Cải xanh là gì?
Dù được dùng nhiều trong các món ăn gia đình hàng ngày vì cải xanh có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể, nhưng công dụng dùng để chữa bệnh thì lại ít ai biết đến. Bài viết sau đây caythuocdangian.com sẽ cung cấp cho bạn đọc thành phần và những tác dụng mà loại rau này mang lại. ...
Dù được dùng nhiều trong các món ăn gia đình hàng ngày vì cải xanh có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể, nhưng công dụng dùng để chữa bệnh thì lại ít ai biết đến. Bài viết sau đây caythuocdangian.com sẽ cung cấp cho bạn đọc thành phần và những tác dụng mà loại rau này mang lại.
Nội Dung Chính Gồm:
Cải xanh là gì?
Còn có tên gọi khác là cải bẹ xanh, cải canh, cải cay. Tên khoa học là Brassica juncea (L.) Czern. et Coss, thuộc họ Cải (Brassicaceae).
Mô tả
Là một cây thuốc quý, cây thảo sống hàng năm, thân nhẵn, cao 40-60cm, rễ trụ ít phân nhánh. Lá mọc từ gốc, có màu xanh đậm hoặc màu nõn chuối, hình trái xoan, tù, có cuống lá có cánh với 1-2 cặp tai lá. Phiến lá hơi có hoặc không có hình răng cưa, dài 1m, rộng 60cm.
Lá ở thân tiêu giảm hơn, các là phía trên hình ngọn giáo dài 5cm, rộng 5-10mm. Cả lá và thân đều có vị cay hơi đắng. Hoa có màu vàng nhạt, xếp thành chùm dạng ngù, cao 1,5cm. Quả cải dài 4-5mm, mở thành các van lồi, có đường gân giữa rõ. Hạt hình cầu, có mạng màu đen đen, dài 2mm.
Phân bố và thu hái
Ở nước ta, cây được trồng phổ biến khắp cả nước và được trồng quanh năm. Ở các tình miền Bắc, rau được trồng thành 2 vụ:
Vụ chiêm tháng 2-6, sau khi gieo hạt được 30-35 ngày là có thể thu hoạch.
Vụ mùa tháng 8-11, gieo 20-25 ngày thì nhổ cây, 30-35 ngày sau là có thể hái được.
Thành phần hóa học
Trong cải xanh có chứa nhiều vitamin A, B, C, K, chất xơ, carotene, abumin, axit nicotinic… Ngoài ra trong hat cải xanh còn có chứa tinh dầu béo 30-38%, tinh dầu 2-9% và chất nhầy. Dầu béo có chứa nhiều acid béo như acid erucic, acid behenic và acid sinapic,…. Loại dầu này sau khi được ép từ hạt sẽ dùng để làm mù tạc.
Theo đông y, cải xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng giải cảm hàn, thông đờm, lợi khí. Hạt cải xanh có vị cay đắng, tính ấm giúp thông đờm, an thần, tiêu thũng và giảm đau.
Tác dụng của cải xanh
1. Hỗ trợ tiêu hóa và chống táo bón: Do chứa một hàm lượng chất xơ cao kèm theo chất nhầy trong cải xanh, sẽ hỗ trợ nhu động ruột, kích thích tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
2. Thanh nhiệt: Trong các loại rau có lá màu xanh, cải xanh là rau tác dụng thanh nhiệt cao nhất, vào mùa nắng nóng, dùng cải xanh nấu nước uống hoặc nấu canh ăn hàng ngày có tác dụng giải nhiệt rất tốt.
3. Hỗ trợ điều trị bệnh gout: Bệnh gout được hình thành là do một chế độ ăn uống giàu năng lượng từ các nguồn thực phẩm như hải sản, nột tạng động vật,…gây ứ đọng axit uric. Bổ sung vào thực đơn món ăn như cải xanh nấu thị bằm, cái xanh xào nấm,…là một cách giúp đào thải axit uric ra ngoài, phòng trừ bệnh gout rất hiệu quả. Hoặc có thể dùng cải xanh tươi giã nát và đắp vào chỗ đau.
4. Trị viêm khí quản: Dùng 10g hạt cải bẹ xanh sao thơm, 10g hạt cải củ sao thơm, cho vào đun cùng với 600ml nước, cho đến khi còn 300ml, chia uống 3 lần trong ngày.
5. Trị viêm họng: Lấy hạt cải xanh, giã nhuyễn, thêm một ít nước và khuấy cho sền sệt, dùng hỗn hợp đắp vào phần yết hầu rồi băng cố định lại trong một vài tiếng.
6. Chữa đau khớp: Dùng hạt cải xanh giã nhuyễn, trộn cùng ít bột mỳ rồi đắp lên chỗ đau cho đến khi chỉ còn cảm giác tê tê.
7. Chữa dạ dày lạnh đau kèm theo nôn: Dùng 3,5g hạt cải xanh, tán bột uống cùng với rượu hâm nóng. Mỗi ngày uống 2 lần.
8. Chữa ho hen, đờm suyễn ở người già: Lấy 10g hạt cải xanh, 10g hạt tía tô và 10g hạt cải củ, sắc lấy nước uống hoặc tán bột uống mỗi lần 4-5g, uống 2-3 lần trong ngày.
9. Chữa đơn độc sưng tấy: Dùng hạt cải bẹ xanh tán nhỏ, trộn với dấm rồi dùng làm cao dán và đắp ngoài.
10. Chữa mụn nhọt: Dùng cải xanh nấu nước uống hoặc ép tươi lấy nước uống trước khi mùa nóng đến để tránh nổi mụn. Có thể áp dụng cho cả trẻ em và người lớn.
11. Tốt cho tim mạch: Trong cải xanh có hoạt chất kiềm chế cholesterol, hấp thu và thải ra ngoài theo phân, từ đó hỗ trợ và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
12. Tăng cường hệ miễn dịch: Cải xanh có chứa một lượng vitamin C dồi dào, chính vì vậy việc ăn thường xuyên rau cải xanh sẽ cung cấp vitamin C cho cơ thể làm tăng sức đề kháng và phòng được nhiều bệnh về hô hấp.
Một số món ăn chữa bệnh từ cải xanh
1. Chữa chứng ho khan, ho lâu ngày hoặc phong thấp nhức mỏi: Cá rô đồng nướng và gỡ lấy thịt, cải canh thái nhỏ, cho cả hai nấu canh, thêm gừng tươi và gia vị vừa ăn.
2. Trị ho thở dốc, ho có đờm, đau tức ngực sườn do huyết ứ: Lấy rau cải xanh nấu canh cùng với phổi lợn và thịt lợn, nêm gia vị vừa ăn.
3. Lợi sữa, dưỡng thai: Hầm nhừ chân giò lợn, cho cải xanh thải nhỏ và thêm gừng nấu canh ăn.
4. Trị bệnh viêm gan vàng da, men gan tăng: Cải xanh muối thành dưa chua, om mềm cùng với cá chép ăn với cơm.
5. Chữa viêm tiết niệu, tiểu khó, tiểu đục: Cải xanh thái nhỏ, ngao luộc lấy thịt và nước. Phi thơm hành khô, cho thịt ngao xào sơ và đổ nước vào nấu sôi, rồi cho rau nấu vừa chín tới thành canh ăn.
Lưu ý
Những người bị suy tuyến giáp thì không nên ăn rau cải xanh.
Rau cải xanh có nhiều vitamin C nên khi nấu phải đậy nắp và không để rau chín kỹ sẽ làm mất khá nhiều chất dinh dưỡng trong rau.