24/05/2017, 13:02

Phân tích hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phan tich hinh anh nguoi chien si trong bai tho Tay Tien – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân tích nét độc đáo của hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. Ra đời trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ, Tây Tiến là một hồi tưởng ...

Phan tich hinh anh nguoi chien si trong bai tho Tay Tien – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân tích nét độc đáo của hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. Ra đời trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ, Tây Tiến là một hồi tưởng rất đẹp, những kỉ niệm đầy sống động về người chiến sĩ trong đoàn quân Tây Tiến. Bài thơ mặc dù là dòng chảy thương nhớ hướng về đoàn quân nhưng vẫn tập trung khắc họa ...

– Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân tích nét độc đáo của hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.

Ra đời trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ, Tây Tiến là một hồi tưởng rất đẹp, những kỉ niệm đầy sống động về người chiến sĩ trong đoàn quân Tây Tiến. Bài thơ mặc dù là dòng chảy thương nhớ hướng về đoàn quân nhưng vẫn tập trung khắc họa được vẻ đẹp bi tráng và lãng mạn của những người lính Tây Tiến.

Quang Dũng đã bắt gặp vẻ đẹp tài hoa nhưng cũng rất đỗi phi thường ở những người lính Tây Tiến. Cũng chẳng có gì là lạ bởi phần đông đoàn quân Tây Tiến la những học sinh Hà Nội vừa “xếp bút nghiên lên đường chinh chiến”. Họ mang trong mình lý tưởng của Đảng, chút mộng mơ của thời cắp sách đến trường, sức mạnh của tuổi trẻ và chất con người Hà Nội vốn từ lâu đã nổi tiếng thanh lịch hào hoa. Bài thơ với ba mươi tư câu thơ đã xây dựng nên bức tượng đài người lính Tây Tiến trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp bi tráng nhưng cũng không kém phần lãng mạn hào hoa. Hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh gian khổ với nhiều mất mát hy sinh nhưng ở họ vẫn toát lên phong thái cốt cách anh hùng, một vẻ đẹp vừa hào hùng hào hoa và cũng vừa bi tráng.

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quan xanh màu lá dữ oai hùm”

Hai câu thơ có âm hưởng mạnh mẽ nhờ cách sử dụng từ ngữ tài hoa, dùng “đoàn binh” có âm vang hơn “đoàn quân’, đồng thời gợi ra hình ảnh đoàn binh luôn cầm chắc vũ khí trong tay với tư thế sẵn sang chiến đấu với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Hai câu thơ đó chính là cái gân guốc bắt nguồn từ hiện thực khắc nghiệt. “Không mọc tóc” chính là hậu quả của những cơn sốt rét rừng, quân xanh màu lá cũng là một thực tế hiển nhiên, ở đây có thể hiểu là xanh màu áo, xanh màu lá ngụy trang hay là xanh làn da vì thiếu máu. Cũng giống như Tố Hữu đã viết trong bài thơ “Đồng chí”:

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”

hinh anh nguoi chien si trong bai tho tay tien

Hiện thưc được khúc xạ qua bú pháp lãng mạn của Quang Dũng trở thành cách nói mang khẩu khí ngang tang, cứng cỏi, không mọc tóc chứ không phải tóc không thể mọc được vì sốt rét. Cách nói chủ động làm cho người lính Tây Tiến đì từ cái dữ dội của rừng thiêng mà ra xuất quỷ nhập thần trong mỗi nhiệm vụ. Ẩn sau ngoại hình ấy là sức mạnh nội tâm “dữ oai hùm” là khí phách của đoàn quân ấy, có tác dụng cực tả thần thái tư thế oai phong, dữ tợn của đoàn quân ấy khi đánh giặc. Những hình ảnh rất thực, giọng điệu lãng mạn của Quang Dũng như mang nghĩa tượng trưng rất khí phách. Khó khăn gian khổ là thế nhưng các chiến sĩ Tây Tiến vẫn không nguôi vơi đi nỗi nhớ, những tình cảm lãng mạn:

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Những người lính Tây Tiến gân guốc, cứng rắn mạnh mẽ lại là những chàng trai hào hoa, phong nhã đầy mộng mơ. “mộng” và “mơ” của người lính được gửi về hai phương trời: biên cương – nơi còn đầy bóng giặc với mộng giết giặc lập công và Hà Nội nơi quê hương yêu dấu – mơ những dáng hình thân yêu. ‘dáng kiều thơm’ ấy là vầng sáng lung linh trong kí ức, nỗi nhớ ấy của họ khác với nỗi nhớ của những người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu”:

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”

Nhưng nỗi nhớ này của những người lính Tây Tiến lại chẳng khác nào nỗi nhớ cảu Nguyễn Đình Thi trong bài thơ “Đất nước”.

“Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”

Nỗi nhớ của người lính Tây Tiến về dáng kiều thơm, thanh lịch, duyên dáng của thiếu nữ Hà Nội mang một vè hào hoa, lịch lãm vốn có của những trí thức đất nước Hà Thành. Lý tưởng, khát vọng của người lính Tây Tiến được thể hiện ở tinh thần xả thân vì nghĩa lớn, sự hy sinh cao cả để bảo vệ Tổ quốc:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

Sau những câu thơ rắn rỏi đẹp đẽ thì đến đây âm điệu của câu thơ chợt trầm và trùng xuống để độc giả thấy rõ hơn bản chất của sự việc. Dường như đây là một cảnh phim được cố ý quay chậm, còn gì thiêng liêng, cao cả hơn sự hi sinh chấp nhận gian khổ của người lính. Trên đường hành quân người chiến sĩ Tây Tiến gặp biết bao ngôi mộ viễn xá của những người chết xa quê. Nhưng các chiến sĩ vẫn bình thản bởi vì họ sẵn sang chấp nhận điều đó. Một trong những lý do thôi thúc họ lên đường là hình ảnh của những người anh hùng mà họ tiếp nhận được trong văn chương. Vượt lên trên tất cả là khát vọng được ra đi được dâng hiến và xả thân cho đất nước. Hai câu thơ tiếp vẫn mang âm hưởng bi tráng, tô đậm thêm sự mất mát hi sinh nhưng đó lại là một cái chết cao đẹp – cái chết bất tử của người lính Tây Tiến:

“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

“Áo bào thay chiếu” là cách nói sang trọng hóa sự hi sinh của họ. Trong thực tế các chiến sĩ hi sinh thậm chí không có nổi một manh chiếu nhưng khi đi vào “Tây Tiến” cái đẹp để lại là cái đẹp trong tâm tưởng. “Về đất” là cách nói giảm nói tránh về sự mất mát đau thương. Đâu đây vẫn còn những giọt nước mắt đọng lại sau những hàng chữ. Hai câu thơ rắn rỏi mà cảm khái, thương cảm sâu xa. “Anh về đất” là hóa thân cho dáng hình xứ sở sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ quang vinh của mình. Sự hi sinh của những con người ấy lớn lao thầm lặng ly động cả đất trời khiến cho dòng sông Mã phải gầm lên khúc đôc hành. Tiếng gầm ấy như một lời vĩnh biệt những người con yêu của đất nước.

“Tây Tiến” là tấc lòng của những người chiến binh Tây Tiến. Bài thơ có nhạc, họa, bên cạnh cái bi là cái hùng, bên cạnh sự mất mát đau thương là sự hy sinh cao cả, thiêng liêng. Nửa thế kỉ qua, bài thơ ngày thêm một sáng giá và những câu thơ khắc họa đoàn quân Tây Tiến với vẻ đẹp bi tráng lãng mạn đã trở thành một hoài niệm khó quên của một thời kì lịch sử hào hùng trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp.

0