24/02/2018, 19:31

Phân tích hai nhân vật Ra-ma và Xi-ta trong đoạn ‘Ra-ma buộc tội’ trích sử thi Ra-ma-ya-na.

Phân tích hai nhân vật Ra-ma và Xi-ta trong đoạn 'Ra-ma buộc tội' trích sử thi Ra-ma-ya-na. I. MỞ BÀI – Vị trí của đoạn Ra-ma buộc tội: Khúc ca thứ sáu, chương 79 trong Ra-ma-ya-na, sau khi chiến thắng Ra-va-na, Ra-ma cứu được nàng Xi-ta trở về. – ...

Phân tích hai nhân vật Ra-ma và Xi-ta trong đoạn 'Ra-ma buộc tội' trích sử thi Ra-ma-ya-na.

I. MỞ BÀI

–   Vị trí của đoạn Ra-ma buộc tội: Khúc ca thứ sáu, chương 79 trong Ra-ma-ya-na, sau khi chiến thắng Ra-va-na, Ra-ma cứu được nàng Xi-ta trở về.

–   Sau khi giải quyết những xung đột lớn của xã hội, của cộng đồng rồi thì đến lượt Ra-ma phải tự giải quyết xung đột cá nhân. Cơn ghen tuông, mối nghi ngờ về lòng chung thủy, sự trong sạch của Xi-ta đã nổi lên trong lòng Ra-ma như là đỉnh điểm của mọi xung đột. Tình tiết này làm tăng thêm tính hấp dẫn của tác phẩm.

II. THÂN BÀI

A. NHÂN  VẬT RA-MA

–   Ra-ma cứu Xi-ta là vì danh dự nhưng buộc tội rồi ruồng bỏ nàng cũng là vì danh dự. Không thể khẳng định rằng Xi-ta không còn trong sáng nhưng Ra-ma cùng không thể chấp nhận bất cứ một sự mờ ám nào có thể làm ảnh hưởng tới danh dự và vinh quang của chàng.

–   Đối với người anh hùng thời xưa, danh dự là yếu tố quan trọng nhất, bởi vậy tuy vừa cứu Xi-ta xong lại ruồng bỏ nàng, nhưng những hành động của Ra-ma vẫn rất nhất quán.

–   Có thể thấy mâu thuẫn trong lòng Ra-ma là mâu thuẫn giữa tình yêu và danh dự. Ra-ma tuy xuất thân là thần thánh, là bậc quân vương nhưng tính cách, tình cảm của chàng không khác con người bình thường. Chàng yêu hết mình, ghen cực độ, có lúc oai phong lẫm liệt nhưng có lúc quá mềm yếu, có lúc cao thượng vị tha, cũng có lúc quá nhỏ nhen ích kỉ. Cái tối – sáng, cái xấu – tốt, cái thiện – ác luôn luôn tương phản trong tính cách của Ra-ma.

–   Nhân vật Ra-ma được miêu tả rất "đời thường", sự biến đổi tâm lí thật sắc sảo, vượt qua được mọi ước lệ cứng nhắc và khuôn sáo.

B. NHÂN VẬT XI-TA

–   Nhân vật Xi-ta được miêu tả với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp như ánh sáng chiếu rọi vào chỗ tối tăm của Ra-ma. Khi bị buộc tội không chung thủy, một lần nữa Xi-ta phải ra sức đấu tranh bảo vệ phẩm giá và tình yêu chân chính của mình, đương đầu với búa rìu dư luận, đối mặt với thái độ ghen tuông, giận dữ của Ra-ma.

–   Tâm trạng của Xi-ta biến đổi. Từ kinh ngạc mở tròn đôi mắt đẫm lệ đếnlúc nhận ra sự ghen tuông phi lí của Ra-ma, nàng suy sụp tinh thần một cách nặng nề, sắc mặt biến đổi, thân thể héo hon. Sau đó nàng cố trấn tĩnh, rồi vừa dịu dàng, vừa nghẹn ngào minh oan cho mình. Xi-ta thẳng thắn chỉ trích những lời lẽ hồ đồ, thái độ ngờ vực vô căn cứ của Ra-ma và nêu mọi bằng chứng hùng hồn để chứng minh cho lòng chung thủy son sắt của mình. Trong các bằng chứng được nêu ra, nàng nhấn mạnh đến trái tim tình yêu của nàng – sức mạnh đã bảo vệ nàng khi nàng rơi vào tay quỷ vương Ra-va-na.

–   Cuối cùng, để cho Ra-ma tin mình, Xi-ta đã bình thản bước vào ngọn lửa với một lời cầu nguyện tới Thần Lửa A-nhi. Đây là vị thần thâm nhập khắp mọi nơi, có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống Ấn Độ, tượng trưng cho sự quang minh chính đại. Hành động khoan thai bước vào ngọn lửa của Xi-ta là đỉnh cao chói lọi trong tính cách cửa nàng, vừa tô thêm tính chất bi hùng của thiên sử thi vĩ đại này. Cuối cùng, vì nàng trung trinh sắt son nên Thần Lửa A-nhi đã không thiêu đốt nàng. Thân hình nàng rực rỡ như đóa sen xòe cánh nhụy vàng tỏa hương thơm.

–   Tác giả đã khắc họa một Xi-ta trong sáng, chân thực, toàn vẹn tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Ấn Độ toàn thiện, toàn mĩ, đáng ngưỡng mộ.

C. NGHỆ THUẬT

–   Đoạn trích được cấu tạo bởi hai yếu tố tự sự: lời kể, lời thoại, nhưng lời thoại chiếm vị trí quan trọng nhất. Lời thoại vừa tham gia vào quá trình phát triển của câu chuyện, vừa đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng, tâm trạng và cảm xúc của các nhân vật. Lời Ra-ma lạnh lùng, lời Xi-ta đẫm trong nướcmắt thể hiện sự đau khổ tột cùng của nàng.

–   Nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả thể hiện rõ nhất qua hai hình tượng Ra-ma và Xi-ta, đặc biệt là hình tượng Ra-ma. Tâm trạng của Ra-ma được thểhiện qua xung đột tâm lí. Sau khi giải quyết những xung đột cộng đồng thì Ra-ma phải giải quyết xung đột cá nhân, trong đó đỉnh điếm là cơn ghen tuông và mối nghi ngờ về đức hạnh của Xi-ta. Mâu thuẫn trong con người Ra-ma lúc này là mâu thuẫn giữa danh dự, bổn phận và tình yêu. Yêu Xi-ta hết mình nhưng Ra-ma cũng ghen tuông cực độ, chàng sẵn sàng để cho ngọn lứa ghen tuông đốt cháy mình và ruồng bỏ Xi-ta, thậm chí sẵn sàng chấp nhận để cho Xi-ta nhảy vào lửa.

–   Diễn biến tâm lí của nhân vật Xi-ta cũng được miêu tả rất sâu sắc. Từ vui mừng phấn khởi, hi vọng Ra-ma dang tay đón mình, Xi-ta đã đau khổ cực độ khi người chồng mà nàng hết mực yêu thương cất tiếng buộc tội nàng, ruồng bỏ nàng. Càng đau khổ bao nhiêu thì Xi-ta lại càng mạnh mẽ, kiên quyết bấy nhiêu. Nàng không ngần ngại nhảy vào lửa để bảo vệ danh dự và sự trong sạch của mình.

III. KẾT BÀI

–   Đoạn trích Ra-ma buộc tội thể hiện rõ phẩm chất cao quý của nhân vật Xi-ta thủy chung, kiên trung và bất khuất – tiêu biểu cho những phẩm chất của người phụ nữ Ấn Độ thời cổ đại, cũng cho thấy tính cách Ra-ma, người anh hùng sử thi Ấn Độ.

–   Đồng thời, Ra-ma buộc tội biểu hiện những đặc điểm nghệ thuật miêu tả tâm lí trong việc xây dựng tính cách anh hùng sử thi và nghệ thuật tự sự hấp dẫn, đầy kịch tính.

Nguyễn Minh

0 chủ đề

23664 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0