24/05/2018, 21:22

Vi tảo

(Microalgae) là tất cả các tảo (Algae) có kích thước hiển vi. Muốn quan sát chúng phải sử dụng tới kính hiển vi.Trong số khoảng 50 000 loài tảo trên thế giới thì vi tảo chiếm đến khoảng 2/3. Năm 1969 R.H. Whitake đưa ra hệ thống phân ...

(Microalgae) là tất cả các tảo (Algae) có kích thước hiển vi. Muốn quan sát chúng phải sử dụng tới kính hiển vi.Trong số khoảng 50 000 loài tảo trên thế giới thì vi tảo chiếm đến khoảng 2/3.

Năm 1969 R.H. Whitake đưa ra hệ thống phân loại 5 giới, trong đó toàn bộ Tảo được xếp trong giới Nguyên sinh. Sau khi đề xuất việc phân chia sinh giới thành 3 lĩnh giới (domain) Carl R. Woese đề xuất hệ thống phân loại 6 giới ( Vi khuẩn, Cổ khuẩn, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật) thì toàn bộ Tảo vẫn được xếp trong giới Nguyên sinh.

Gần đây , theo P.H. Raven và G.B. Johnson (2002) còn có hệ thống phân loại chia lĩnh giới Sinh vật nhân thật (Eukarya hay Eukaryotic Kingdoms) ra thành 6 giới, gồm có:

-Giới Archezoa: gồm các Nguyên sinh chưa có ty thể, bao gồm Pelomyxa, Giardia.

-Giới Protozoa (Động vật nguyên sinh): bao gồm 14 ngành Nguyên sinh- trong đó có Hypermastigotes, Euglenoides, Slime molds (Nấm nhầy), Choanoflagellates, Dinoglagellates, Ciliates, Apicomplexans, Rhizopods, Heliozoans, Foraminiferans, và Radiolarians.

-Giới Chromista: gồm 10 ngành Nguyên sinh, trong đó có Tảo nâu (Phaeophyta) và Tảo silic (Diatoms )

-Giới Fungi (Nấm): Bao gồm nấm và 1 ngành Nguyên sinh sống hoại sinh là ngành Chytridiomycota.

-Giới Plantae (Thực vật) : bao gồm Thực vật và 5 ngành Nguyên sinh (nhiều Tảo lục như Volvox, Ulva, Spirogyra và Tảo đỏ (Rhodophyta).

-Giới Animalia (Động vật) .

Như vậy chứng tỏ việc gộp rất nhiều nhóm sinh vật khác nhau rất xa vào giới Nguyên sinh là chưa hợp lý.

 

Có nhiều hệ thống phân loại tảo rất khác nhau. Chúng tôi giới thiệu hệ thống các ngành Tảo  (bao gồm cả Vi khuẩn lam- Cyanophyta) và các lớp , bộ  chủ yếu theo Peter Pancik ( http://www.thallobionta.czm.sk ) như sau:

  • Cyanophyta - Vi khuẩn lam
  • Chroococcales
  • Oscillatoriales
  • Prochlorophyta - Ngành Tảo tiền lục
  • Rhodophyta- Ngành Tảo đỏ
  • Bangiophycidae
  • Florideophycidae
  • Heterokontophyta- Ngành Tảo lông roi lệch
  • Chrysophyceae- Tảo vàng ánh
  • Chrysomonadales
  • Rhizochrysidales
  • Chrysocapsales
  • Chrysosphaerales
  • Phaeothamniales
  • Xantophyceae- Tảo vàng lục
  • Heterochloridales
  • Rhizochloridales
  • Heterogloeales
  • Mischococcales
  • Heterotrichales
  • Botrydiales
  • Bacillariophyceae- Tảo silic
  • Coscinodiscales
  • Naviculales
  • Phaeophyceae- Tảo nâu
  • Isogeneratae
  • Heterogeneratae
  • Cyclosporae
  • Raphidophyceae
  • Haptophyta- Ngành Tảo lông roi bám
  • Eustigmatophyta- Ngành Tảo hạt
  • Cryptophyta- Ngành Tảo hai lông roi
  • Dinophyta- Ngành Tảo hai rãnh
  • Euglenophyta- Tảo mắt
  • Chlorophyta - Ngành Tảo lục
  • Prasinophyceae
  • Chlorophyceae- Lớp tảo lục
  • Volvocales
  • Tetrasporales
  • Chlorococcales
  • Ulotrichales
  • Bryopsidales
  • Siphonocladales
  • Conjugatophyceae- Lớp Tảo tiếp hợp
  • Zygnematales
  • Mesotaeniales
  • Desmidiales
  • Charophyceae- Lớp Tảo vòng

chủ yếu thuộc về các chi trong các ngành sau đây:

Ngành Tảo lục (Chlorophyta):

Các chi Closterium, Coelastrum, Dyctyosphaerium, Scenedesmus, Pediastrum, Staurastrum, Dunaliella, Chlamydomonas, Haematococcus, Tetraselmis, Chlorella,...

Ngành Tảo lông roi lệch (Heterokontophyta)

Các chi Melosira, Asterionella, Cymatopleurra, Somphonema, Fragilaria, Stephanodiscus, Navicula, Malomonas, Dinobryon, Peridinium, Isochrysis, Chaetoceros, Phaeodactylum, Skeletonema, Nitzschia......

Ngành Tảo mắt (Euglenophyta):

Các chi Phacus, Trachelomonas, Ceratium...

Ngành Tảo đỏ (Rhodophyta):

Các chi Porphyridium, Rhodella...

0