28/05/2017, 19:36

Phân tích một đoạn thơ mà theo anh chị cho là “đậm đà màu sắc dân tộc” trong bài thơ Việt Bắc

Đề bài: Phân tích một đoạn thơ mà theo anh chị cho là  “đậm đà màu sắc dân tộc” trong bài thơ Việt Bắc. Bài làm. Thơ Tố Hữu dễ đến mọi tấm lòng không chỉ vì nội dung mà còn nhờ giọng tâm tình ngọt ngào tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc. Điều này được thể hiện rõ nét qua đoạn thơ: ...

Đề bài: Phân tích một đoạn thơ mà theo anh chị cho là  “đậm đà màu sắc dân tộc” trong bài thơ Việt Bắc. Bài làm. Thơ Tố Hữu dễ đến mọi tấm lòng không chỉ vì nội dung mà còn nhờ giọng tâm tình ngọt ngào tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc. Điều này được thể hiện rõ nét qua đoạn thơ: “Ta về, mình có nhớ ta … Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.” Khi nói đến tính dân tộc trong một tác phẩm thì người ta cần xem xét dưới hai phương diện là nội dung và nghệ ...

Đề bài: Phân tích một đoạn thơ mà theo anh chị cho là  “đậm đà màu sắc dân tộc” trong bài thơ Việt Bắc.

Bài làm.

Thơ Tố Hữu dễ đến mọi tấm lòng không chỉ vì nội dung mà còn nhờ giọng tâm tình ngọt ngào tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc. Điều này được thể hiện rõ nét qua đoạn thơ:

“Ta về, mình có nhớ ta

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”

Khi nói đến tính dân tộc trong một tác phẩm thì người ta cần xem xét dưới hai phương diện là nội dung và nghệ thuật. Và điều này chúng ta có thể thấy rõ nét trong thơ Tố Hữu, vì ông sự nghiệp văn chương của ông gắn liền với các dấu ấn của lịch sử dân tộc, thơ ca của ông là kết tinh giá trị nhân văn, sức mạnh tinh thần dân tộc.

Bài thơ Việt Bắc, được ra đời ra đời vào tháng 10 năm 1954 khi mà cuộc chiến 3000 ngày của dân tộc kết thúc thắng lợi, Hồ Chủ Tịch đưa đoàn quân thắng trận trở về thủ đô. Trong bối cảnh lịch sử ấy Tố Hữu đã làm nên bài thơ Việt Bắc. Niềm vui chung của cả dân tộc đã trở thành nguồn cảm hứng cho tác giả, và ông đã dùng thơ để nói lên vui buồn của lịch sử dân tộc.

soan-bai-viet-bac-to-huu

Việt Bắc – Tố Hữu

Trong đoạn thơ nói riêng và cả bài thơ Việt Bắc nói chung tác giả đã sử dụng thể thơ dân tộc là thể thơ lục bát. Tố Hữu đã sử dụng rất nhuần nhuyễn thể thơ này và có nhiều sự biết, sáng tạo cho phù hợp với nội dung và tình ý trong câu thơ. Câu thơ nói lên sự tha thiết sau lắng, nhưng cũng nhẹ nhàng thơ mộng.

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người ”

Kết hợp với cấu trúc đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao dân cả là kết câu mang đậm tính dân tộc, và nhờ hình thức kết cấu này mà bài thơ đã đi hết 150 câu lục bát mà không bị nhàm chán.

Tính dân tộc còn ở trong việc sử dụng hình ảnh dân tộc một cách tự nhiên và sáng tạo trong bài thơ :

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”

Với Tố Hữu cảnh rừng Việt Bắc khi mùa đông đến là màu xanh bạt ngàn điểm tô, thắp sáng bởi “hoa chuối đỏ tươi”. Thơ nên họa đã làm hiện lên vẻ đẹp hoang sơ và tráng lệ của những cánh rừng Việt Bắc. Khi mùa xuân đến “mơ nở trắng rừng” một vẻ đẹp trong sáng, thanh khiết, tinh khôi gợi cảm giác thơ mộng và bâng khuâng – một sức sống bừng dậy “trắng rừng” làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên chiến khu. và mùa hè “ve kêu rừng phách đổ vàng” Chỉ có ở Việt Bắc mới có rừng phách vàng rực trong mùa hè. Sự chuyển đổi của thời gian, sự chuyển đổi từ vần từ xuân sang hè  được thể hiện ở qua âm thanh của tiếng ve. Tử “đổ” là một cách diễn tả thật tài tình. Tiếng ve kêu như trút xuống, đổ xuống thúc giục mùa hè trôi nhanh, làm rừng phách thêm vàng.

Mùa thu ở chiến khu quên sao được”rừng thu trăng rọi hòa bình”. Rừng cây, núi đá, khe suối, “bản khói cùng sương” càng đáng yêu hơn dưới vầng trăng xanh hòa bình dịu mát. Ta bồi hồi nhớ lại câu thơ trăng của Bác viết những năm đầu kháng chiến ” trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.

Bức tranh thiên nhiên trong thơ Tố Hữu thật tươi sáng, gợi cảm, thơ mộng và đầy màu sắc thẩm mỹ. Mỗi câu thơ là một phiên cảnh với mảng màu và nét vẽ tài hoa. Màu xanh của rừng già, màu đỏ tươi của hoa chuối, màu trắng của hoa mơ mùa xuân, màu xanh của rừng già mà vàng rực của rừng phách mùa hạ, màu xanh hòa bình của mùa thu. Nghệ thuật phối sắc tài tình của Tố Hữu trong miêu tả đã làm hiện lên bức tranh thiên nhiều tươi đẹp của núi rừng Việt Bắc.

Thiên nhiên Việt Bắc còn đẹp hơn khi có sự hòa hợp và gắn bó với con người đang sống và hoạt động. Vì vậy, thiên nhiên Việt Bắc không hoang vu buồn tẻ mà nó tràn đầy sức sống- sức sống mãnh liệt của một đất nước đang kháng chiến. Con người nói tới trong đoạn thơ này rất đẹp và hữu tình. Trước hết trong khung cảnh lao động, trong sự hòa hợp, chan hòa với thiên nhiên. Hình ảnh người lên núi với lưỡi dao lấp lánh ánh nắng cạnh sườn, bàn tay “chuốt từng sợi nan” của người đan nón và “cô em gái hái măng một mình” giữa khúc nhạc ve rân ran và sức vàng rừng phách, cả “tiếng hát ân tình thủy chung” nữa cũng làm cho rừng thu êm dịu và ánh trăng hòa bình tỏa lung linh.

Không hiểu Việt Bắc sâu sắc, không yêu Việt Bắc nồng nàn và nhớ Việt Bắc tha thiết thì không thể nào dựng nên một bức tranh quê hương cách mạng đẹp tuyệt diệu và ấm tình người đến thế. Bức tranh thơ này bắt nguồn từ chính sự gắn bó thủy chung, từ lòng nhớ thương sâu nặng của nhà thơ đối với cảnh và người Việt Bắc.

Tính dân tộc còn được thể hiện rõ nét qua cặp đại từ nhân xưng “mình – ta” quấn quýt với nhau và đại từ phiếm chỉ “ai” :

“ Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” đây chính là sự sáng tạo độc đáo và cũng là thành công trong ngôn ngữ thơ của Tố Hữu. Tiếng hát ân tình ấy vấn vương trong người đi và kẻ ở, vấn vương trong tâm hồn người đọc.

Tính nhạc trong thơ Tố Hữu đến từ thể thơ và giọng thơ tâm tình ngọt ngào của những người yêu nhau giãi bày tâm sự  đã mang đến sự nhịp nhàng, thiết tha, ngọt ngào và sâu lắng. Tuy nhiên, chúng cũng đã được biến hóa, sáng tạo, mà không hề đơn điệu lúc hừng hực khí thế, khi đằm thắm thiết tha.

Ngòi bút nghệ thuật mang tính kế thừa và sáng tạo độc đáo từ âm điệu trừ tình ca dao đển tả cảnh ngụ tình đặc sắc đã giúp cho cảnh vật, con người Việt Bắc mang một sức sống mới. Giọng thơ tâm tình ngọt ngào  và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc đã góp phần quan trọng vào thành công của bài thơ Việt Bắc. Đưa tác phẩm nhanh chóng đến với bạn đọc và sống lâu bền trong lòng nhân dân Việt.

TỪ KHOA TÌM KIẾM

Phân tích một đoạn thơ mà theo anh chị cho là  “đậm đà màu sắc dân tộc” trong bài thơ Việt Bắc.

Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc

Phân tích tính dân tộc trong thơ ca Việt Bắc

Màu sắc dân tộc trong thơ Tố Hữu

0