Phân tích câu nói Học phải đi đôi với Hành của Bác Hồ
Đề: Hồ Chủ tịch có dạy:‘Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy’. Em hiểu lời dạy trên như thế nào? TÌM HIỂU ĐỀ BÀI 1. Kiểu bài:Giải thích một vân đề. 2. Nội dung:Học với ...
Đề: Hồ Chủ tịch có dạy:‘Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy’. Em hiểu lời dạy trên như thế nào?
TÌM HIỂU ĐỀ BÀI
1. Kiểu bài:Giải thích một vân đề.
2. Nội dung:Học với hành phải đi đôi với nhau
3. Phạm vi tư liệu:Lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống.
DÀN BÀI
A. MỞ BÀI
- Thời phong kiến với lối học từ chương làm cản trở bước tiến hoá xã hội.
- Hồ Chủ tịch nhận thức được vấn đề đó nên khuyên dạy chúng ta: ‘Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy’.
- Giới hạn đề: Giải thích vấn đề trên.
B. THÂN BÀI
I. Giải thích ý nghĩa:
1. Học là gì? Là tiếp thu kiến thức lí luận.
2. Hành là gì? Là làm, là thực hành, ứng dụng kiến thức.
3. Học với hành phải đi đôi là gắn bó với nhau làm một.
II. Trình bày các lí lẽ:
I. Học mà không hành thì học vô ích:
- Hành là mục đích, là phương pháp của học.
- Chỉ học lý thuyết suông, không vận dụng vào thực tiễn thì học chẳng để làm gì.
2. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.
- Hành mà không có lí luận chỉ đạo, lí thuyết soi sáng, kinh nghiệm dẫn dắt thì lúng túng.
HI. Phương hướng vận dụng:
1. ‘Học’cáigìvà‘học’ nhưthế nào?
- Học ở sách vở, học trong thực tế, học ởkinh nghiệm người đi trước.
- Học siêng năng, chăm chỉ, có thực hành.
1. ‘Hành’ cái gì và ‘hành’ nhưthế nào? Học kết hợp với hành ra sao?
- Vận dụng điều đã học vào thực tế cuộc sống.
- Học để nắm vững lí thuyết, hành để kiểm nghiệm.
- Trong thực hành, kiến thức được củng cố và phát triển. c. KẾT BAI
- Học với hành phải đi đôi là nguyên lí, là phương châm, là phương pháp học tập của chúng ta.
- Nêu quyết tâm của người học sinh đối với vấn đề đó.
BÀI LÀM
Nhân dân ta xưa nay thường nói về việc học bằng một từ đầy ý nghĩa: ‘Học hành’. Trong từ ấy có hai khái niệm khá rõ ràng là ‘học’ và ‘hành’.
Để nói rõ mối quan hệ giữa hai khái niệm ấy, có lần, nhân nói chuyện với học sinh, Bác Hồ đã căn dặn: ‘Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy’.
Đó là một lời dạy chí lí, một phương châm học tập hoàn toàn đúng đắn cho mỗi người học sinh chúng ta.
Trước hết ta cần phải hiểu rõ hai khái niệm ‘học’ và ‘hành’. ‘Học’ là nghiên cứu, tiếp thu tri thức, khoa học kĩ thuật của loài người. Ta có thể học trong sách vở, học ở thầy, học ở trường và học ngay trong cuộc sống. ‘Hành’ là thực hành, biết vận dụng lý thuyết đã học để phục vụ cho cuộc sông. Bác nói: ‘Học mà không hành thì vô ích’ tức là không biết dùng cái đã học để phục vụ và nâng cao đời sống, những tri thức đã tiếp thu được hoàn toàn trở thành vô ích. Ngược lại ‘hành’ mà không ‘học’ cũng rất khó khăn, sẽ gặp nhiều trở ngại, rất khó thành công.
Tại sao Bác nói ‘Học với hành phải đi đôi’? Bởi vì ‘học mà không hành thì học vô ích’ mà ‘hành mà không học thì hành không trôi chảy’. Cả hai việc học và hành phải đồng thời bổ sung cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau, cùng quan trọng như nhau.
Vì sao ‘học mà không hành thì học vô ích? ‘. Vì mục đích của học chính là để hành. Học một kiến thức là để đem nó ứng dụng trong đời sống, chứ không phải học để mà học, để trở thành cái túi đựng chữ. Cái túi dù cho đầy chữ đẹp, đầy lời hay cũng chỉ là cái túi không ích gì cho ai.
Bác nói ‘hành mà không học thi hành không trôi chảy’ là nói đến mục đích sau cùng của học nhưng đồng thời cũng nói đến một phương châm học tập: học kết hợp với hành, vừa học vừa hành. Bất kỳ kiến thức nào cũng phải được thực hành, vừa để kiểm tra lại vừa để chuẩn bị cho đời sống xã hội sau này.
Tuy nhiên cũng đừng coi trọng việc ‘hành’ quá mức, đưa ‘hành’ lên hàng đầu, bởi vì Bác đã nói rõ ‘hành mà không học thì hành không trôi chảy’. Kiến thức của loài người không phải từ trên trời rơi xuống mà chính là những kinh nghiệm thực tiễn đã được so sánh, đánh giá, chọn lọc, kế thừa và trở thành lý thuyết được nhiều người chấp nhận. Lý thuyết giúp ta tránh được sự mò mẫm khi thực hành. Ngày nay, khoa học càng ngày càng tiến bộ, càng phức tạp, nếu không học thì không những hành không trôi chảy mà còn không hành được nữa, không biết gì để mà hành.
Học và hành là hai mặt đồng thời của quá trình học tập, ta không coi nhẹ mặt nào. Lời dạy của Bác Hồ đã đề ra một phương châm đúng đắn cho việc giáo dục thế hệ trẻ. Ta lắng nghe lời giảng của thầy cô, nhưng đồng thời cũng phải làm các bài tập, biết vận dụng những kiến thức để đi vào cuộc sống.
Từ xưa đến nay, không ít người đọc ‘thiên kinh vạn quyển’ nhưng lại không giải quyết được một việc rất tầm thường. Đó là vì họ đã không kết hợp được học và hành. Với kinh nghiệm của bao lớp người đi trước kết hợp với lời dạy của Bác ngày nay, học sinh chúng ta phải biết kết hợp ‘học với hành’ thì mới thực sự trở thành người có ích cho xã hội sau này.