Phân tích đoạn “Hồi trống cổ Thành”, trích “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung.
Phân tích đoạn "Hồi trống cổ Thành", trích "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung. I. MỞ BÀI Đoạn Hồi trống Cổ Thành trích hồi 28, Tam quốc diễn nghĩa là một trong những đoạn hay của tác phẩm, thể hiện khá nhiều đặc điểm về tư tưởng và nghệ thuật. Ngoài kết ...
Phân tích đoạn "Hồi trống cổ Thành", trích "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung.
I. MỞ BÀI
Đoạn Hồi trống Cổ Thành trích hồi 28, Tam quốc diễn nghĩa là một trong những đoạn hay của tác phẩm, thể hiện khá nhiều đặc điểm về tư tưởng và nghệ thuật. Ngoài kết cấu hoàn chỉnh, đoạn trích cònnêu lên một vấn đề lớn về nhân cách, lối sống của những con người chân chính, sống trung thực, coi trọng đạo lí qua hai nhân vật trung tâm: Trương Phi và Quan Vũ.
II. THÂN BÀI
A. NGHỆ THUẬT KẾT CẤU "HỒI TRỐNG CỔ THẢNH"
1. Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành có kết cấu hoàn chỉnh.
– Trình bày: Quan Vũ đến cổ Thành gọi Trương Phi ra đón.
– Khai triển: Mâu thuẫn giữa Trương Phi và Quan Vũ bắt đầu. Trương Phi vừa đánh vừa buộc tội, Quan Vũ thanh minh.
– Thắt nút: Sự xuất hiện của Sái Dương làm cho Trương Phi càng tin Quan Vũ phản bội.
– Mở nút – kết thúc: Chém Sái Dương, anh em hòa giải. Trương Phi nghe ra, vừa
khóc lạy Quan Vũ.
2. Đặt tên Hồi trống Cổ Thành, trước hết gợi lên không khí chiến trận, ở đây không chỉ có mâu thuẫn giữa Trương Phi và Quan Vũ mà còn có mâu thuẫn giữa Quan Vũ và Sái Dương. Tuy mâu thuẫn giữa Trương Phi và Quan Vũ là chú yếu nhưng mâu thuẫn giữa Quan Vũ và Sái Dương đã tạo nên điểm nút, làm cho mâu thuẫn giữa Trương Phi và Quan Vũ phát triển đến đỉnh điểm.
– Hồi trống do Trương Phi nêu ra là điều kiện, hơn thế nữa là quan tòa có quyền phán xét Quan Vũ trung thành hay phản bội. Quan Vũ không chỉ phải chém đầu Sái Dương mà còn phải chém được trong thời gian ngắn nhất. Khát vọng minh oan đã giúp Quan Vũ có thêm sức mạnh, chém được đầu Sái Dương trước thời gian quy định.
B. NHÂN VẬT TRƯƠNG PHI
Trương Phi bản tính rất nóng nảy, bộc trực:
– Qua việc "nổi giận đuổi ngay quan huyện chiếm Cổ Thành” (Phần trình bày)
– Qua phản ứng tức thời, dữ dội khi nghe Tôn Càn nói "Vân Trường ở Hứa Đô" (Hứa Đô là đại bản doanh của Tào): chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, đi tắt… mắt trợn tròn xoe… chạy lại đâm Quan Công.
– Câu nói của Quan Vũ làm cho Trương Phi đùng đùng nổi giận là: "Hiền đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa vườn đào ru?". Quan Vũ muốn nhắc lại việc kết nghĩa vườn đào, tưởng để xoa dịu Trương Phi không ngờ lại như đổ dầu vào lửa, càng làm cho Trương Phi thêm phẫn nộ. Theo Trương Phi, Quan Vũ ở với Tào một thời gian, nhận tước vị do Tào Tháo phong cho là đã phản bội lại còn rêu rao "nghĩa vườn đào", thật càng đáng căm giận, khinh ghét. Đã phản bội thì phải xử đúng luật như lời thề quy định: Nếu ai bội nghĩa quên ơn thi trời người cùng giết.
– Sự tức giận của Trương Phi cũng phát triển đến "đỉnh điểm" là rất hợp lí. "Điều kiện đủ" xác nhận sự phản bội của Quan Vũ liền xuất hiện: quân Tào do Sái Dương dẫn đầu kéo đến bụi bay mù trời, xuất hiện dường như ngẫu nhiên nhưng lại là tất yếu. Các tướng Tào ai cũng kính phục Quan Vũ duy chỉ có Sái Dương là không phục. Khi nghe tin Quan Công đi, Sái Dương xin đi đuổi bắt về nhưng Tào không cho. Tướng thứ sáu bị Quan Vũ giết là Tần Kì, cháu của Sái Dương, Sái Dương phải báo oán… Sái Dương tự dẫn thân đến làm cho mâu thuẫn Quan -Trương phát triển đến tột đỉnh, song lại tạo điều kiện vô cùng quý giá cho việc giải quyết mâu thuẫn đó.
– Trong phần kết thúc, tính cách Trương Phi thể hiện qua hồi trống trận (Với Trương Phi lúc đó, hứa chém tướng giặc vẫn chưa đủ mà phải là chém trong thời gian ngắn nhất!), qua việc hỏikĩ tên lính về việc ở Hứa Đô, qua việc thụp lạy Vân Trường để tạ lỗi…
Để làm nổi bật những nét tính cách đó, tác giả đã sử dụng khá nhiều thủ pháp nghệ thuật: miêu tả thái độ, ngôn ngữ, hành động… Chỉ riêng đoạn Trương Phi nghe tin Quan Vũ đến, chưa đầy bốn câu, tác giả đã miêu tả một mạch mười động tác của Trương Phi. Những động tác hết sức khẩn trương, dứt khoát, biểu thị một thái độ rõ ràng kiên quyết.
C. NHÂN VẬT QUAN VŨ
Quan Vũ cũng là nhân vật rất cương trực và thẳng thắn. Nhưng trong những hoàn cảnh thực tế, Quan Vũ thường bị ngờ vực. Không phải ở Cổ Thành, Quan Vũ mới bị hiểu lầm mà trước đó, cũng đã bị hiểu lầm và sau đó, còn tiếp tục bị hiểu lầm. Có nguyên nhân chủ quan trong cách ứng xử của Quan Vũ đối với Tào Tháo song cũng có nguyên nhân khách quan là tình thế oái oăm mà ông thường lâm phải. Khi Quan Vũ giết chết hai tướng giỏi nhất của Viên Thiệu là Nhan Lương, Văn Sú để đền ơn Tào Tháo thì Lưu Bị đang nương nhờ Viên Thiệu. Chính vì chuyện đó mà Lưu Bị suýt rơi đầu, và tất nhiên, Lưu Bị cũng không thể không nghi ngờ Quan Công. Trong thư gửi cho Quan Công, Lưu Bị viết: "Bị cùng túc hạ, kết nghĩa vườn đào, thề cùng sống thác, nay sao nửa đường bỏ nhau, cắt đứt ân nghĩa? Túc hạ muốn lập công danh, toan đường phú quý, Bị xin đem đầu dâng túc hạ đề túc hạ lập nên công lớn. Thư nói không xiết, chịu chết ngồi chờ lệnh".
– Cho nên, ở cổ Thành, không chỉ lòng căm giận của Trương Phi sôi sục mà khát vọng tự thanh minh, tự giải oan của Quan Vũ cũng sôi sục. Vì vậy mà trống chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn xuống đất.
III. KẾT BÀI
– Có thể coi Cổ Thành là cửa ải thứ sáu sau khi Quan Vũ vượt qua được năm cửa ải của Tào Tháo nhưng đó chất chia nguyên tắc: bất khuất và đầu hàng, trung thành và phản bội. Ngoài ra, đoạn trích còn ca ngợi hai nhân vật chính diện trong Tam quốc: Trương Phi và Quan Công châu chính, trung thựctrọng đạo nghĩa làm người