24/05/2017, 14:14

Phân tich nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du trong Truyện Kiều

Phân tich nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du trong Truyện Kiều Nguyễn Du được coi là đại thi hào của nền văn học nước ta trong suốt những năm tháng lịch sử. Nhắc tới ông, chúng ta phải nghĩ ngay tới Truyện Kiều. Đây là một trong những tác phẩm mang nhiều giá trị văn học nhất mà chúng ta ai cũng biết. ...

Phân tich nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du trong Truyện Kiều Nguyễn Du được coi là đại thi hào của nền văn học nước ta trong suốt những năm tháng lịch sử. Nhắc tới ông, chúng ta phải nghĩ ngay tới Truyện Kiều. Đây là một trong những tác phẩm mang nhiều giá trị văn học nhất mà chúng ta ai cũng biết. Với nghệ thuật tả cảnh tài tình và sâu sắc, đã giúp cho tác phẩm trở nên có sức sống hơn bao giờ hết. Bức tranh thiên nhiên cảnh vật xung quanh ta vốn là khách quan và vô ...

Nguyễn Du được coi là đại thi hào của nền văn học nước ta trong suốt những năm tháng lịch sử. Nhắc tới ông, chúng ta phải nghĩ ngay tới Truyện Kiều. Đây là một trong những tác phẩm mang nhiều giá trị văn học nhất mà chúng ta ai cũng biết. Với nghệ thuật tả cảnh tài tình và sâu sắc, đã giúp cho tác phẩm trở nên có sức sống hơn bao giờ hết.

Bức tranh thiên nhiên cảnh vật xung quanh ta vốn là khách quan và vô tri vô giác. Thế nhưng, bằng ngòi bút tài tình của mình mà tác giả đã thể hiện được cái tình trong đó. Đầu tiên, những bức tranh cảnh vật của tác giả được thể hiện giống như tâm trạng của những những nhân vật. Đó là cảnh người yêu gặp nhau của Kim Trọng và Thúy Kiều. Đó là cảnh vật cuối ngày, nhưng theo tâm trang của nhân vật mà trở nên hết sức trong sáng, đáng yêu.

Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cây dao

Chỉ nhìn theo bóng của Kim trọng mà Kiều cảm thấy mọi thứ quanh mình như đầy nhạc và thơi. Mọi thứ như được hòa quyện giống nhịp đập trong trái tim của người thiếu nữ trong buổi chiều tà.

Cũng là buổi chiều muộn, nhưng trong một hoạt cảnh khác, khi Thúy Kiều đi thăm mộ của Đạm Tiên thì cảnh vật lại như thay đổi, tất cả trở nên thê lương và héo úa.

Sè sè nấm mộ bên đường
Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh

Mùa xuân nhưng ngọn cỏ ở đây lại không hề có màu xanh non mơn mởn mà trong mắt của Thúy Kiều lúc này, đau buồn và thương cảm trước nấm mộ của người ca kĩ hồng nhan bạc mệnh đã trở nên ảm đạm, đau buồn.

Trong đêm trăng thanh khi Kim- Kiều cùng thề thốt hẹn thề thì mọi thứ lại trở nên rực sáng như mối tình trong trắng thánh thiện của hai tâm hồn đang yêu thương nhau.

Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song

phan tich nghe thuat ta canh trong truyen kieu

hay như lúc gia đình Kiều gặp nạn, bản thân nàng dù đau khổ nhưng vẫn phải dấn thân mình để cứu giúp gia đình, thì lúc này, cảnh vật như xoay chuyển.

Đùng đùng gió đục mây vần
Một xe trong cõi hồng trần như bay

Mọi thứ như báo trước một tương lai không hề bằng phẳng, dễ dàng đối với Kiều.

Tả cảnh để gợi lên tình cảm, thông qua đó, nội tâm của con người như được bộc lộ rõ ràng hơn bao giờ hết. Cũng có những khi, tác giả lại tập trung để miêu tả cảnh vật bốn mùa một cách vô cùng tài tình.

Cỏ non xanh tân j chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
hay như những câu thơ chỉ bốn mùa xuân hạ thu đông
Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân

Chỉ một câu thơ nhưng Nguyễn Du đã tài tình nêu ra tên của những loài cây tượng trưng của mùa, để qua đo chúng ta cũng thấy rõ được sự luân chuyển của quy luật tự nhiên.

Tóm lại, nghê thuật miêu cảnh cảnh thiên nhiên dã được tác giả đặt vào trong đó biết bao tâm tư và cái hồn của từng cảnh vật. Qua đó, chúng ta có những cảm nhận sâu sắc về những đường nét trong câu thơ cũng như tính cách của nhân vật. Nhờ vậy, đã giúp cho Truyện Kiều có được những giá trị văn hóa sâu sắc trong dân tộc

0