24/05/2017, 14:05

Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Phan tich Chuyen chuc phan su den Tan Vien – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ. Truyền kì mạn lục là một tập truyện hay mà cho đến nay nõ vẫn còn nguyên giá trị. Với tính chất hư cấu những câu chuyện hiện lên thật hay và hấp dẫn. Nguyễn ...

Phan tich Chuyen chuc phan su den Tan Vien – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ. Truyền kì mạn lục là một tập truyện hay mà cho đến nay nõ vẫn còn nguyên giá trị. Với tính chất hư cấu những câu chuyện hiện lên thật hay và hấp dẫn. Nguyễn Dữ đã thành công với tác phẩm này. Trong truyền kì mạn lục có rất truyện hay nhưng tiêu biểu nhất có lẽ là chuyện chức phán ở đền Tản Viên. Câu chuyện kể về một chàng trai ...

– Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn của Nguyễn Dữ.

Truyền kì mạn lục là một tập truyện hay mà cho đến nay nõ vẫn còn nguyên giá trị. Với tính chất hư cấu những câu chuyện hiện lên thật hay và hấp dẫn. Nguyễn Dữ đã thành công với tác phẩm này. Trong truyền kì mạn lục có rất truyện hay nhưng tiêu biểu nhất có lẽ là chuyện chức phán ở đền Tản Viên. Câu chuyện kể về một chàng trai cương trực thẳng thắn tên là Ngô Tử Văn.

Trước hết là tác phẩm truyền kì mạn lục thì chúng ta biết rằng tập có 20 truyện mỗi truyện nói có nội dung khác nhau. Những tựu chung lại thì ta thấy được tất cả đều có những yếu tố kì ảo. Nhà văn sử dụng yếu tố kì ảo ấy để thể hiện cái hiện thực khách quan. Trong truyện Truyền kì, thế giới con người với thế giới cõi âm với những thần linh, ma quỷ có sự tương giao làm nên sự hấp dẫn đặc biệt cho thể loại. Tuy nhiên, đằng sau những chi tiết phi hiện thực là những vấn đề cốt lõi của đời sống xã hội cũng như những quan niệm và thái độ của tác giả đối với nhân sinh.

phan tich chuyen chuc phan su o den tan vien

Ngô Tử Văn là một chàng trai chính nghĩa ngay thẳng không sợ bắt cứ điều gì. Khi ấy ở làng của Tử Văn có một cái miếu, trước cái miếu ấy cũng rất linh thiêng đến những năm có chiến tranh thì có hồn của một tên quân xâm lược chiếm ngôi miếu ấy biến thành ma quái làm cho nhân dân phải cống nạp cho thật nhiều bằng không sẽ nhận lấy những hậu quả lớn. Tử Văn một người rất ghét cái ác và luôn bảo vệ những cái thiện những người yếu. Chính vì thế mà anh đã quyết định đốt ngọn đền miếu đó đi. Ai cũng lo cho Tử Văn nhưng anh thì lại không bận tâm. Hành động của Tử Văn thể hiện rất nhiều điều. Nó vừa thể hiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm muốn vì dân trừ hại, vừa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ thần nước Việt, người từng có công giúp Lí Nam Đế chống ngoại xâm. Không chỉ vậy việc làm của Tử Văn còn giúp cho nhân dân thấy được sự mê tín của mình khi cống nạp cho tên giặc mà không hề hay biết.

Ngày hôm ấy Tử Văn về thì thấy bị đau đầu chóng mặt. Bỗng có một linh hồn đến và nói với Tử Văn rằng anh nên đi xây lại ngôi miếu ấy. thế nhưng Tử Văn không chịu. Chàng nhất định không xây và đuổi hắn đi. Tên giặc kia tức giận và dọa là Tử Văn sẽ chết. Thế nhưng anh vẫn không thay đổi quyết định. Và hôm ấy anh đau đầu chóng mặt thật. Một ông lão của xuất hiện và cho biết là người chủ của cái đền kia còn tên giặc kia đã cướp của ông ấy. Ông nói cho Tử Văn những chuyện ấy và những chuyện sắp xảy ra, dặn Tử Văn làm theo những lời ông nói thì sẽ thoát chết. Hành đông kiên quyết ấy của Tử Văn kết hợp với những yếu tố kì ảo linh hồn kia thể hiện sự thẳng thắn cương trực không sợ những thế lực tà ác của anh.

Và đúng như những gì ông lão nói, Tử Văn thấy đau đầu chóng mặt và khi mở mắt ra anh đã ở dưới địa phủ. Ban đầu họ không cho anh gặp Diêm Vương mà định đưa anh đi hành quyết luôn. Tử Văn kêu to làm cho Diêm Vương nghe thấy bèn cho gọi cái người đã làm huyên náo mất trật tự nơi Diêm Phủ. Đến đây Tử Văn mới xin kể hết những câu chuyện mà ông lão ấy nói cho Tử Văn biết. Và nói rằng nếu như không tin thì có thể sai người đến tận nơi để hỏi ra sự thật. Tên giặc kia cũng ở đấy ban đầu khi nhìn thấy Tử Văn hắn đã nói những điều sai sự thật nhằm tăng thêm tội cho anh. Nhưng khi anh nói đến chuyện hắn cướp ngôi đền ấy mạo danh người chủ cũ của ngôi đến thì miệng lưỡi của hắn có phần bớt dẻo hơn. Và Diêm Vương thấy nghi ngờ cho nên đã cho người đi tìm hiểu sự thật sau khi biết được sự thật ấy thì Tử Văn được sống trở lại còn tên giặc kia phải chịu hình phạt thích đáng. Kết cục ấy cho ta thấy được người tốt và những việc làm tốt, cái thiện luôn luôn thắng cái gian tà độc ác. Người xưa đề cao cái thiện và quyết tâm diệt trừ những cái ác.

Tử Văn khi tỉnh dậy nghe bà con kể mới biết mình đã chết được hai ngày. Ông lão kia được trở về ngôi đền của mình bảo vệ cho nhân dân. Còn Tử Văn vì có công cho nên ông lão kia đã xin cho Tử Văn làm chức phán sư ở đền Tản Viên. Ông khuyên Tử Văn rằng sống hay chết thì cũng chẳng có sao miễn sao mình góp sức bảo vệ được cho nhân dân. Nay ở đền Tản Viên còn thiếu chân phán sự mà nếu như Tử Văn không làm thì sẽ có người thay thế ngay. Vì thế ở đời không sao thoát khỏi cái chết thì mong Tử Văn chấp nhận làm phán sự ở đó. Như vậy có thể nói sống hay chết không quan trọng mà cái quan trọng là giúp đỡ được nhân dân. Cho nhân dân một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đặc biệt là bảo vệ được cái thiện cái chính nghĩa trên cuộc đời này.

Qua đây ta thấy được một cái kết viên mãn giống y như cốt truyện cổ tích. Qua cốt truyện đơn giản ấy ta thấy được những phẩm chất đáng quý của người anh hùng Tử Văn. Một sự chính trực, thẳng thắn và không sợ điều gì khi việc làm của anh là đúng. Cái chức phán sự kia giống như một cái anh đạt được nhờ việc làm tốt của mình.

0