Phân tích ý nghĩa của tiếng sáo trong mỗi lần xuất hiện ở trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
Phân tích ý nghĩa của tiếng sáo trong mỗi lần xuất hiện ở trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ Dàn ý I. Mở bài: – Giới thiệu vài nét về tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" và nhà văn Tô Hoài, giới thiệu chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân là một chi tiết nghệ ...
Phân tích ý nghĩa của tiếng sáo trong mỗi lần xuất hiện ở trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
Dàn ý
I. Mở bài:
– Giới thiệu vài nét về tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" và nhà văn Tô Hoài, giới thiệu chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân là một chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa.
II. Thân bài:
– Chi tiết tiếng sáo là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, tiếng sáo được nhắc đến nhiều lần trong tác phẩm, được miêu tả từ gần đến xa, được tái hiện qua nhiều cung bậc: tiếng sáo lâp ló đầu núi, tiếng sáo văng vẳng đầu làng gọi bạn, tiếng sáo lơ lửng bay ngoài đường, tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị.
– Tiếng sáo góp phần gợi ra bức tranh phong tục và không gian văn hóa đậm chất Tây Bắc khi xuân về.
– tiếng sáo tác động và thể hiện những diễn biến nội tâm của nhân vật Mị: Tiếng sáo là chi tiết thông nhất sự đứt nối, liền mạch trong những kỉ niệm về quá khứ; tiếng sáo
– kí ức tươi đẹp như một bản tình ca của thời tuổi trẻ làm sống dậy những khát khao hạnh phúc tưởng chừng đã mất. Để phù hợp với diễn biến tâm trạng của nhân vật nhà văn đã miêu tả tiếng sáo thật tinh tếvới những sắc điệu riêng: say sưa ngọt ngào dân dụ (lần 1), hòa trộn giữa khát khao tình yêu tự do với những day dứt về thực tại (lần 2), bùng phát vượt khỏi thực tại và lịm tắt trong nỗi ai oán về kiếp người.
– Những ý nghĩa của tiếng sáo: tiếng sáo là biểu tượng cho tiếng gọi cuộc sống, tình yêu; nó đã lay gọi, khơi gợi lòng yêu đời, yêu cuộc sống tự do trong Mị. Tiếng sáo có quan hệ mật thiết với quá trình diễn biến tâm lí của Mị, là động lực thúc đẩy Mị đi đến
hành động chuẩn bị đi chơi xuân. Tiếng sáo thể hiện tư tưởng của tác phẩm: Sức sống con người cho dù bị dẫm đạp, trói buộc nhưng vẫn luôn âm ỉ chờ cơ hội bùng lên.
Như vậy, sáng tạo chi tiết tiếng sáo là cách tác giả góp phần thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm: Phát hiện sức sống kì diệu, lòng yêu đời và yêu sống ở nhân vật trong hoàn cảnh đọa đày. Tiếng sáo là âm thanh tâm hổn tự do của những người dân lao động vùng cao Tây Bắc sẽ có lúc khiến họ vùng lên phản kháng không cam chịu giam hãm, tù đày.
– Nghệ thuật trong những trang văn miêu tả tiếng sáo: Tiếng sáo được miêu tả với ngôn ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm, giàu chất thơ, mang bản sắc của dân Tây Bắc, giọng văn ngọt ngào, nhẹ nhàng, tha thiết. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sinh động, chân thực.
III. Kết bài:
Khái quát lại vấn đề.
Trong tác phẩm " Ngài, Mị nghe tiếng người đang thổi:
Vợ chổng A Phủ" (Tô Hoài), giữa không khí đón Tết ở Hổng sáo vọng lại, thiết tha bổi hồi.
Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của
Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu.
Và lúc say, Mị nghĩ đến tình cảnh của mình: Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi…
Đến khi bị trói Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi: Em không yêu, quả pao rơi rồi – Em yêu người nào, em bắt pao nào… Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nửa.