12/07/2018, 23:26

Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng

Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng Dàn ý I. Mở bài: – Quang Dũng (1921 – 1988) là nghệ sĩ đa tài, có hổn thơ phóng khoáng, hổn hậu, lãng mạn và tài hoa, đặc biệt khi ông viết về những người lính Tây ...

Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng

Dàn ý

I.          Mở bài:

–           Quang Dũng (1921 – 1988) là nghệ sĩ đa tài, có hổn thơ phóng khoáng, hổn hậu, lãng mạn và tài hoa, đặc biệt khi ông viết về những người lính Tây Tiến.

–           Bài thơ "Tây Tiến" tiêu biểu cho đời thơ và phong cách sáng tác của ông.

II.         Thân bài:

1. Tính chất bi hùng của người lính Tây Tiến:

Nói đến chất bi thương của người lính Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã nhấn mạnh đến những nỗi gian khổ mà người lính Tây Tiến phải trải qua trên bước đường hành quân. Những nẻo đường mà họ đi qua có biết bao gian lao, thử thách của núi rừng trùng điệp ở phía tây Tổ quốc – vùng biên giới Việt – Lào. Thiên nhiên ở đây khắc nghiệt đến dữ dội như muốn nuốt chửng những người lính Tây Tiến.

Dốc: khúc khuỷ, thăm thẳm

Núi: ngàn thước

Thác: "gầm thét", tạo cho núi rừng vẻ "oai hùng"

Sương: dày đặc che lấp cả "đoàn quân mỏi" n Cọp: đêm đêm "trêu người"

Cái thiên nhiên dữ dằn, khắc nghiệt ấy là một sự thử thách lớn lao đối với người lính. Sự thử thách ây còn lớn lao hơn đối với những người lính vốn là những chàng sinh viên, học sinh Hà Nội mới rời ghế nhà trường, xếp bút nghiên lên đường chiến đấu vì một lý tưởng anh hùng đầy lãng mạn. Ở họ mang dáng dấp những tráng sĩ thời xưa, coi cái chết nhẹ tựa lông hổng, xác định rõ "một đi không bao giờ trở lại". Cho nên, trên bức đường hành quân đầy "dãi dầu" ây người lính Tây Tiến vẫn tiếp tục bước đi, bước đi cho đến khi không còn bước nổi nữa mới gục xuống:

"Anh hạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời"

Như vậy, người lính đã phải gục xuống trong tư thế đang bước đi. Điều này cho thây có bi mà không có lụy. Bi mà rất hùng. Tính chất này càng được nhà thơ khắc sâu hơn, làm nổi bật hơn trong những câu thơ sau:

"Rải rác biên cương mốviễn xứ Chiên trường đi chẳng tiếc đời xanh"

Họ đã xác định mục đích cao cả của đời mình là hiến dâng sự sông của mình cho đất nước, cho dân tộc. Họ không hề so đo, tính toán, phân bì thiệt hơn. Cái gian khổ, thiếu thốn vẫn không hề đè bẹp ý chí, niềm tin cùng những tình cảm đầy lãng mạn và cũng đầy khí thế hào hùng của họ:

"Tây Tiến doàn binh không mọc tóc Quần xanh màu lá dữ oai hùm"

2.         Nét hào hoa, lãng mạn của người lính Tây Tiến:

Ta bắt gặp ở người lính Tây Tiến những nét tài hoa, tài tử đầy lãng mạn:

"Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm "

Hay:

"Khèn lên man diệu nàng e âp Nhạc vếViên Chăn xây hôn thơ"

Hiện thực đây khắc nghiệt mà người lính Tây Tiến vẫn mơ về hình ảnh kiều diễm của những cô gái Hà Nội, vẫn gửi hổn về Viên Chăn để "xây hồn thơ" thì, quả thật lãng mạn, một nét lãng mạn đẹp tuyệt vời.

3.         Những kỷ niệm âm áp và khó quên của ngươi lính Tây Tiến:

Bài thơ không chỉ nói lên những kỷ niệm đầy gian khổ, bi hùng mà còn nói lên những kỷ niệm âm áp và khó quên của người lính Tây Tiến. Gian khổ được xếp lại, niềm vui lại mở ra. Niềm vui ây bắt dầu từ hình ảnh thật đầm âm và sâu lắng lạ thường. Đó là hình ảnh nồi "cơm lên khói", mùi thơm của "nếp xôi", ngày mùa ở Mai Châu:

"Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

Hình ảnh này, mùi thơm này lại hiện ra, lại dậy lên đem lại cho người lính sự ấm áp, niềm vui giữa những ngày gian khổ.

Quang Dũng lại dùng cả đoạn thơ bôn câu để nói lên những kỷ niệm thật khó quên trong những đêm liên hoan văn nghệ đậm đà tình nghĩa xứ bạn:

"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e âp Nhạc về Viên Chăn xây hon thơ"

Hình ảnh, cảnh vật và con người xứ bạn vẫn còn in đậm trong tâm hồn nhà thơ và không hề phai nhạt:

"Người đi Châu Mộc chiều sương ây Có thây hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa dong đưa"

Đúng là cái buồn, cái gian khổ thật đáng nhớ, và những niềm vui hiện lên trên cái gian khổ ây lại càng đáng nhớ hơn.

Niềm vui ây thật lung linh, nó vút lên như một cung đàn và âm vang mãi trong lòng người chiến sĩ, dù người chiến sĩ như biết trước là "một đi không trở lại bao giờ":

"Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi Ai lên Tây Tiến mùa xuân ây Hốn về Sầm Nứa chẳng về xuôi."

4.         Cách miêu tả về cái chết của người lính Tây Tiến:

Trong bài thơ "Tây Tiến", Quang Dũng đã nhiều lần nói về cái chết của người lính Tây Tiến nhưng không hề dùng đến từ "chết" mà dùng những từ như "không bước nữa", "bỏ quên đời", "anh về đất"… Đây là cách nói giảm để giảm bớt nỗi bi thương về cái chết của người lính.

Trong những cách dùng này thì cách dùng "anh về đất" là cách dùng độc đáo nhất, sâu sắc nhất. Nhà thơ nói "anh về đây tức là nói đến thân xác anh, tâm hồn anh đã hòa quyện với núi sông, đất nước nên anh trở thành bất tử. Hình ảnh của anh vẫn sống mãi giữa non sông đất nước Việt Nam, trong lòng người muôn thế hệ mai sau. Chính vì vậy mà có ý kiến cho rằng: trong bài thơ "Tây Tiến", Quang Dũng đã tạo nên một tượng đài bất tử về người lính vô danh.

III.        Kết bài:

"Tây Tiến" là một trong những bài thơ hay nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiên chống Pháp. Bài thơ có thời bị hiếu sai lạc, bị nêu ra làm dẫn chứng để phê phán cái tư tưởng tiểu tư sản, nhưng thời gian đã trả bài thơ về nguyên giá trị của nó. Bài thơ đã bộc lộ nỗi nhớ mênh mông, sâu nặng của nhà thơ về những kỷ niệm với đoàn quân Tây Tiến; khắc họa nổi bật hình ảnh đầy gian lao, hy sinh nhưng cũng đầy hùng tráng và lãng mạn của những chàng trai Tây Tiến.

Như vậy, bài thơ có bi mà không có lụy, bi mà hùng. Bài thơ đã đi vào lòng người đọc, âm vang qua bao thế hệ chính nhờ cái âm hưởng bi hùng đó.

0