28/05/2017, 19:36

Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Đề bài: Anh/chị hãy giới thiệu những khái quát về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Đi cùng dòng thời gian với văn học Việt Nam đã không biết có bao nhiêu tên tuổi nhà văn, nhà thơ nổi danh đóng góp cống hiến tài lực giúp cho nền văn học nước nhà có những viên ngọc sáng như ngày hôm nay. ...

Đề bài: Anh/chị hãy giới thiệu những khái quát về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Đi cùng dòng thời gian với văn học Việt Nam đã không biết có bao nhiêu tên tuổi nhà văn, nhà thơ nổi danh đóng góp cống hiến tài lực giúp cho nền văn học nước nhà có những viên ngọc sáng như ngày hôm nay. Những tên tuổi kỳ cựu là lực lượng có thể xem như là đã đặt những viên gạch vững chắc để xây nên một bức tường thành văn chương đồ sộ cho đất nước không thể không nhắc đến Nam ...

Đề bài: Anh/chị hãy giới thiệu những khái quát về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

Đi cùng dòng thời gian với văn học Việt Nam đã không biết có bao nhiêu tên tuổi nhà văn, nhà thơ nổi danh đóng góp cống hiến tài lực giúp cho nền văn học nước nhà có những viên ngọc sáng như ngày hôm nay. Những tên tuổi kỳ cựu là lực lượng có thể xem như là đã đặt những viên gạch vững chắc để xây nên một bức tường thành văn chương đồ sộ cho đất nước không thể không nhắc đến Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, Nguyễn Khải, Thạch Lam…

Một trong số những gương mặt tiêu biểu Tô Hoài – nhà văn xuất sắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Nguyễn Sen là tên khai sinh của ông, là người con của mảnh đất Hà Thành văn hiến nhưng ông lại được sinh ra và có tuổi thơ gắn với làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông chính là quê ngoại của Tô Hoài. Một con người rất có ý chí từ khi còn trẻ nhà văn đã phải vật lột kiếm sống làm đủ mọi nghề từ gia sư dạy trẻ, anh bán hàng đến việc làm kế toán cho một hiệu buôn nhỏ. Con đường không có gì là bằng phẳng thậm chí ông còn phải đối mặt với nhiều chông gai khó khăn, nhiều khi thất nghiệp tưởng rằng không còn cách nào tự nuôi nổi bản thân. Hồi đó văn chương được coi là thứ gì đó rất mơ hồ chỉ là thứ giải khuây, nó không phải một nghề để có thể kiếm sống để nuôi cả gia đình. Ấy vậy mà Tô Hoài bước vào con đường văn học bằng chính tài năng của mình khi ông tự mình  sáng tác một số những bài thơ rất lãng mạn hay những cuốn truyện vừa, được viết theo kiểu vô hiệp, nhưng rồi ông nhanh chóng chuyển sang  văn xuôi hiện thực và được chú ý ngay từ những sáng tác đầu tay, trong đó có Dế Mèn phiêu lưu kí.

Năm 1943, ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc. Trong kháng chiến cống thực dân Pháp ông làm báo và hoạt động nghệ thuật rất sôi nổi ở Việt Bắc. Và có thể nói Tô Hoài một người rất có duyên gắn bó máu thịt với quê hương Tây Bắc và đồng bào các dân tộc nơi đây. Ông là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học hiện đại Việt Nam. Ông cho rằng: “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. Một người tài năng và có trái tim nóng bỏng với sự hiểu biết phong phú, sâu rộng đặc biệt là về những văn hóa tập quán của nhiều vùng miền trên đất nước ta. Ông yêu những gì giản dị, yêu những gì thuộc về nét đẹp dân tộc và yêu nồng hậu những con người của dân tộc ấy. Tô Hoài có biệt tài luôn thu hút người đọc bởi chính những gì chân thật nhất mà ông đã từng trải qua và ông viết văn như viết bằng chính máu của mình, cộng thêm lối trần thuật hóm hỉnh, vốn từ vựng giàu có – nhiều khi rất bình dân và thông tục, nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn lạ thường động lòng biết bao trái tim bạn đọc.

vk

Để hiểu hơn về Tô Hoài ta phải nhắc đến nơi đã gắn bó với ông suốt bao năm tháng, nơi xứ sở của hoa ban, hoa mơ, hoa đào của những đêm tình mùa xuân lãng mạn, những chợ tình đắm say. Nơi ấy Tô Hoài sau tám tháng sống và gắn bó máu thịt đã thốt lên: cảnh và người Tây Bắc đã để thương để nhớ để cho tôi quá nhiều, niềm thương nỗi nhớ ấy đã thăng hoa thành truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là kiệt tác bất hủ giàu giá trị nhân đạo, ám ảnh lòng người đến muôn đời.

Tô Hoài viết truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” năm 1952, được in trong tập “Truyện Tây Bắc” (1953). Cảm hứng để nhà văn viết tác phẩm bất hủ này chính là từ một hiên thực đặc biệt đó là khi bộ đội giải phóng tới đâu, nhà văn Tô Hoài khoác ba lô đi thực tế tới đó, sống và gắn bó máu thịt với nhân dân ông chứng kiến một hiện thực vô cùng xúc động đó là đồng bào các dân tộc Tây Bắc bị giai cấp thống trị miền núi là “thống lý”: tước đoạt tài sản, dùng cường quyền và thần quyền để bóc lột sức lao động, họ bị giai cấp thống trị xúc phạm nhân phẩm, coi như xúc vật. Chính vì thế họ rất yêu cách mạng và làm cách mạng rất nhiệt tình.

Những sự kiện này tác động vào sâu thẳm trái tim giàu lòng nhân hậu yêu thương của Tô Hoài để trào dâng cảm xúc mãnh liệt vỡ òa ra những trang văn xúc động trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” . Câu chuyện xoay quanh nhân vật một cô gái xinh đẹp nết na tên Mị và những trông gai của cuộc đời Mị phải chịu khi sống dưới sự kìm kẹp của bọn thống lý ác ôn. Nhà văn đã miêu tả một cách chân thực xúc động cuộc đời của nhân vật chính này và hơn nữa đã miêu tả sức sống tiềm tàng mãnh liệt trong con người của Mị qua những lần tiếng sáo cất lên, tiếng sáo gọi bạn tình một trong những nét đẹp đặc trưng văn hóa của người dân nơi vùng cao này, tiếng sáo của tình yêu, tiếng sáo của những trái tim nhân hậu muốn đến gần nhau. Tô Hoài đã giới thiệu Mị từ giữa cuộc đời đi ra.

Mở đầu truyện nhà văn như đưa người đọc đến với thế giới của truyện cổ tích với cảnh vật nơi miền đất xa xôi vừa hoang sơ vừa đẹp đến lạ thường rồi ông đã để cho người đọc dừng chân tại nhà thống lý Pá Tra. Một tên địa chủ giàu có nhất vùng có quyền, có tiền hắn dẫm lên đầu dân để đàn áp khiến cuộc sống cũng như số phận biết bao người sống không bằng chết. Mị một cô gái hiền lành nhưng phải chịu số phận vô cùng bất hạnh bị ép bắt trở thành một thiếu phụ mặt lúc nào cũng buồn rười rượi ngồi bên cạnh tảng đá, tàu ngựa vô tri vô giác. Mị hy sinh cuộc đời mình muốn cứu cha và gia đình để chấp nhận trở thành con dâu gạt nợ tội nghiệp, khốn khổ của nhà thống Lý và từ đó Mị luôn sống trong bóng tối. Một thân xác bị trói buộc như vậy nhưng không thể trói buộc tâm hồn Mị, Mị như bao cô gái khác cũng muốn diện váy mới, chải tóc,Mị muốn đi chơi, Mị muốn đi đến chợ tình để tìm cho mình tình yêu đích thực. Tô Hoài đã rất khéo léo diễn tả tâm trạng nhân vật của mình qua những khung bậc cảm xúc tiếng sáo cất lên. Tâm hồn Mị như được bay lên thoát ly khỏi sự u tối của căn phòng, thoát ra khỏi những lễ giáo phong kiến cổ hủ xưa. Để đến kết thúc truyện tác giả như mở ra một con đường tươi sáng đầy hy vọng hơn, Mị đã quyết chạy trốn khỏi bọn thống lý đi theo A Phủ rồi hai người trở thành những người cách mạng bảo vệ quê hương, rồi hạnh phúc cũng se duyên họ thành vợ thành chồng.

Tác phẩm Vợ chồng A Phủ đã khắc họa chân thực những nét riêng biệt về phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn người dân các dân tộc thiểu số bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

PHÂN TÍCH NHÂN VẬT MỊ TRONG TÁC PHẨM VỢ CHỒNG A PHỦ

MIÊU TẢ NHỮNG LẦN TIẾNG SÁO CẤT LÊN LÀM TÂM HỒN MỊ LAY ĐỘNG

GIOI THIEU TIEU SU TAC GIA TO HOAI

0