậy, câu nói “Học, học nữa, học mãi” của Lê- nin có ý nghĩa vô cùng to lớn, là một lời khuyên chân thành, hữu ích cho thế hệ tương lai của đất nước. Câu nói này có ý nghĩa toàn cầu, với tất cả các quốc gia chứ không chỉ riêng bất cứ quốc gia nào. Đất nước muốn phát triển thì cần coi trọng công tác giáo dục, muốn quốc gia sánh bước cùng năm châu bốn bể thì học là hoạt động không thể xem thường, phải học, học nữa, học mãi.