Phân tích kinh tế và cách tiếp cận xã hội học
Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học hiện nay, kinh tế học và xã hội học vẫn được coi là hai ngành khoa học riêng biệt và ít có những mối liên hệ với nhau. Tuy nhiên khi trở về với những nhà kinh điển của cả hai lĩnh vực này, sự phân biệt giữa ...
Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học hiện nay, kinh tế học và xã hội học vẫn được coi là hai ngành khoa học riêng biệt và ít có những mối liên hệ với nhau. Tuy nhiên khi trở về với những nhà kinh điển của cả hai lĩnh vực này, sự phân biệt giữa chúng ngày càng trở nên có tính ước lệ và điều căn bản là phải làm sao cho cả hai ngành khoa học này ngày càng có thể bổ trợ cho nhau.
Các nhà kinh tế học cho rằng đối tượng nghiên cứu của kinh tế học chủ yếu là các hoạt động sản xuất, những trao đổi của cải và dịch vụ cần thiết cho sự tồn tại vật chất của con người và xã hội. Mác cho rằng đối tượng nghiên cứu của xã hội học thường phong phú và đa dạng hơn, nhiều khi nó đòi hỏi một cách nhìn tổng thể về các quan hệ xã hội, về sự thay đổi xã hội, dựa trên những biến đổi của những điều kiện sản xuất ra những của cải và dịch vụ trong một xã hội. Cách nhìn tổng thể của Mác, không những không bỏ qua những khía cạnh kinh tế của các sự kiện xã hội mà còn coi chúng là nguồn gốc, thậm chí là yếu tố quyết định đối với sự nảy sinh, tồn tại và biến đổi của chính những sự kiện xã hội. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở tính quyết định của các yếu tố kinh tế để phân tích và lý giải các sự kiện xã hội thì rõ ràng là chúng ta chưa thấy hết tầm quan trọng về mặt phương pháp luận trong cách nhìn tổng thể của Mác. Bởi vì việc nghiên cứu các hiện tượng xã hội trong tính tổng thể của nó buộc người ta phải đồng thời đi tìm những cơ sở cho sự cố kết của chính cái tổng thể xã hội đó. Vậy là từ cấp độ của sự sản xuất ra những của cải và dịch vụ, Mác đã tìm ra nguồn gốc của những tác động qua lại và những đứt đoạn, vốn không chỉ tạo ra những hình thái xã hội khác nhau mà cả những bước quá độ hay cách mạng giữa các hình thái xã hội đó.
Để xây dựng cách nhìn tổng thể này, Mác phân ra ba cấp độ phân tích cho bất cứ xã hội nào. Trước hết là cấp độ kinh tế hay còn được gọi là cơ sở hạ tầng kinh tế bao gồm toàn bộ những thiết chế cho phép tổ chức các lực lượng sản xuất và các quan hệ sản xuất. Trong chủ nghĩa tư bản, nó được đặc trưng bởi hình thức tổ chức của các xí nghiệp tư bản chủ nghĩa. ở cấp độ tư tưởng, vấn đề đối với người nghiên cứu là cần tìm hiểu xem những con người ở đó tự hình dung về họ ra sao với tư cách là những thành viên của một nhóm xã hội như : gia đình, nhóm lao động hay công dân... Cũng từ quan điểm này, Mác gợi ra cho chúng ta cách hình dung những liên hệ lô gích giữa trình độ phát triển các lực lượng sản xuất của một xã hội đối với những hình thái ý thức và mô hình tổ chức của xã hội đó. Đó cũng là mối liên hệ lô gích giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của những lực lượng sản xuất. Và chính ở những giai đoạn nhất định của sự phát triển các lực lượng sản xuất và các quan hệ sản xuất, xã hội con người mới có thể chứng kiến sự ra đời của Nhà nước, một hình thái phát triển đặc thù của cấp độ chính trị.
- Mối liên hệ giữa kinh tế và xã hội
- Mối quan hệ giữa con người kinh tế học và con người xã hội học
- Những giới hạn của kinh tế học thuần túy và sự xuất hiện của xã hội học kinh tế
- Xã hội học kinh tế và cách nhìn các sự kiện kinh tế ở nông thôn Việt Nam
- Một vài kết luận
Xem chi tiết tại đây