05/06/2017, 00:04
Phân tích đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” (Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái).
Đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” trong Hoàng Lê nhất thống chí đã cho thấy sự thối nát của phủ chúa Trịnh: cha, con, anh, em tranh giành quyền lực, việc phế con trưởng lập con thứ hoàn toàn do quyền lợi ích kỉ của phe đảng, không vì quyền lợi của đất nước, của nhân dân. Cuộc tranh giành đó Trịnh ...
Đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” trong Hoàng Lê nhất thống chí đã cho thấy sự thối nát của phủ chúa Trịnh: cha, con, anh, em tranh giành quyền lực, việc phế con trưởng lập con thứ hoàn toàn do quyền lợi ích kỉ của phe đảng, không vì quyền lợi của đất nước, của nhân dân.
Cuộc tranh giành đó Trịnh Tông là kẻ đang bị thất thế, có nguy cơ bị hại, phải nhờ mẹ là thái phi họ Dương kêu với quận Huy mới bảo toàn được tính mệnh.
Lính kiêu binh phần nhiều đều thuộc phe của Trịnh Tông. Tông mà bị diệt trừ thì họ mất chỗ dựa và có thế bị diệt theo. Số phận của các đám gia thần, tôi tớ, binh lính của các tập đoàn phong kiến xưa nay là vậy. Có thể kế các nhân vật kiêu binh như: Dự Vũ, đầu bếp của Tông; Gia Thọ là gia thần, Bằng Vũ là gia binh. Chúng căm ghét quận Huy như kẻ thù của chúng.
Vì thế, lời nói của Dự Vũ, Gia Thọ đều có tính chất xúi giục, hậu thuẫn cho Tông làm phản. Tông mời cơm ngỏ ý chỉ là một biểu hiện phó thác chính thức, lái mũi nhọn chĩa vào quận Huy.
Mục đích nổi loạn cùa kiêu binh là trả thù, rửa hận. Lời nói của Dự Vũ đã cho thấy quân lính “căm ghét”, “hậm hực” khinh bỉ cách làm của chúa Trịnh và quận Huy, chỉ muốn diệt trừ cho hả giận. Đề xuất kế sách của Bằng Vũ chứng tỏ quân lính rất khinh nhờn thế lực của phủ chúa: “Đánh một hồi trống làm hiệu, rồi kẻo ùa cả vào, nắm cẳng hắn, vứt chỏng gọng xuống dưới thềm một cái là xong thôi mà!”.
Sự can thiệp của bọn quý tộc, thân tộc trong phủ như quận Viêm, con hắn là Chiếu lĩnh bá, quận Hoàn, Thánh mẫu... cho thấy chúng chỉ muốn lợi dụng để hớt lấy công hoặc che chắn đế bảo vệ quyền lợi mình. Tiêu biểu cho thái độ bàng quan là Viêm quận công. Tiêu biểu cho thái độ hớt công là Bùi Bật Trực và Chiếu lĩnh bá. Mặt khác qua sự can thiệp này ta thấy phủ chúa hoàn toàn bất lực, kiêu binh lộng hành, làm chủ tình thế. Ở nơi tập trung quyền hành trung ương chỉ là một đám lưu manh họp chợ để giở thói côn đồ thanh toán nhau!
Đoạn văn đã miêu tả một cuộc nổi loạn của binh lính. Thế lực của họ thật mạnh. Xuất phát từ lòng căm phẫn, khinh bỉ, muốn rửa hận, trả thù, quân kiêu binh đã tụ tập, bàn định và thống nhất với nhau rất nhanh. Họ nổi lên chi phối các sự kiện lịch sử. Họ mớm lời và xúi giục Trịnh Tông, họ quyết định cách nổi loạn, bầu người chủ mưu, không cần chỉ dụ của ai hết. Trịnh Tông phó thác chỉ là kẻ ăn theo, Trần Hữu Cầu viết hịch chỉ là một việc hiếu sự. Bằng Vũ quyết định ngày khởi sự, không cần tâu với Thánh mẫu. Khi nghe tiếng trống, quân lính “nhảy nhót, hăng hái, cầm binh khí xô lấn nhau mà vào trong phủ”, “họ hò reo quát tháo long trời lở đất”.
Đoạn giết quận Huy đã thế hiện sức mạnh của kiêu binh. Họ dọa quận Châu. Thoạt đầu, do thói quen phục tùng, họ sợ quận Huy, song chỉ được một lát, từ tư thế ngồi họ nhao nhao đứng dậy vây lấy voi chiến, nềm gạch ngói vào voi, dùng câu liêm kéo quản tượng xuống giết, rồi kéo quận Huy xuống đánh chết, mồ bụng lấy gan ăn sống, sau đó lấy đá ghè chết em quận Huy. Tất cả sự nổi loạn, tàn bạo đã thể hiện cụ thể, sống động, nó cho thấy sức mạnh của đám đông có thể làm nổi thuyền, có thể làm lật thuyền.
Trịnh Tông đúng là ông chúa bù nhìn, hắn lên ngôi chúa hoàn toàn nhờ sự đưa đẩy tình cờ của số phận, tất cả chỗ dựa là đám lính tráng tự phát nổi lên. Cho nên khi đã làm chúa rồi, vẫn không sao làm chủ được đám âm binh làm loạn: phá nhà, giết người, cướp của... Trịnh Tông trở thành nhân vật hài hước khi được bọn lính tráng đặt lên cái mâm rồi nâng lên hạ xuống như “giỡn quả cầu” trong tiếng reo hò của đám loạn quân và dân hàng phố đông như họp chợ...
Kiêu binh đã lập Trịnh Tông lên, cảnh khiêng Tông trên chiếc mâm gỗ, đưa lên, đưa xuống, mọi người xúm lại đông như họp chợ. Hai tiếng “họp chợ” thật mỉa mai! Họ lại đặt sập gụ ngoài phủ đường để đưa Tông lên ngôi. Mấy chữ “ngoài phủ đường” cũng hài hước, chẳng có chút ụy nghiêm nào. Họ lại xin di phá tất cả dinh cơ quận Huy, làm náo động kinh thành liền trong mấy ngày.
Trái lại với sức mạnh bạo lực của kiêu binh, giai cấp thống trị tỏ ra hoàn toàn bất lực và thảm hại.
Sự bất lực thảm hại của phe quận Huy đã quá rõ. Không đề phòng, thiếu mưu lược, sờ đến cung thì cung đứt dây, sờ đến súng thì súng không nổ! Hai anh em Huy bị giết nhanh chóng! Chúa thì chạy trốn, đói bụng khóc nheo nhéo phải dọa bị bắt mới không khóc nữa. Những kẻ nắm quyền quốc gia trong phủ mà như thế, thật là hài hước hết mức!
Phe theo Tông cũng bất lực không kém. Quận Châu lúc đầu theo Huy đứng trong cửa định lên giọng đe quân lính. Kiêu binh mới đe một câu liền mở cửa ngay. Thế mà khi kiêu binh đã giết hết anh em quận Huy rồi, Châu còn phất cờ đuôi báo và khua chiêng thu quân, làm như mình đã là người chỉ huy quân đội của phe Trịnh Tông vậy!
Đoạn trích cho thấy Trịnh Tông, Thánh mẫu chỉ là đám bèo bọt trôi nổi trên bề mặt dòng thác lịch sử. Tông chỉ là con rối trong tay kiêu binh. Chỉ của Thánh mẫu chỉ là bản viết tức thời trước việc đã rồi. Khi kiêu binh thừa thế đốt phá, trả thù riêng, “Tông hạ chỉ ngăn cấm mà họ vẫn không thôi” chứng tỏ Tông chẳng có chút uy quyền nào cả. Khi chúa vờ giết phứa “một người thường dân” (vì không dám đụng vào kiêu binh!) thì việc phá phách mới tạm ngừng, nhưng việc bắt người vẫn đang tiếp tục. Đoạn văn đã cho thấy làn sóng nổi loạn của quân lính và số phận bèo bọt của một vương triều, chứng tỏ sự thối nát cùng cực của một chế độ.
Có thề nói quận Huy và Trịnh Tông ở hai phía là những nhân vật của một tấn bi hài kịch lịch sử nói về sự suy sụp của triều đại họ Trịnh. Một triều đại phong kiến lâu đời, hiển hách đã rơi vào tình trạng suy sụp một cách thảm hại. Bố chết nằm đấy, anh em đã xung đột, tranh nhau ngai vàng. Đám lính tráng nổi lên làm chủ cả thành Thăng Long, phá nhà, đốt nhà, cướp của, giết người vô tội vạ v.v... Quận Huy bị phanh thây. Trịnh Cán bị phế truất. Tất cả là do bọn lính tráng, bọn bồi bếp tự phát nổi lên. Trịnh Tông lên ngôi mà bất lực trước đám, âm binh bất trị... Đúng là tấn bi kịch lịch sử.
Nhưng chất hài của tấn kịch lịch sử này cũng rất rõ: Những nhân vật đã bị lịch sử lên án, đã hết vai trò lịch sử, vẫn cố khẳng định uy quyền của mình và trở thành những vai hề như quận Huy vẫn tin ở uy quyền của mình, biết trước âm mưu nổi loạn của đám kiêu binh vẫn không thèm phòng bị gì, một mình giữa đám loạn quân hung hãn vẫn quát tháo thị oai. Nhưng bắn cung cung gẫy, bắn súng súng không nổ... cuối cùng bị kéo cổ xuống đất. Đúng là hài hước. Trịnh Tông thì tuy vẫn được gọi bằng những danh hiệu những từ ngữ trang trọng cao quy của bậc đế vương: thế tử, mặt rồng, Thánh chúa... nhưng ngai vàng chỉ là cái mâm đặt trên vai đám lính tráng, để cho hàng phố đến xem như họp chợ.
Những tư liệu được trình bày hết sức cụ thể, tỉ mỉ: về lai lịch tính cách các nhân vật, về địa chỉ của các vụ việc, về âm mưu của các phe phái, về quá trình hình thành, phát triển và kết thúc của sự kiện.v.v…Nghĩa là những tư liệu đủ để dựng lại bộ mặt, không khí của lịch sử một cách cụ thể, sinh động.
Bút pháp tả thực của lối chép sử biên niên không che dấu một nụ cười mỉa mai và xót xa trước tình cảnh đất nước bị rữa nát từ chính quyền trung ương. Cơn hấp hối vào giờ chót của một triều đại bao giờ cũng chẳng là một màn bi hài của lịch sử?
Lính kiêu binh phần nhiều đều thuộc phe của Trịnh Tông. Tông mà bị diệt trừ thì họ mất chỗ dựa và có thế bị diệt theo. Số phận của các đám gia thần, tôi tớ, binh lính của các tập đoàn phong kiến xưa nay là vậy. Có thể kế các nhân vật kiêu binh như: Dự Vũ, đầu bếp của Tông; Gia Thọ là gia thần, Bằng Vũ là gia binh. Chúng căm ghét quận Huy như kẻ thù của chúng.
Vì thế, lời nói của Dự Vũ, Gia Thọ đều có tính chất xúi giục, hậu thuẫn cho Tông làm phản. Tông mời cơm ngỏ ý chỉ là một biểu hiện phó thác chính thức, lái mũi nhọn chĩa vào quận Huy.
Mục đích nổi loạn cùa kiêu binh là trả thù, rửa hận. Lời nói của Dự Vũ đã cho thấy quân lính “căm ghét”, “hậm hực” khinh bỉ cách làm của chúa Trịnh và quận Huy, chỉ muốn diệt trừ cho hả giận. Đề xuất kế sách của Bằng Vũ chứng tỏ quân lính rất khinh nhờn thế lực của phủ chúa: “Đánh một hồi trống làm hiệu, rồi kẻo ùa cả vào, nắm cẳng hắn, vứt chỏng gọng xuống dưới thềm một cái là xong thôi mà!”.
Sự can thiệp của bọn quý tộc, thân tộc trong phủ như quận Viêm, con hắn là Chiếu lĩnh bá, quận Hoàn, Thánh mẫu... cho thấy chúng chỉ muốn lợi dụng để hớt lấy công hoặc che chắn đế bảo vệ quyền lợi mình. Tiêu biểu cho thái độ bàng quan là Viêm quận công. Tiêu biểu cho thái độ hớt công là Bùi Bật Trực và Chiếu lĩnh bá. Mặt khác qua sự can thiệp này ta thấy phủ chúa hoàn toàn bất lực, kiêu binh lộng hành, làm chủ tình thế. Ở nơi tập trung quyền hành trung ương chỉ là một đám lưu manh họp chợ để giở thói côn đồ thanh toán nhau!
Đoạn văn đã miêu tả một cuộc nổi loạn của binh lính. Thế lực của họ thật mạnh. Xuất phát từ lòng căm phẫn, khinh bỉ, muốn rửa hận, trả thù, quân kiêu binh đã tụ tập, bàn định và thống nhất với nhau rất nhanh. Họ nổi lên chi phối các sự kiện lịch sử. Họ mớm lời và xúi giục Trịnh Tông, họ quyết định cách nổi loạn, bầu người chủ mưu, không cần chỉ dụ của ai hết. Trịnh Tông phó thác chỉ là kẻ ăn theo, Trần Hữu Cầu viết hịch chỉ là một việc hiếu sự. Bằng Vũ quyết định ngày khởi sự, không cần tâu với Thánh mẫu. Khi nghe tiếng trống, quân lính “nhảy nhót, hăng hái, cầm binh khí xô lấn nhau mà vào trong phủ”, “họ hò reo quát tháo long trời lở đất”.
Đoạn giết quận Huy đã thế hiện sức mạnh của kiêu binh. Họ dọa quận Châu. Thoạt đầu, do thói quen phục tùng, họ sợ quận Huy, song chỉ được một lát, từ tư thế ngồi họ nhao nhao đứng dậy vây lấy voi chiến, nềm gạch ngói vào voi, dùng câu liêm kéo quản tượng xuống giết, rồi kéo quận Huy xuống đánh chết, mồ bụng lấy gan ăn sống, sau đó lấy đá ghè chết em quận Huy. Tất cả sự nổi loạn, tàn bạo đã thể hiện cụ thể, sống động, nó cho thấy sức mạnh của đám đông có thể làm nổi thuyền, có thể làm lật thuyền.
Trịnh Tông đúng là ông chúa bù nhìn, hắn lên ngôi chúa hoàn toàn nhờ sự đưa đẩy tình cờ của số phận, tất cả chỗ dựa là đám lính tráng tự phát nổi lên. Cho nên khi đã làm chúa rồi, vẫn không sao làm chủ được đám âm binh làm loạn: phá nhà, giết người, cướp của... Trịnh Tông trở thành nhân vật hài hước khi được bọn lính tráng đặt lên cái mâm rồi nâng lên hạ xuống như “giỡn quả cầu” trong tiếng reo hò của đám loạn quân và dân hàng phố đông như họp chợ...
Kiêu binh đã lập Trịnh Tông lên, cảnh khiêng Tông trên chiếc mâm gỗ, đưa lên, đưa xuống, mọi người xúm lại đông như họp chợ. Hai tiếng “họp chợ” thật mỉa mai! Họ lại đặt sập gụ ngoài phủ đường để đưa Tông lên ngôi. Mấy chữ “ngoài phủ đường” cũng hài hước, chẳng có chút ụy nghiêm nào. Họ lại xin di phá tất cả dinh cơ quận Huy, làm náo động kinh thành liền trong mấy ngày.
Trái lại với sức mạnh bạo lực của kiêu binh, giai cấp thống trị tỏ ra hoàn toàn bất lực và thảm hại.
Sự bất lực thảm hại của phe quận Huy đã quá rõ. Không đề phòng, thiếu mưu lược, sờ đến cung thì cung đứt dây, sờ đến súng thì súng không nổ! Hai anh em Huy bị giết nhanh chóng! Chúa thì chạy trốn, đói bụng khóc nheo nhéo phải dọa bị bắt mới không khóc nữa. Những kẻ nắm quyền quốc gia trong phủ mà như thế, thật là hài hước hết mức!
Phe theo Tông cũng bất lực không kém. Quận Châu lúc đầu theo Huy đứng trong cửa định lên giọng đe quân lính. Kiêu binh mới đe một câu liền mở cửa ngay. Thế mà khi kiêu binh đã giết hết anh em quận Huy rồi, Châu còn phất cờ đuôi báo và khua chiêng thu quân, làm như mình đã là người chỉ huy quân đội của phe Trịnh Tông vậy!
Đoạn trích cho thấy Trịnh Tông, Thánh mẫu chỉ là đám bèo bọt trôi nổi trên bề mặt dòng thác lịch sử. Tông chỉ là con rối trong tay kiêu binh. Chỉ của Thánh mẫu chỉ là bản viết tức thời trước việc đã rồi. Khi kiêu binh thừa thế đốt phá, trả thù riêng, “Tông hạ chỉ ngăn cấm mà họ vẫn không thôi” chứng tỏ Tông chẳng có chút uy quyền nào cả. Khi chúa vờ giết phứa “một người thường dân” (vì không dám đụng vào kiêu binh!) thì việc phá phách mới tạm ngừng, nhưng việc bắt người vẫn đang tiếp tục. Đoạn văn đã cho thấy làn sóng nổi loạn của quân lính và số phận bèo bọt của một vương triều, chứng tỏ sự thối nát cùng cực của một chế độ.
Có thề nói quận Huy và Trịnh Tông ở hai phía là những nhân vật của một tấn bi hài kịch lịch sử nói về sự suy sụp của triều đại họ Trịnh. Một triều đại phong kiến lâu đời, hiển hách đã rơi vào tình trạng suy sụp một cách thảm hại. Bố chết nằm đấy, anh em đã xung đột, tranh nhau ngai vàng. Đám lính tráng nổi lên làm chủ cả thành Thăng Long, phá nhà, đốt nhà, cướp của, giết người vô tội vạ v.v... Quận Huy bị phanh thây. Trịnh Cán bị phế truất. Tất cả là do bọn lính tráng, bọn bồi bếp tự phát nổi lên. Trịnh Tông lên ngôi mà bất lực trước đám, âm binh bất trị... Đúng là tấn bi kịch lịch sử.
Nhưng chất hài của tấn kịch lịch sử này cũng rất rõ: Những nhân vật đã bị lịch sử lên án, đã hết vai trò lịch sử, vẫn cố khẳng định uy quyền của mình và trở thành những vai hề như quận Huy vẫn tin ở uy quyền của mình, biết trước âm mưu nổi loạn của đám kiêu binh vẫn không thèm phòng bị gì, một mình giữa đám loạn quân hung hãn vẫn quát tháo thị oai. Nhưng bắn cung cung gẫy, bắn súng súng không nổ... cuối cùng bị kéo cổ xuống đất. Đúng là hài hước. Trịnh Tông thì tuy vẫn được gọi bằng những danh hiệu những từ ngữ trang trọng cao quy của bậc đế vương: thế tử, mặt rồng, Thánh chúa... nhưng ngai vàng chỉ là cái mâm đặt trên vai đám lính tráng, để cho hàng phố đến xem như họp chợ.
Những tư liệu được trình bày hết sức cụ thể, tỉ mỉ: về lai lịch tính cách các nhân vật, về địa chỉ của các vụ việc, về âm mưu của các phe phái, về quá trình hình thành, phát triển và kết thúc của sự kiện.v.v…Nghĩa là những tư liệu đủ để dựng lại bộ mặt, không khí của lịch sử một cách cụ thể, sinh động.
Bút pháp tả thực của lối chép sử biên niên không che dấu một nụ cười mỉa mai và xót xa trước tình cảnh đất nước bị rữa nát từ chính quyền trung ương. Cơn hấp hối vào giờ chót của một triều đại bao giờ cũng chẳng là một màn bi hài của lịch sử?