24/05/2017, 14:15

Phân tích chứng minh giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc trong Vợ chồng A Phủ

Đề bài: Chứng minh giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc trong tác tác phẩm “ vợ chồng A Phủ của Tô Hoài “ qua nhân vật Mị và A phủ. BÀI LÀM Cùng với tiếng sáo thiết tha, câu hát của chàng trai Hmông trong đêm tình mùa xuân càng trở nên bồi hồi “ Mày có con trai con gái rồi Mày đi ...

Đề bài: Chứng minh giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc trong tác tác phẩm “ vợ chồng A Phủ của Tô Hoài “ qua nhân vật Mị và A phủ. BÀI LÀM Cùng với tiếng sáo thiết tha, câu hát của chàng trai Hmông trong đêm tình mùa xuân càng trở nên bồi hồi “ Mày có con trai con gái rồi Mày đi làm nương Ta không có con trai con gái Ta đi tìm người yêu” Và những chiếc váy hoa của các cô gái ...

Đề bài: Chứng minh giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc trong tác tác phẩm “ vợ chồng A Phủ của Tô Hoài “ qua nhân vật Mị và A phủ.
                                                  

BÀI LÀM
     

Cùng với tiếng sáo thiết tha, câu hát của chàng trai Hmông trong đêm tình mùa xuân càng trở nên bồi hồi

“ Mày có con trai con gái rồi
 Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu”

Và những chiếc váy hoa của các cô gái trong các làng Hmông đỏ đem phơi nắng trên những mỏm đá” xòe như con bướm sặc sỡ”. Chuyện thống lí Pá Tra và bọn chức việc Hồng Ngài xử kiện đánh con quan… đã cho ta nhiều xúc động khi đọc truyện “ vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Truyện ngắn được rút trong tập “ Truyện Tây Bắc” nó là kết quả của chuyến đi tháng 8/ 1952, khi nhà văn theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Truyện không chỉ đặc sắc về giá trị về nội dung mà còn mang giá trị nhân đạo và hiện thực rất sâu sắc. Sau sự vùng dậy của những tháng ngày đầy tủi nhục đau khôt cả máu và nước mắt của Mị và A Phủ.
          

Trước hết để thấy được sự sâu sắc về giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm thì người đọc phải hiểu thế nào là giá trị hiện thực và nhân đạo. Hiện thực  chính là bức tranh cuộc sông với tất cả những gì diễn ra như vốn có, còn nhân đạo là sự cảm thông sâu sắc mà ngòi bút của tác giả hướng tới trong tác phẩm. Đặt trong bối cảnh của tác phẩm “ vợ chồng A Phủ” thì hiện thực được thể hiện rõ nhất trong nỗi đau khổ đè nặng lên cuộc sống của người dân. Từ đó thấy được bộ mặt tàn ác dã man của chế độ xã hội phong kiến miền núi. Bởi con người ở đây bị ràng buộc bởi thần quyền và cường quyền. Từ đấy thấy được sự đấu tranh của con người để giải phóng bản thân, hướng tới hạnh phúc. Chính hiện thực và nhân đạo như trên đã đem đến nét đặc sắc, giá trị to lớn cho tác phẩm.
             

Truyện làm xúc động bao người đọc bởi thực trạng nỗi đau khổ đè nặng lên cuộc sống của người dân lao động nghèo trước cách mạng. Đó là những con người nghèo khổ lạc hậu bị áp bức, bị trà đạp nặng nề. Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra, Mị là một cô gái Mèo xinh đẹp thổi sáo hát hay có nhiều chàng trai mê, co chăm chỉ hiếu thảo với cha già, trong cô luôn khát vọng về một cuộc sống tự do hạnh phúc. Món nợ truyền kiếp do bố mẹ Mị lấy nhau không có tiền vay thống lí Pá Tra năm nào cũng phải trả lãi một nương ngô, đó là sợ dây truyền oan nghiệt đối với Mị. Hạnh phúc không đến với Mị thời con gái. Mị đã bị A Sử con trai thống lí Pá Tra bắt cóc về cúng trình ma. Mị trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lí. Mị làm dâu nhưng thực chất là nô lệ, vùi dập, chà đạp tước đi mọi quyền sống của con người, từ đây Mị sống kiếp sống của con vật. Ở đoạn đầu của tác phẩm hình ảnh Mị “ một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy dù quay sợ, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên cô ấ cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Cách miêu tả này của Tô Hoài đã cho người đọc thấy được các trơ lì, vô cảm của Mị giống như kiếp con ngựa. Hình ảnh ấy đối lập hoàn toàn với nhà thống lí quyền thế giàu có “có nhiều nương nhiều ruộng nhiều thuốc phiện nhất làng”. Trong công việc Mị lúc nào cũng cúi mặt xuống Mị nghĩ “ mình không bằng con trâu con ngựa”. Căn buồn Mị ở như chuồng nhốt thú kín mít qua ô cửa sổ bằng bàn tay mình nhận ra chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay nắng. Nó thể hiện sự tù túng âm u lạnh lẽo giống như địa ngục trần gian hãm thể xác và tâm hồn của Mị. Mị không chỉ bị tước đoạt về sức lao động mà còn bị áp chế về cả tinh thần “ nó đã bắt mình về trình mà nhà nó rồi thì chỉ còn đợi chết ở đây thôi”. Lúc mới làm dâu nhà thống lí Pá Tra đêm nào Mị cũng khóc, tủi cực Mị tìm đến cái chết. Mị toan ăn lá ngón tự tử. Nhưng Mị thương cha già “mày chết nhưng nợ tao vẫn còn, quan lại bắt tao trả nợ. Mày chết rồi thì ai làm nương ngô ngô giả được nợ người ta. Tao thì ốm yếu quá rồi. Không được con ơi!” Mị ném nắm là ngón xuống đất. Mị quay trở lại với kiếp sông trâu ngựa “sống lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”
        

Nếu như Mị phải chịu cái khổ khi bị gạt nợ thì A Phủ lại đau một nỗi đau khác. A Phủ hiện lên là một con người nghèo mà bất hạnh. Mới có mười tuổi mà đã mồ côi cả cha lẫn mẹ sau một trận đậu mùa. A Phủ bị rơi vào hoàn cảnh bơ vơ không ai lương tựa. Anh bị người làng bán xuống vùng thấp không chịu được cùng khổ anh trốn lên núi lưu lạc đến Hồng Ngài. Sau khi đánh A sử con trai thống lí Pá Tra, A Phủ bị trói bị đánh đập một cách tàn nhẫn. A Phủ hoàn toàn chịu bất lực “mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt giập chảy máu”. Trong vụ xử phạt ấy, A Phủ bị phạt 100 đồng  bạc trắng. Vì không có tiền trả Pá Tra cho vay rồi A Phủ trở thành nô lệ. A Phủ phải cam chịu đi giết lợn làm cỗ để khoản đãi những kẻ đã đánh và hành hạ mình. Anh chấp nhận làm tất cả những công việc nặng nhọc trong nhà thống lí “đốt rừng cày nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa quanh năm một thân một mình bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng”. Nhưng anh không hề có ý định bỏ trốn. Trong nhà thống lí Pá Tra anh bị bóc lột một cách tàn nhẫn, chúng cho anh sống thì được sống, bắt anh chết thì phải chết. Chỉ vì đánh mất con bò mà A Phủ bị trói đến gần chết. Thân phận nô lệ có lẽ được bộc lộ rõ nhất trong cảnh A Phủ bị trói nhiều ngày trên núi cao chịu đau, chịu đói, chịu rét nếu không có Mị cắt dây trói cho chắc A Phủ sẽ phải chết trên cái cọc ấy
        

Qua nhân vật Mị và A Phủ người đọc đồng cảm với cảnh ngộ người lao động miền núi trước đây dưới ách áp bức bóc lột của gia đình thống lí Pá Tra. Những con người giàu sức sống dần dần bị tê liệt sống cam chịu và chấp nhận số phận. Mị sống âm thầm lặng lẽ thì A Phủ cũng vậy. Từ một chàng trai khỏe khoắn táo bạo của núi rừng, A Phủ trở thành con người chỉ biết cam tam chịu đựng. Anh như con gnuwja đóng cương không dám cãi lời chủ
         

Bên cạnh đó còn thấy được nỗi đau khổ đè nặng lên cuộc sống của người dân thì Tô Hoài còn cho bạn đọc thấy sự phơi bày được bộ mặt tàn ác của xã hội phong kiến miền núi tiêu biểu đại diện là cha con nhà thống lí Pá Tra. Sự tàn ác của chế độ phong kiến miền núi mà điển hình là cha con nhà thống lí Pá Tra, những mảnh đòi bị vùi dập, cuộc sống của con người trở thành địa ngục trần gian. Cả hai nhân vật Mị và A Phủ đều bị đày đọa, chà đạp bởi nguyên nhân sâu xa vẫn là hình thức cho vay nặng lãi. Mị thì bị gạt nợ sống kiếp sống của con vật, A Phủ thì bị phạt nợ phải sống làm trâu là ngựa cho nhà thống lí. Cái nạn cho vay nặng lãi đã cột chặt vào người nông dân mà không sao trốn thoát được. Nó hủy hoại cả cuộc đời con người họ và là sợi dây oan nghiệt cho những thế hệ sau. Mị bị bắt cóc đem về “ cúng trình mà”. Mị trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí. Bố Mị chỉ còn biết khóc và cất lời than “ chao ôi! Thế là cha mẹ ăn bạc của nhà giàu từ kiếp trước, bây giờ người ta bắt bán con trừ nợ. Không thể nào làm khác được rồi!”. Với danh nghĩa là con dâu hay người ở thì tất cả đều là nô lệ bị bóc lột sức lao động một cách tàn bạo. Mị phải làm quần quật suốt đêm ngày, lúc hái củi, lúc bung ngô, lúc đi nương, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế! Đau khổ quá, Mị như kẻ vô cảm vô hồn ngày “ càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Bao mùa xuân đã trôi qua, Mị trưởng mình cũng là con trâu con ngựa “ chỉ biết ăn cỏ, chỉ biết đi làm mà thôi” như một linh hồn chết “ Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa”. Hình ảnh Mị cúi mặt quay sợi đay bên tảng đã đầy ám ảnh, gợi lên trong lòng ta nhiều thương xót mênh mông về một kiếp người on khổ- con dâu gạt nợ. Sự bóc lột tàn ác ấy đâu chỉ riêng với Mị, còn với A Phủ phải cam chịu với thân phận làm nô lệ. Khi bị bọn thống lí Pá Tra đánh đập và cúng trình ma, xong anh anh phải cam chịu đi giết lợn làm cỗ để khoản đãi những kẻ đã hành hạ mình. Với bản chất của anh hùng vùng núi cao vậy mà anh phải chấp nhận làm tất cả công việc nặng nhọc trong nhà thống lí “đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa, quanh năm một thân một mình bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng” nhưng dường như trong suy nghĩ của anh không hề có ý định chạy trốn. Trong nhà thống lí Pá Tra, A Phủ bị bọc lột đến tàn nhẫn, chúng cho anh sống thì được sống, bắt anh chết thì phải chết. Chỉ vì đánh mất con bò mà A Phủ bị trói đến gần chết. Có lẽ thân phận nô lệ được bộc lộ rõ nhất trong cảnh A Phủ bị trói nhiều ngày trên núi cao chịu đau, chịu đói, chịu rét. Nếu không có Mị cắt dây trói chắc A Phủ sẽ phải chết trên cái cọc ý.
   

Bản chất tàn bạo vô nhân tính ấy còn được thể hiện ở hành động dã man của A sử đối với Mị. Điều đau xót nhất với Mị là sống với người chồng mà mình không hề yêu thương mà còn bị đánh đập hành hạ. Nhưng khi đêm tình mùa xuân lại trở về trên núi cao, tiếng sáo tiếng khèn gọi bạn tình. Mị nhẩm theo lời bài hát, Mị uống rượu, lấy chiếc váy xòe mặc, bối tóc. Nhưng khát vọng của Mị chưa được thực hiện thì bị A sử chặn đứng lại dùng “ A sử bước lại, nắm tóc Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách ra cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống A sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi được, không nghiêng được đầu nữa. Dây trói xiết chặt làm cho da thịt Mị đau nhức như đứt ra từng mảng thịt”, đau đớn xót xa “ Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. Sau khi A Phủ đánh A sử bị thương, Mị được cởi trói để đi lấy lá thuốc cho chồng “Mị cũng thức suốt đêm im lặng ngồi xoa thuốc dấu cho chồng. Lúc nào Mị mỏi quá, cựa mình, thì những chỗ lằn trói trong người lại đau ê ẩm. Mị lại gục đầu nằm thiếp đi. Khi đó, A sử bèn đạp chân vào mặt Mị. Mị choàng thức, lại nhặt nắm là thuốc xoa đều trên lưng chồng”. Những đêm đông trên núi cao dài và buồn nếu như không có bếp lửa làm bạn thì Mị sẽ chết tàn chết héo, mỗi đêm Mị trở dậy hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần. Có đêm A sử chợt về thấy Mị ngồi đấy hắn liền đánh Mị ngã ngay xuống bếp lửa. Hành động của A sử cho thấy hắn là một kẻ vũ phu, những quan niệm lạc hậu của xã hội phong kiến miền núi vẫn còn tồn tại
   

Với Mị là vậy còn với A Phủ những hành động ấy còn tàn ác dã man hơn. Trước hết điều đó được thể hiện ở màn xử kiện phạt vạ. Mở màn là hình ảnh đầy ám ảnh A Phủ bị trói, bị đánh đập một cách tàn nhẫn “ người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong một lượt đánh, kẻ chửi, lại hút”. Tất cả cứ như một vòng tuần hoàn “ cứ như thế, suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút”. Hành động tàn ác ấy đã khiến “ mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt giập chảy máu”. Tất cả đâu chỉ có vậy, sự tàn ác còn được thể hiện khi A Phủ làm mất con bò để hổ ăn thịt, A Phủ bị cha con thống lí Pá Tra trói đứng vào cột ở giữa núi rừng mùa đông Hồng Ngài. Sương muối giá buốt lại bị bỏ đói. Chỉ là mất con bò thôi mà bọn chúng đã coi mạng sống của con người như một con động vật rẻ mạt, không có giá trị
   

Nếu như trong cùng một giai đoạn văn học này, trong tác phẩm”Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, chị Dậu phải chịu sự ràng buộc của sưu cao thuế nặng, thì trong truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” này cả hai nhân vật đều chịu sự chi phối ràng buộc của thần quyền. Đó chính là phương thức hữu hiệu để giai cấp thống trị nô dịch người dân nghèo. Mị bị bắt về làm dâu với thân phận đàn bà, lại đã cúng trình ma nhà thống lí Pá Tra, Mị không còn cách nào khác chỉ biết sống tiếp “nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi” và từ đấy Mị sống trong danh nghĩa là con dâu nhưng thực chất là thân phận nô lệ.
   

Chính nỗi đau bất hạnh của Mị và A Phủ cùng với sự tàn nhẫn độc ác của cha con thống lí Pá Tra đã làm thức dậy tinh thần phản kháng của người đàn bà yếu đuối. Tình thương tiềm ẩn trong Mị không chết, cũng như sức sống của Mị không thể bị tê liệt hoàn toàn. Trong đêm đông rẻo cao ấy sức sống của Mị đã hồi sinh khi Mị bắt gặp dòng nước mắt của A Phủ “ một ngọn lửa sưởi vừa bùng lên Mị né mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước lấp lánh đang bò xuống hai hõm má xám đen lại”. Giọt nước mắt của người đàn ông tràn đầy sức sống giàu can đảm nhưng ở đây đang ở thết tuyệt vọng và oan ứ đã có tác động sâu sắc tới Mị. Giọt nước mắt ấy đã khiến Mị từ cõi quên đến cõi nhớ. Nhớ lại A sử đã trói Mị không quên cảm giác uất hận đau đớn và từ đây trái tim Mị không cô đơn nữa. Mị đã thấy được kẻ thù “ chúng nó thật độc ác” quá phẫn lộ “ cơ chừng này chỉ đêm mai người kia sẽ chết,chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Cách ngắt nhịp ngắn và điệp từ “ chết” đã diễn tả những căm phẫn và xót thương đang ào ạt dâng lên trong lòng Mị. Bởi hơn ai hết Mị hiểu thế nào là chết đau, chết đói, chết rét, trên cơ thể kia. Trỗi dậy trong lòng Mị lúc này là tinh thần phản kháng mạnh mẽ, tình thương đã đem lại chó Mị sức mạnh khiến Mị từ người phụ nữ vô cảm, cam chịu nô lệ trở thành người phụ nữ can đảm mạnh mẽ. Mị toan định cởi trói cho A Phủ, nhưng Mị nghĩ đến biết đâu A Phủ chạy trốn được Mị bị trói thay vào đó và chết ở đó thì sao? Nhưng dù nghĩ như vậy nhưng Mị cũng không thấy sợ bởi lòng can đảm và sức mạnh trong Mị đã trở lại. Nó đã dẫn đến hành động táo bạo rút dao cắt đứt dây trói. Đây là hành động bất ngờ đến với cô nhưng lại là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng mãnh liệt trong Mị. Mị đã chạy băng trong đêm tối theo người đàn ông xa lạ với khát vọng một tương lai tươi sáng hơn. Hành động quyết liệt và mạnh mẽ của Mị trong đêm ấy không chỉ giải phóng cho A Phủ mà còn giải phóng cho chính bản thân mình. Cùng lúc đó Mị đã phải vượt lên hai sức mạnh của cường quyền và thần quyền để có sức mạnh tự do đi theo con đường cách mạng. Điều đó chứng tỏ rằng giai cấp thống trị có thể đày đọa người lao động nhưng không thể dập tắt được khát vọng sống và khát vọng tự do của họ.
   

Nửa thế kỉ đã trôi qua, nhưng truyện ngắn này vẫn đứng vững trước thời gian và thử thách của bạn đọc. Từ sự đổi đời của Mị và A Phủ, Tô Hoài như muốn gửi tới bạn đọc một triết lí: muốn có sự đổi đời, muốn được sống tron tự do và hạnh phúc thật sự thì phải đấu tranh, phải một lòng đi theo cách mạng và kháng chiến, hơn thế phải có tình yêu thương giữa con người với con người. Đó là giá trị đích thực của áng văn này “ giá trị hiện thực và nhân đạo”

0