Em hãy phân tích bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt
Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt, để thấy được tình cảm bà cháu được thể hiện trong tác phẩm. Bếp lửa là bài thơ thể hiện tình cảm gắn bó của hai bà cháu trong những năm tháng gian nan, tình cảm đó vẫn sáng lên nhờ sự gắn bó thân thiết và da diết trong con người. Và với những ...
Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt, để thấy được tình cảm bà cháu được thể hiện trong tác phẩm. Bếp lửa là bài thơ thể hiện tình cảm gắn bó của hai bà cháu trong những năm tháng gian nan, tình cảm đó vẫn sáng lên nhờ sự gắn bó thân thiết và da diết trong con người. Và với những vần thơ đậm tình yêu thương, tác giả đã thể hiện nỗi lòng của mình trong từng câu thơ. Mở đầu bài thơ tác giả đã thể hiện một hoàn cảnh sống thiếu thốn, nhưng ấm áp tình yêu ...
Đề bài: , để thấy được tình cảm bà cháu được thể hiện trong tác phẩm.
Bếp lửa là bài thơ thể hiện tình cảm gắn bó của hai bà cháu trong những năm tháng gian nan, tình cảm đó vẫn sáng lên nhờ sự gắn bó thân thiết và da diết trong con người. Và với những vần thơ đậm tình yêu thương, tác giả đã thể hiện nỗi lòng của mình trong từng câu thơ.
Mở đầu bài thơ tác giả đã thể hiện một hoàn cảnh sống thiếu thốn, nhưng ấm áp tình yêu thương trong tâm hồn của hai bà cháu, một hình ảnh bếp lửa đang ấm lên mỗi ngày với sự chắt chiu tình yêu thương, nồng đượm của tình bà cháu:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!
Tình cảm của người cháu đối với người bà là sự yêu thương thành kính, bà và cháu đều gắn với hình ảnh bếp lửa, chờn vờn sương sớm, và đã vất vả để nuôi dạy cháu nên người và chính hình ảnh bếp lửa đó cũng thể hiện tình cảm của bếp lửa đang ấm iu nồng đượm, một tình cảm của sự gắn bó da diết trong tâm hồn của mỗi người:
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
Hình ảnh bếp lửa đã gắn bó với hình ảnh của người cháu từ khi lên 4 tuổi, một tình cảm ấp đượm biết bao nhiêu sự yêu thương, hình ảnh bà với bếp lửa và những nỗi nhớ dai dẳng ấp iu và gắn bó với người cháu, cũng được thể hiện sâu sắc trong từng vần thơ, cháu đã quen mùi khói, năm đó hoàn cảnh sống đói khổ, bố phải đi đánh xa, ngựa gầy. Một giai đoạn đã qua là một hoàn cảnh khó khăn, vất vả, cháu đã cùng bà vượt qua những giai đoạn sống như thế, hình ảnh khói hun nhèm mắt cháu, với hoàn cảnh sống khó khăn, cháu nghĩ mà đến bây giờ sống vẫn còn cay.
Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Sự gắn bó làm nên một tình cảm thiêng liêng, bao nhiêu năm tháng ròng rã, cháu cùng bà nhóm lửa, ngoài cánh đồng xa vẫn nhớ có tiếng tu hú kêu, không biết giờ bà có còn nhớ hay không, trước đây bà hay kể chuyện cho cháu nghe, những ngày tháng gian nan vất vả, bà và cháu cùng nhau vượt qua:
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế,
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Hình ảnh người bà tần tảo bên bếp lửaBên ngoài tiếng tu hú vẫn cứ kêu, nhưng mẹ cha đi công tác bận không về, cháu ở nhà với bà, bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm và học hành, tất cả đều được và dạy dỗ, bao nhiêu năm tháng xa vắng bố mẹ cháu vẫn cùng bà bên bếp lửa cùng nhóm lửa và bà còn kể cho cháu nghe biết bao nhiêu câu chuyện. Hoàn cảnh sống khó khăn, nhưng tình yêu thương của người bà đối với cháu vẫn không hề thay đổi, khó khăn thì bà cháu rau cháo nuôi nhọc, với bao sự mệt nhọc nhưng bà vẫn không biết mệt mỏi, vẫn nặng nhọc gánh sương yêu thương và chăm sóc cháu:
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Hình ảnh bếp lửa làm cho hình ảnh người cháu nhớ đến bà, hình ảnh bà vất vả, tần tảo được thể hiện trong những năm tháng gian nan, vất vả bên cuộc sống, những tiếng tu hú ngoài kia vẫn còn kêu hoài, tác giả mong ước nó đến ở cùng bà, để bà vơi đi sự cô đơn, sự mệt nhọc của cuộc sống. Hình ảnh của người cháu vẫn nuôi yêu thương và nhớ mong đến bà, hình ảnh bếp lửa làm gợi lên hình ảnh của người bà tần tảo sớm hôm:
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”.
Năm đó giặc đến đốt làng, toàn bộ mọi thứ đều bị thiêu trụi, người dân phải sống trong cảnh lầm lụi, cháu và bà phải đỡ đần nhau dựng lấy túp lều tranh để sống, nhưng bà và cháu vẫn dạy cháu đinh ninh, để vững tin niềm tin cho cháu của mình, vững tin và đỡ đần bà, hình ảnh hai bà cháu gắn bó cùng với nhau vượt qua mọi khó khăn gian nan, đã làm cho cháu thêm niềm tin, vững bước hơn trong cuộc sống. Dù hoàn cảnh sống khó khăn nhưng hình ảnh bà vẫn luôn vững bước hơn trong cuộc sống để lấy niềm tin cho cháu của mình, bà dặn cháu vững tin để cho bố mẹ còn yên tâm công tác, hình ảnh bà tần tảo, lo lắng cho con và cháu đã thể hiện một tấm lòng cao thượng của bà:
Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
Một hình ảnh bếp lửa lại được lặp lại, bà nhóm bếp lửa lên để thể hiện một niềm tin dai dẳng, một ngọn lửa vẫn được bà ấp ủ trong trái tim của mình, hình ảnh sớm chiều được nhìn thấy hình ảnh của bà cũng đủ để cháu ấm lòng:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
Cả năm tháng cuộc đời, bà luôn lận đận trong cuộc sống vì con và vì cháu, mấy chục năm trôi qua, đến tận bây giờ hình ảnh của bà vẫn không hề bị phai nhạt trong tâm hồn của người cháu, thói quen của bà vẫn dạy sớm, nhóm bếp lửa lên, và một bếp lửa vẫn ấm đượm tình cảm, những tình yêu thương, sự gắn bó của hại bà cháu trong cảnh khoai sắn ngọt bùi, với những niềm vui mới. Bao nhiêu năm trôi qua nhưng tình cảm về bếp lửa kì lạ, thiêng liêng vẫn luôn còn đó, nó thể hiện niềm vui mới trong cảnh chung vui của tâm tình, hình ảnh bà cháu gắn bó trong cuộc sống và mang lại nhiều tình cảm da diết thiêng liêng. Biết bao khó khăn cháu và bà cũng đã đều trải qua, cơm sắn ngọt bùi, một niềm vui của tuổi trẻ tâm tình kì lạ và thiêng liêng.
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?…
Khi lớn lên cháu đã đi xa để lo cho cuộc sống của mình, những hình ảnh người cháu luôn mong ngóng được trở về nơi bà đã nhóm lửa lên mỗi ngày và cũng nhắc nhở người cháu nên biết yêu thương, trân trọng tình cảm của bà đối với cháu, dù cho đi đâu xa, nhưng niềm vui với những ngọn lửa của muôn nhà, không lúc nào làm nhân vật người cháu nguôi ngoai đi cảm giác gần gũi đó, một cảm xúc đặc biệt và vô cùng gần gũi.
Hình ảnh người bà tần tảo và tình yêu thương, sự gắn bó của hai bà cháu đã nói lên tình cảm thiêng liêng, da diết đang dần lan tỏa và trở thành cảm xúc chủ đạo trong tác phẩm.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
Anh chị hãy phân tích bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt
Phân tích bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt
Phan tich bai tho Bep lua cua Bang Viet
Anh chi phan tich bai tho Bep lua cua Bang Viet