06/05/2018, 09:24

Phân tích đoạn trích Lẽ ghét thương trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu – Văn mẫu hay lớp 11

Xem nhanh nội dung Phân tích đoạn trích Lẽ ghét thương trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiều – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn thành phố Cần Thơ Thật dễ tìm thấy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu những ví dụ để chứng minh ông là một nhà thơ đạo lí (bên cạnh nhà ...

Xem nhanh nội dung

Phân tích đoạn trích Lẽ ghét thương trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiều – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn thành phố Cần Thơ

Thật dễ tìm thấy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu những ví dụ để chứng minh ông là một nhà thơ đạo lí (bên cạnh nhà thơ yêu nước). Nhưng ví dụ vào loại tiêu biểu nhất và thường được người ta nhớ trước hết là đoạn thơ bàn về lẽ ghét thương trong Truyện Lục Vân Tiên. Đã bao nhiêu độc giả tìm thấy ở đây một bài học làm người thấm thìa, một tiêu chuẩn khen chê, đánh giá dáng tin cậy đối với các hạng người trong xã hội và đối với mọi hành vi chính tà, thiện ác ứ dời. Đặc biệt, qua đoạn thơ, độc giả có thể thấy rõ tư tưởng vì dân, vì đời của một con người đã được nhìn nhận như là biểu tượng của lương tâm đất nước trong giai doạn lịch sử nửa cuối thế kỉ XIX.

Đi vào đoạn thơ, điều cơ bản phải tìm hiểu là lẽ ghét thương được trình bày qua lời ông Quán, bao hàm trong đó tương quan biện chứng giữa thương và ghét ; đối tượng cụ thể cùng gốc rễ của thái độ thương ghét ; khả năng tác động của lẽ ghét thương đối với việc giáo dục con người và chấn hưng tình trạng suy đổi của đạo lí trong xã hội,… Nhưng trước hết ta không thể bỏ qua việc tìm hiểu hành trạng ông Quán. Ông là ai mà đạo lí do ông nêu lên được độc giả một thời mặc nhiên xem là chân lí, và đến hôm nay, vẫn còn có ý nghĩa, sức sống nhất định?

Ông Quán chỉ là nhân vật phụ, xuất hiện thoáng qua trong Truyện Lục Vân Tiên. Nhưng ấn tượng mà ông để lại là khá sâu đậm. Mới sơ kiến, Lục Vân Tiên và Vương Tử Trực đã thấy ông là người rất dáng nể trọng, có thể chí giáo cho họ về kinh nghiệm sống ở đời. Với Vương Tử Trực, ông chính là Phật vàng trong chùa rách, là kẻ có tài kinh luân ẩn ngụ ở nơi hèn mọn, tầm thường. Theo lô gích nghệ thuật riêng của loại truyện Nôm xưa vốn phân chia nhân vật ra hai phe chính, tà rõ rệt, một người được các nhân vật anh hùng, nghĩa hiệp như Tiên, Trực khen không tiếc lời hẳn phải thật sự đáng ca ngợi, và lời ông ta do vậy tất yếu phải có giá trị như châm ngôn. Khi đã xác định sẵn vị thế, tư cách như vậy cho ông Quán trong cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu có thể thoải mái nhờ ông phát biểu hộ những suy nghĩ của mình xung quanh vấn để đạo lí. Trong trường hợp này và riêng ở khía cạnh này, hoàn toàn có thể xem ông Quán chính là hiện thân của nhà thơ. Lời ông Quán nói thống nhất với lời tác giả, thể hiện trung thành tư tưởng của tác giả. Nhưng tác giả hiện diện qua đoạn thơ không phải với tư cách một cá nhân mà với tư cách người nhân danh đạo lí truyền thống. Thật là điéu tự nhiên khi rất nhiều ví dụ đã được rút ra từ kinh sử, tức là từ những tác phẩm có ý nghĩa thiêng liêng trong thời Nho học thịnh hành. Đây lại là một lí do nữa khiến lời của ông Quán có thêm nhiều trọng lượng, có thể được độc giả tiếp nhận không một chút nghi ngờ.

Bắt đầu lời bàn về lẽ ghét thương của mình, ông Quán nói ra một điều không phải là dễ hiểu, khiến Lục Vân Tiên thấy cần hỏi lại cho rõ. Đó là "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương". Hay ghét, hay thương là gì ? Tại sao lại cũng là ? Có thể hiếu rằng các cụm từ hay ghét, hay thương tự ông Quán dùng đã phản ánh rất chính xác độ nhạy của phản ứng ghét thương ở ông (từ hay trong văn cảnh này mang nghĩa chính là luôn xảy ra). Đối diện với cuộc đời và những con người cụ thể, tình cảm ghét thương cúa ông thường được biểu lộ tức thì, nồng nàn và rành mạch. Điều này cho thấy ông bề ngoài thì lánh đời nhưng bề trong thì luôn thao thức với thế sự, hằng bận tâm, bận trí về những điều đang xảy ra trong cõi nhân gian. Nhưng với cụm từ cũng là đặt giữa hay ghét và hay thương, ta hiểu điều cơ bản mà ông Quán muốn nói là mối quan hệ giữa hai phạm trù tình cảm này. Trong nhận thức phổ biến của người xưa, con người chí có thể và chỉ nên có một sự lựa chọn duy nhất, theo một hệ giá trị duy nhất. Bới vậy mới có "chuyện" cũng là – ghét bỏ, phản đối kẻ này, chuyện này cũng là biểu hiện của việc thương yêu, ủng hộ kẻ kia, chuyện kia mà thôi, tất cả cùng quy về một điểm. Dĩ nhiên, thương là gốc rễ của mọi thứ tình cảm khác. Nó bao trùm lên tất cả. Trong các yếu tố làm nên tình cảm thương, ngoài thương ra thì còn có ghét. Hiểu vấn đề như vậy, ta thấy dù cụm từ cũng là có vó đã đặt dấu bằng (=) giữa hai phạm trù thương và ghét, nhưng không thể hoán vị hai vế của "phương trình" theo lô gích toán học được ! Nói cách khác, nếu xem "Vì chưng hay gqhét cũng là hay thương" là một định lí, thì định lí đảo của nó sẽ mang một nội dung sai lầm hoặc phiến diện. Sau cụm từ cũng là hình như có một từ vì (cũng là vì) được nhà thơ cho ẩn đi.

Được Vân Tiên hỏi, ông Quán trước hết nói về sự ghét của mình :

Quán rằng : "Ghét việc tầm phào,
Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.
Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
Ghét đời u, Lệ đa đoan,
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
Ghét đời Ngũ bá phân vân,
Chuộng hề dối trá làm dân nhọc nhằn.
Ghét đời thúc quỷ phân băng,
Sớm dầu tối đánh lằng nhằng rối dân”.

Mọi đối tượng, sự việc bị ông Quán ghét mang một tính chất chung được chính ông thâu tóm trong hai từ tầm phào, hàm chứa ý vớ nghĩa lí. Đối với những thứ, những chuyện tầm phào đó, sự ghét được đẩy lên đến mức tuyệt đối. Có cảm tưởng khi kể với Vân Tiên, Tử Trực về chúng, lửa giận vẫn còn bừng bừng trong ông Quán. Giọng nói, lời thơ toát lên một sắc thái đay đả, chỉ chiết rất đặc biệt : "Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm". Thật là lời nói biểu thị một cá tính mạnh, có vẻ cực đoan, và hơn thế, biểu thị một lập trường dứt khoát, kiên định. Điêu đáng chú ý là tất cả những kẻ đáng ghét được ông nêu lên làm "dẫn chứng" đều thuộc tầng lớp cai trị, tầng lớp "hôn quân, bạo chúa" vốn có những hành dộng mê dâm, đa đoan, dối trá,…bị sử sách và người đời nguyền rủa. Tác hại của những hành động đó thật ghê gớm : để dân,…sa hầm sẩy hang, khiến dân…chịu lầm than muôn phần, làm dân nhọc nhằn, làm rối dân… Bao nhiêu lần từ dân được nhắc đến trong đoạn thơ ! Điều này thể hiện rõ tư tưởng vì dân của ông Quán và đằng sau đó là của Nguyễn Đình Chiểu. Nhà thơ cùng với nhân vật của mình đã lấy quyền lợi của dân làm căn cứ đánh giá, thẩm xét việc làm của giai cấp thống trị. Và như vậy, mối tương quan giữa ghét và thương được nêu khái quát ở đoạn đầu lời ông Quán đến đây đã được chứng minh. Ta không chỉ đọc thấy từ doạn thơ thái độ "Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm" mà còn cả niềm xót xa thương cảm nữa.
Ông Quán nói tiếp về những đối tượng khiến mình thương :

Thương là thương đức thánh nhân,
Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông.
Thương thầy Nhan Tử dở dang,
Ba mươi mốt tuổi, tách đàng công danh.
Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt đã đành phui pha.
Thương thầy Đổng Tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.
Thương người Nguyên Lượng ngùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu, tôi dày đi xa.
Thương thầy Liêm, Lạc đã ra,
Bi lời xua đuổi vê nhà giáo dân.

Độc giả hẳn không thấy ngạc nhiên khi những người ông Quán "thương" và nêu tên đều là những danh nhân mà cuộc đời và sự nghiệp đã được ghi rõ trong sử sách. Chẳng phải ông đang xác nhận với Vân Tiên, Tử Trực rằng mình là người đã từng dọc thông kinh sử đó sao? (Trong truyện, trước lời của ông Quán là lời của Trực:… "lời nói hữu duyên – Thế trông kinh sử có tuyền cùng chăng?"). Nhưng điều đáng lạ là chuyện kinh sử thông qua lời thuật kể nồng nàn của ông bỗng trở nên vô cùng sống động. Với lòng thương của kẻ hậu bối (từ thương vừa mang nghĩa cảm thông, thương xót, thương yêu, vừa mang nghĩa kính trọng, tôn thờ), những cái tên tưởng khô cứng ngày xưa đã hoá thành những hình ảnh, những con người thật cụ thể, gần gũi, tưởng như đang sống đâu đó quanh ta. Ta đọc thấy đằng sau mỗi lời thơ một mối đồng cảm sâu sắc đối với những con người hết lòng vì dân vì nước nhưng không được toại chí. Nếu đặt đoạn thơ này vào bối cảnh thời cuộc khi Nguyễn Đình Chiếu viết Truyện Lục Vân Tiên, ta còn nhận ra mối ưu tư của nhà thơ về việc nhiều người thức thời, có chí canh tân đất nước dã không được triều đình trọng dụng. Xã hội Việt Nam đang ở trong tình trạng bê bối và bao nhiêu người tài giỏi có thể giúp đời đã phải chịu số phận bi kịch. Muôn dân cũng vì thế mà phải sống trong cảnh đau khổ triền miên. Tuy trong doạn thơ vừa trích, từ dân chỉ được nhắc tới một lần nhưng ta hiểu hình ảnh người dân chưa bao giờ thôi ám ảnh tâm trí ông Quán – nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.

Ông Quán kết thúc lời bàn về lẽ ghét thương của mình bằng một câu :

Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.

Vẫn là cái ý trọng tâm đã nêu lên từ đầu bây giờ được láy lại mà thôi. Tuy nhiên, nếu câu "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương" nặng tính chất sự lí thì câu "Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương" nặng phần tình cảm, cảm xúc. Từ lại diễn tả rất hay trạng thái không cầm lòng được của một con người đã "trót" có tâm. Toát lên từ đây là một nỗi ngậm ngùi – cái ngậm ngùi của kẻ có học và trải sự đời. Chút xa vắng của tâm sự riêng hoà lẫn vào lời đàm luận về lẽ ghét thương khiến cho câu chuyện của ông Quán càng có thêm sức ám ảnh. Ông đang trầm giọng và cái giọng trầm ấy củng cố thêm trong ta ấn tượng : ta đang nghe không phải một bài giáo huấn đúng đắn nhưng khô khan mà đang nghe những lời tâm huyết không nổi ra không được hoặc "cực lòng nên phải nói ra". Thì đúng là theo chuyện kể, có phải ông Quán – một kẻ tâm sáng, trí sáng, có "tài lành" của bậc chính nhân quân tử về ẩn thân ở chốn dân dã – bỏng dưng mà mỡ miệng bàn thế sự đâu ? Rõ ràng, những tâm sự vốn chôn sâu đáy lòng, khi được nói ra, luôn mang theo một âm sắc đặc biệt, gợi lên rất nhiều suy nghĩ.

Ở trên đã nói, quan điếm thương ghét của nhân vật ông Quán cũng chính là quan điểm thương ghét của tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Nó thuộc hệ thống tư tướng đạo lí của nho gia và không hoàn toàn mới mẻ. Tuy nhiên, việc nhà thơ nêu lại nó trong bối cảnh xã hội rối ren thời ông sáng tác Truyện Lục Vân Tiên, tại vùng dất mới Nam Bộ, vẫn mang một ý nghĩa hết sức tích cực. Chuyện thương ghét của muôn đời, cuối cùng, đã được nhà thơ cấp cho một nội dung lịch sử cụ thế cùng với điểm nhấn ở thái độ vì dân.

Đoạn thơ Lẽ ghét thương có một vẻ đẹp mộc mạc rất đặc trưng của Truyện Lục Vân Tiên và thậm chí là của toàn bộ thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, vẻ đẹp mộc mạc ấy toát lên từ tính cách bình dân của nhân vật; từ lời thoại bộc trực, thật thà ; từ lối dùng đại từ thể hiện lòng ngưỡng mộ chân thành thuần phác đối với những bậc tài đức (đức thánh nhân, thầy Nhan Tử, ông Gia Cát, thầy Đổng Tử, người Nguyên Lượng, ông Hàn Dũ, thầy Liêm, Lạc) ; thậm chí từ những chữ dùng có vẻ chưa được tinh tế lắm xét theo văn cảnh như phân vân, lằng nhằng, ngùi ngùi,… vẻ đẹp mộc mạc của hình thức, trong trường hợp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, lại tỏ ra hết sức hoà hợp với tư tướng vì dân mà nhà thơ muốn phát biểu. Thật là điều tất yếu khi đoạn thơ này cũng như toàn bộ Truyện Lục Vân Tiên chiếm được cảm tinh sâu sắc của nhiều thế hệ dộc giả Việt Nam.

Phân tích bài thơ Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu – Bài làm 2

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”

Nguyễn Đình Chiểu một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam thời kỳ trung đại, ông đã để lại cho nền văn học nước nhà những tác phẩm có giá trị rất lớn. Những tác phẩm của ông luôn đề cao tinh thần nhân nghĩa , thể hiện khát vọng lí tưởng của tác giả qua những nhân vật đương thời về một xã hội tốt đẹp. Đoạn trích “Lẽ ghét thương” (trích từ câu 473 – 504 của tác phẩm Lục Vân Tiên) đã thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Qua một cuộc đối thoại giữ ông quan và bốn chàng nho sinh (Vân, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm) khi họ cùng uống rượu và làm thơ trong quán của ông trước lúc vào thi đã thể hiện được những lời tâm huyết về nỗi ghét, tình thương nhân bản của ông. Đó chính là nỗi lòng của chính tác giả mượn lời nhân vật để nêu lên, thực sự mang lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.

Đoạn trích “Lẽ ghét thương” bao gồm 26 câu thơ lục bát là lời của ông Quán – một nho sĩ ở ẩn nói về lẽ ghét thương trên đời. Phải chăng đây chính là tâm tư của tác giả gửi gắm qua nhân vật, nói hết nỗi lòng nung nấu. Đó là tư tưởng trung quân Của Nguyễn Đình Chiểu, tư tưởng ấy trước hết không phải xuất phát từ vua mà từ dân, từ lợi ích của nhân dân. Nhà thơ cho ta thấy chỉ có thể trung với những ông vua tốt, biết chăm lo cho đời sống của nhân dân, còn đối với những tên vua xấu, thì ghét “ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm”.

Đoạn trích có 26 câu thơ thì có tới 16 câu thơ nói về tình thương. Như vậy số câu thơ về tình thương yêu con người đã quá nửa. Bản thân Nguyễn Đình Chiểu cũng đã từng nói “Bởi chưng hay ghét cũng hay thương”. Từ đó cho ta thấy một điều cái cội nguồn, cái gốc rễ, nguyên nhân sâu xa của nỗi ghét chính là tình thương dân sâu sắc.

Xuất phát từ tình thương nên nỗi ghét đã có một động lực mạnh mẽ  đến khó tả, lột tả được hết cảm nhận, nói lên những lời phê phán. Ông Quán ghét cay ghét đắng những chuyện tầm phào, những cái đa đoan, những cái dối trá, những trò mê dâm là vì chúng làm dối dân, làm dân luống chịu lầm than muôn phần. Tác giả đã không ngại đặt những lời bình thích đáng cho những tội ác đáng ghét:

“Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm

Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hoang

Ghét đời U, Lệ đa đoan

Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần

Ghét đời Ngũ bá phân vân

Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn

Ghét đời thúc quý phân băng

Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân.…”

Thực sự nhà thơ đã thương dân đến uất hận tâm gan, vừa ghét cái ác mà thương tâm đồng cảm với nỗi khổ của nhân dân càng nhiều thêm. Những câu thơ nói ghét thì đầy đanh thép, khinh bỉ,  tức giận thì đến những câu thơ nói về người dân thì giọng thơ âm thầm xót xa, sự sẻ chia nỗi thống khổ với nhân dân.

Ông Quán ghét những kẻ đã bày ra “chuyện tầm phào”, những tên vua tàn ác tên tuổi găm vào lịch sử sự tàn bạo, đầy ác nghiệt: Kiệt Trụ mê dâm, U lệ đa đoan, Ngũ bá phân vân, thúc quý phân băng. Hai nhân vật nổi tiếng tàn bạo trong lịch sử phong kiến Trung Hoa thời cổ đại. Những tên vua tàn ác mà tên  tuổi đều gắn với những giai thoại về sự độc ác khôn cùng. Tiếp đến là hai thời kì đen tối của lịch sử Trung Hoa. Kẻ cầm quyền tranh giành quyền lực đẩy nhân dân vào nạn binh đao. Kẻ thì ăn chơi, hưởng thụ sa đoạ, người thì say sưa tranh giành quyền lực nhưng tất cả bọn chúng đều gây ra một hậu quả chung là đẩy nhân dân vào cuộc sống vô cùng khổ cực. Thực sự đã quá ghét những kẻ đẩy dân đến tình cảnh “sa lầm lầy hang”, “lầm than muôn phần”, từng câu từng chữ dứt khoát, đay nghiến, yêu ghét rõ ràng rành mạch.

Để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện về nỗi ghét bằng những lời tâm huyết. Chỉ có 10 câu thơ đầu mà tác giả đã sử dụng tới 8 từ ghét. Riêng câu thơ thứ hai đã có tới ba từ:

“Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm”.

Diễn tả nỗi ghét với mức độ tăng dần đã gây một hiệu ứng cực kỳ mạnh mẽ, sự kết hợp của các điệp từ “ghét” với sự tăng cấp về mức độ, đối thương mà ông Quán ghét không còn chỉ thuộc phạm vi một thời, một triều đại nào mà cái ghét đó còn ghét trong mọi thời đại nếu sự bất công, đàn áp, lộng quyền…còn tồn tại. Nỗi ghét đã ăn sâu vào máu, vào huyết quản và tận tâm gan của ông Quan hay chính tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Điều này thể hiện tình nhân văn sâu sắc mang đậm nét bút của tác giả, nhân nghĩa là cái gốc, hạnh phúc của nhân dân là nền tảng, sự giàu có của nhân dân mới là thế lực quốc gia.

Đối lập với ghét là thương, có thương có ghét, xuất phát từ tình thương mới có ghét, còn ghét thì lại càng thương. Ông Quan bộc lộ một tình thương bao la, thương tới những người khó khăn, bất hạnh, thiếu may mắn, thương đồng loại, thương hiền tài…, thực sự rất sâu sắc. Với 16 câu thơ, tình thương càng lúc càng nhân lên.

Thương là thương đức thánh nhân

Khi nơi Tống, Vệ, lúc Trần, lúc Khuông.

Sau đó ông bộc lộ tình thương với thầy Nhan Tử, với Gia Cát, Đổng Tử, Nguyên Lượng, Hàn Dũ, Liêm, Lạc. Đó là những hiền nhân, quân tử, kiểu mẫu của đạo Nho, muốn hành đạo giúp vua cứu đời, cứu dân nhưng rút cục là gặp bất hạnh hoặc chết yểu, hoặc không được vua tin dùng… mơ ước và nguyện vọng hành đạo, cứu đời, cứu dân của họ không thành. Như vậy tình thương của ông Quán với những bậc quân tử cuối cùng cũng bởi tình thương dân, vì thương dân mà thương những người bị thất bại trong việc cứu giúp dân.

Thương thầy Nam Tử dở dang

 Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh

Thương ông Gia Cát tài lành

Gặp cơn Hán mạt đã đành phô pha…

Thương thấy Liêm, Lạc đã xa

Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.

Nếu đoạn thơ mười câu nói về lẽ ghét của ông Quán thì ở đoạn thơ mười sáu câu ông Quán lại bộc lộ lòng thương yêu trực tiếp đối với những người có tài cao chí lớn, muốn cứu đời, giúp dân… mà gặp rủi ro bất trắc nên nguyện vọng cứu đời, cứu dân không thực hiện được trọn vẹn.

Với mỗi chúng ta, khi bộc lộ tình cảm, sự yêu thương chân trọng ta thường nói đến những người thân thiết, cha mẹ sinh thành, anh em thân hữu, nhưng với nhân vật Quán, một nhà nho ở ẩn ông lại dành tình thương ấy đến với những người tài cao, chí lớn, đức hạnh hơn người; điều đó thể hiện một con người nghĩa khí với tâm hồn thanh cao và sự hiểu biết thâm sâu, một tình yêu thương đầy nhân văn, nhân bản. Nhà thơ đã điệp đi điệp lại từ thương tới chín lần, nó đã không chỉ thể hiện được tình thương yêu thiết tha ông dành cho từng đối tượng cụ thể mà còn bộc lộ một tình cảm tình thương bao là rộng lớn dành cho số phận cay đắng của con người trước những quy luật khắc nghiệt của tạo hóa và xã hội.

Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích này là lấy cái nền là một cuộc hội thoại để bộc lộ trực tiếp cái lẽ ghét thương của nhân vật, hay cũng là của chính tác giả, để trực tiếp nói ra được tiếng lòng của mình. Những câu thơ được tổ chức chặt chẽ, mạch lạc. Sự kết hợp giữa điệp từ ghét và thương vừa tạo nên nội dung rõ ràng dứt khoát, đẩy vần điệu lên đến cao trào. Giọng điệu vừa trang nghiêm, vừa thống thiết tạo sự lôi cuốn rất mạnh đến với bạn đọc.

Qua đoạn trích “Lẽ ghét thương” cho ta thấy được một tâm hồn nhạy cảm những cũng rõ ràng, dứt khoát trong cái gọi là ghét, thương đầy tâm huyết trong xã hội ngày ấy. Tác phẩm cũng cho ta thấy được nét tài hoa trong phong cách nghệ thuật  nhân văn, nhân bản mang đậm Nguyễn Đình Chiểu.

Phân tích Lẽ ghét thương trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu – Bài làm 3

Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn của văn học Việt Nam thời trung đại, được nhân dân, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ yêu chuộng. Nguyễn Đình Chiểu sáng tác truyện thơ này vào khoảng sau năm 1850, khi ông đã bị mù, về mở trường dạy học và chữa bệnh cho dân ở Gia Định. Nội dung dựa trên cơ sở các mô típ của văn học dân gian và truyện trung đại kết hợp với một số tình tiết có thật trong cuộc đời tác giả.

Truyện kể về Lục Vân Tiên, một chàng trai văn võ song toàn, trên đường đi thi đã đánh tan bọn cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga, một tiểu thư con quan. Nguyệt Nga tự nguyện xin gắn bó với chàng để đáp đển ân nghĩa. Trước khi thi, được tin mẹ đã qua đời, Lục Vân Tiên phải về chịu tang. Chàng thương khóc mẹ đến mù hai mắt. Trịnh Hâm, một kẻ xấu bụng vì ghen tài nên đã lừa đẩy Lục Vân Tiên xuống sông. Chàng được vợ chồng ông Ngư cứu sống, về đến quê nhà, chàng bị cha con Võ Thể Loan (vợ chưa cưới) trở mặt bội ước, đem bỏ chàng trong hang núi nhưng chàng được Thần, Phật giúp đỡ. Cuối cùng, mắt chàng sáng ra, thi đỗ Trạng nguyên và được nhà vua cử đi đánh giặc ô Qua.

Nguyệt Nga một lòng chung thủy với Vân Tiên. Bị Thái sư bắt đi cống cho giặc, nàng đã nhảy xuống sông tự tử, nhưng được cứu sống. Sau đó, nàng bị cha con Bùi Kiệm ép duyên, phải bỏ trốn. Cuối cùng, Vân Tiên thắng trận trở về, tình cờ gặp lại Nguyệt Nga và cùng nàng kết duyên chồng vợ.

Đoạn trích Lẽ ghét thương (từ câu 473 đến 504) kể về cuộc nói chuyện giữa nhân vật ông Quán và mấy nho sĩ trẻ tuổi. Lục Vân Tiên cùng bạn là vương Tử Trực đi thi, vào quán trọ gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm cũng là sĩ tử. Trịnh Hâm đề nghị bốn người làm thơ để so tài cao thấp. Trịnh Hâm, Bùi Kiệm thua tài lại còn nghi Lục Vân Tiên và vương Tử Trực gian lận. ông Quán nhân đó mới bàn về lẽ ghét thương ở đời.

Phân tích đoạn thơ Lẽ Ghét Thương trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu – Bài làm 4

Qua lời nhân vật ông Quán nói về lẽ ghét và tình thương, Nguyễn Đình Chiểu bày tỏ một tấm lòng, một lí tưởng sống cao đẹp: lo đời, thương dân, kính phục những kẻ sĩ đức trọng tài cao, ghê tởm và khinh bỉ những tên bạo chúa, hại dân, hại nước.

Đoạn thơ có bố cục rất chặt chẽ: 16 câu đầu nói về lẽ ghét, 14 câu tiếp theo thể hiện tình thương, 2 câu cuối bày tỏ một tấm lòng “Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương”.

Đọc truyện thơ của cụ Đồ Chiểu, ta biết Vân Tiên và Tử Trực trên đường đi thi, khi gần tới nơi kinh kì thì gặp hai bạn sĩ tử:

Một người ỏ quận Phan Dương,

Tên Hâm họ Trịnh tẩm thường nghê’ văn.

Một người ở phủ Dương Xuân,

Họ Bùi tên Kiệm tác chừng đôi mươi.

Bốn sĩ tử rủ nhau vào quán uống rượu làm thơ, so tài “thấp cao”. Tử Trực hỏi ông Quán về kinh sử, Vân Tiên hỏi ông Quán về “thương ghét, ghét thương lẽ nào?”

Ông Quán không phải là một kẻ tầm thường. Đúng là một kẻ sĩ thoát vòng danh lợi, lánh đục tìm trong; một tấm lòng đầy ắp nỗi lo đời và tâm sự.

Ông Quán ghét ai, ghét những điểu gì, và tại sao mà ông ghét. Hai càu đầu khái quát lẽ ghét của ông:

Quán rằng: “Ghét việc tầm phào,

Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tám”.

‘‘Việc tầm phào ” là những việc vu vơ, hão huyền, trái đạo lí, thất nhân tâm do bọn cường quyền, bạo chúa gây ra, làm hại dân, hại nước. Ghét một cách ghê gớm, ghét một cách khinh bỉ “ghét cay, ghét đắng”. Ghét một cách sâu sắc, mãnh liệt, ‘‘ghét vào tận tâm ”, ghét đến bầm gan tím ruột, ghét không bao giờ nguôi. Cái ghét của ông Quán gắn liền với căm thù, phẫn uất. Cách nói của ông Quán là cách nói có hình ảnh cụ thể, cách nói bộc trực của người dân quê, của người nông dán Nam Kì. Chữ “ghét” được điệp lại bốn lần và sử dụng nghệ thuật tăng cấp, kết hợp với cách ngắt nhịp: 2/ 4/ 2/ 2/ 4 đã làm cho giọng thơ, giọng nói vang lên mạnh mẽ, chì chiết, đầy phẫn uất, căm thù và khinh bỉ.

Tám câu tiếp theo, ông Quán vạch mặt, chỉ tên những kẻ mà ông ghét, ông khinh. Đó là vua Kiệt nhà Hạ, vua Trụ nhà Thương, hai tên bạo chúa, hoang dâm vô độ nhất trong lịch sử các vua chúa Trung Quốc: say mê tửu sắc suốt ngày đèm năm tháng, “rượu chứa thành ao, thịt treo thành rừng”. Kiệt, Trụ không chỉ là “vua quỷ”, “vua lợn” rất “mê dâm” mà còn bóc lột nhân dân đến tận xương tuỷ, lắm cho trăm họ phải lầm than, điêu linh: “Đểdân đến nỗi sa hầm sẩy hang”.

Ông Quán ghét “U, Lệ đa đoan Ư, Lệ là u Vương và Lệ Vương đời nhà Chu, hai kẻ đã làm bao chuyện “đa đoan” rắc rối, “Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần”. Để mua một tiếng cười của mĩ nhân Bao Tự, u Vương đã sai bọn cung nữ xé hàng trăm, hàng nghìn tấm lụa mỗi ngày, hoặc vô cớ sai đốt lửa trên hoả đài Li Sơn để đánh lừa chư hầu kéo quân đến! Cái chết buồn thảm, nhục nhã của u Vương, Lệ Vương là sự trừng phạt của lịch sử: “Ly Sơn cười một phút – Bao Tự kia lầm hết chư hầu – … Vị Thuỷ tắm đòi phen – Dương Phi nọ độc hoc) thiên hạ” (Cung trung bảo huấn).

Ngũ bá cuối đời nhà Chu thời Xuân Thu, năm vua chư hầu là Tề Hoàn Công, Tấn Vãn Công, Tống Tương Công, Tần Mục Công, Sờ Trang Vương đã mưu bá đồ vương, gây ra cảnh chiến tranh triển miên, hỗn loạn, “Chuộng bế dối trá lâm dân nhọc nhằn ”. “Dán nhọc nhằn ” vì trai tráng bị bắt đi làm bia đỡ cung tên, giáo mác, thóc lúa bị vơ vét sạch, làng xóm bị đốt phá tan hoang! Đâu đàu cũng chỉ thấy một màu khăn tang trắng xoá !

Ông Quán ghét đời ngũ bá, ghét cả đời thúc quý:

Ghét đời Ngũ bá phân vân,

Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn.

Ghét đời thúc quỷ phân băng,

Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân.

Thúc quý là đời suy loạn, sắp bị diệt vong. Phân băng nghĩa là chia lìa, đổ nát. Cảnh chiến tranh, loạn lạc diễn ra hết năm này qua năm khác, máu chảy thành suối, thây chất thành non. Bọn xưng hùng, xưng bá đã gây ra cảnh “phân băng” đầy máu và nước mắt, gây ra bao thẳm hoạ “Sớm đẩu tối đánh lằng nhằng rối dân ”.

Đoạn thơ mười sáu câu đã có tám chữ “ghét” bộc lộ giọng điệu, ngữ điệu của ông Quán cất lên mạnh mẽ, thiết tha. Ông Quán đã đứng về phía nhân dân, vì sự sống còn và hạnh phúc của nhàn dân mà ông lèn án; ông câm ghét những tên bạo chúa, đứa thì “mê dâm” đứa thì “đa đoan………… Trái tim ông Quán lúc nào cũng hướng về dân, san sẻ với người dàn ỉầm than, đau khổ:

Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.

Khiến dân luông chịu lầm than muôn phần.

Chuộng hề dối trá làm dân nhọc nhằn.

Sớm dầu tối đánh lằng nhằng rối dân.

Qua đó ta thấy rõ, thơ Nguyễn Đình Chiểu nói về lẽ ghét mang tính nhân dân sâu sắc. Lời thơ của ông đã gắn với hơi thở, nhịp sống và ước nguyện của những người dân lành nơi xóm gần làng xa.

Mười bốn câu thơ tiếp theo, ông Quán nói lên tình thương bao la của mình. Tấm lòng và trái tim nhân ái mênh mông của ông Quán hướng về những con người đức trọng tài cao mà không gặp thời.

Điệp ngữ “thương” được láy lại tám lần, làm cho giọng thơ vang lên thiết tha, nồng hậu. Tất cả chín người điển hình cho những thiên tài trải qua nhiều bi kịch mà ông Quán nhắc đến với bao tình thương: Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát Lượng, Đổng Tử, Nguyên Lượng, Hàn Dũ, Chu Đôn Di, Trình Hạo, Trình Di (Liêm, Lạc). Mỗi người một vẻ, một cảnh ngộ mà tên tuổi sáng ngời kinh sử.

Là Khổng Tử “đức thánh nhân ”, ông tổ của Nho giáo, người nước Lỗ đã trải qua nhiều gian truân trong những năm dài hành đạo: “Khi nơi Tống Vệ, lúc Trần, lúc Khuông’’. Tài năng của “đức thánh nhân ” đâu được bọn vua chúa thời Xuân Thu trọng dụng! Thoái quan vi sư là cách ứng xử của Khổng Tử để giúp ích cho đời.

Nhan Tử tức là Nhan Uyên, người học trò giỏi nhất trong ba nghìn môn sinh của Khổng Tử, nhưng sự nghiệp “dở dang” vì mệnh yểu: “Ba mươi mốt tuổi tách dàng công danh

Thương là thương đức thánh nhân,

Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông.

Thương thầy Nhan Tử dở dang,

Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh.

Gia Cát Khổng Minh, nhà quân sự thiên tài thời Tam Quốc, ôm ấp chí nguyện khôi phuc nhà Hán, thống nhất đất nước nhưng không thành, qua đời lúc 54 tuổi:

Thương ông Gla Cát tài lành,

Gặp cơn Hán mạt đã đành phôi pha.

Đổng Tử tên là Đổng Trọng Thư, bậc đại nho đời Hán, học rộng tài cao, từng ra làm quan nhưng không được trọng dụng, không thể thi thố tài năng, đành phải lui về mở trường dạy học:

Thương thầy Đổng Tử cao xa,

Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.

Còn có bao nhân tài lỗi lạc khác, đức độ cao khiết mà ông Quán rất thương. Đó là Nguyên Lượng Đào Uyên Minh không chịu uốn lưng vì năm đấu gạo mà trả áo mũ từ quan, lui về vườn cũ cày ruộng, hái cúc, uống rượu, ngâm thơ, đã để lại bài “Quy khứ lai từ nổi tiếng:

Thương người Nguyên Lượng ngùi ngùi,

Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.

Đó là Hàn Dũ, đỗ tiến sĩ, có tài văn chương lỗi lạc, vì cương trực mà thất thế trên đường công danh:

Sớm dưng lời biểu, tối đày đi xa.

Đó là Chu Đôn Di, Trình Hạo, Trình Di (thầy Liêm, Lạc), những nhà triết học xuất chúng đời Đường, tuy có ra làm quan một thời gian ngắn, nhưng không được tin dùng, bèn lui về dạy học:

Thương thầy Liêm, Lạc đã ra,

Bị lời xua đuổi vê nhà giáo dân.

Nguyễn Đình Chiểu đã tạo nên phong cách ngôn ngữ trang trọng khi thể hiện tình thương của ông Quán. Chữ “thương” được gắn kết với các đại từ nhân xung như: “đức”, “thầy”, “ông”, “người”,… biểu lộ tình cảm kính phục, cảm mến và trọng vọng của ông Quán đối với những nhân vật đức trọng tài cao được nhắc đến: “thương đức thánh nhân”, “thương thầy Nhan Tữ “thương ông Gia Cát”, “thương thầy Đổng Tử”, “thương người Nguyên Lượng”, “thương ông Hàn Dũ”, “thương thầy Liêm, Lạc”. Qua đó, ta càng thấm thìa lời nhắc nhở của cổ nhân: “Nhân cách là bài học làm người cho kẻ sĩ xưa nay”.

Hai câu cuối đoạn thơ khép lại lời ông Quán. Lẽ ghét thương được ông nói đến đều hướng tới những nhân vật lịch sử, những con người trong kinh sử. Tinh thương, lẽ ghét là lí tưởng của ông, là tình cảm tự nhiên của con người, rất nồng nhiệt và trung hậu:

Xem qua kinh sử mấy lần,

Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.

Đoạn thơ “Lẽ ghét thương” là lời ông Quán nói với bốn sĩ tử đang uống rượu làm thơ. Với đối tượng ấy thì những điều mà ông Quán nhắc lại trong kinh sử có ý nghĩa sâu sắc và thấm thìa, đâu phải chỉ là chuyện “sách vơ”. Đó là bài học về nhân cách, về đạo lí làm người, về cách xuất xử của kẻ sĩ chân chính, là thái độ đứng về phía nhân dân để bày tỏ thái độ, bày tỏ tình thương, lẽ ghét.

Tiếng nói của ông Quán chính là tiếng nói của nhân dân, mang ý nguyện của nhân dân. Ông Quán cũng như ông Ngư, ông Tiều, Lão bà, Tiểu đồng… là những nhân vật có nhân cách, phẩm chất cao đẹp trong “Truyện Lục Vân Tiên” làm cho chúng ta nhớ mãi.

Thu Thủy (Tổng hợp)

Từ khóa tìm kiếm

0