Phân tích chuyện người con gái Nam Xương hay nhất
"Chuyện người con gái Nam Xương” là một áng văn xuôi cổ tuý có yếu tố hoang đường, nhưng có giá trị tố cáo và chứa chan tinh thán nhân đạo. Em hây phân tích và nói lên cảm nghĩ của em về truyện này Bài làm Nguyễn Dữ là nhà văn lỗi lạc của đất nước ta trong thế kỷ XVI, vốn là ...
"Chuyện người con gái Nam Xương” là một áng văn xuôi cổ tuý có yếu tố hoang đường, nhưng có giá trị tố cáo và chứa chan tinh thán nhân đạo. Em hây phân tích và nói lên cảm nghĩ của em về truyện này
Bài làm
Nguyễn Dữ là nhà văn lỗi lạc của đất nước ta trong thế kỷ XVI, vốn là học trò giỏi của Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngoài thơ, ông còn để lại tập văn xuôi viết bằng chữ Hán, gồm có 20 truyện ghi chép những mẩu chuyện hoang đường lưu truyền trong dân gian; cuối mỗi truyện thường có led bình của tác giả. Đằng sau mồi câu chuyện thần kỳ, “Truyền kì mạn lục” chứa đựng nội dung phê phán những hiện thực xã hội đương thời được nhìn dưới con mắt nhân đạo cùa tác giả.
“Chuyên người con gái Nam Xương” trích trong "Truyền kì mạn lục" ghi lại cuộc đời thảm thương của Vũ Nương, quê ở Nam Xương thuộc tỉnh Nam Hà ngày nay.
Vũ Nương là một người đàn bà nhan sắc và đức hạnh “có tư dung tốt đẹp", tính tình “thuỳ mị nết na". Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về, sum hop gia thất. Thời buổi chiến tranh loạn lạc, chồng phải đi lính đánh giặc Chiêm, Vũ Nương ở nhà lo bề gia thất. Phụng dưỡng mẹ già, nuôi dạy con trẻ, đạo dâu con, nghĩa vợ chồng, tình mẹ con, nàng giữ trọn vẹn, chu tất. Khi mẹ chồng già yếu qua đòi, một mình nàng lo việc tang ma, phận dâu con giữ tròn đạo hiếu. Có thể nói Vũ Nương là một người đàn bà có phẩm chất tốt đẹp, đáng được trân trọng ngợi ca. ước mơ của nàng rất bình dị. Tiễn chổng ra trận, nàng không hề mơ tưởng “đeo ấn phong hầu", chỉ mong ngày đoàn tụ, chồng trở về “được hai chữ hình yên".
Cũng như số đông người phụ nữ ngày xưa, cuộc đời của Vũ Nương là những trang buồn đầy nước mắt. Năm tháng trôi qua, giặc tan, Trương Sinh trở về, con thơ vừa học nói. Tưởng rằng hạnh phúc sẽ mỉm cười với đôi vợ chồng trẻ. Nhưng rồi chuyện “cái hóng" từ miệng đứa con thơ đã làm cho Trương Sinh ngờ vực, “đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được”. Vốn tính hay ghen, lại gia trưởng, vũ phu, ít được học hành, Trương Sinh đã đối xử với vợ hết sức tàn nhẫn. Giấu biệt lời con nói, Trương Sinh đã “mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi". Vợ phân trần, không tin; hàng xóm khuyên can cũng chẳng ăn thua gì cả! Chính vì chổng và con - những người thân yêu nhất của Vũ Nương đã xô đẩy nàng đến bên bờ vực thẳm. Thời chiến tranh loạn lạc* nàng đã trải qua những năm tháng cô đơn, giờ đây đứng trước nỗi oan, nàng chỉ biết nuốt nước mắt vào lòng... Vũ Nương chỉ có một con đường để bảo toàn danh tiết: nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử để làm sáng ngời “ngọc Mị Nương", toả hương “cỏ Ngu Mĩ".
Vũ Nương tuý không phải “làm mồi cho tôm cá", được các nàng tiên trong thủy cung của Linh Phi cứu thoát. Thế nhưng, hạnh phúc của nàng ở trần thế bị tan vỡ, “trâm gãy hình rơi”. Nàng tuý được hầu hạ Linh Phi, nhưng quyền làm mẹ, làm vợ cùa nàng vĩnh viễn không còn nữa. Đó là nỗi đau đớn nhất của một người phụ nữ.
Gần ngàn năm đã trôi qua, miếu vợ chàng Trương vẫn còn đó, đêm ngày “nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương” (Lê Thánh Tôngj, nhưng lòi nguyễn về cái chết của Vũ Nương vẫn còn để lại nhiều ám ảnh, nỗi xót thương trong lòng người. Nguyễn Dữ đã ghi lại câu chuyện cảm động thương tâm này với tất cả tám lòng nhân đạo. Cái chết đau thương cùa Vũ Nương còn có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc. Nó lên án chiến tranh phong kiến đã làm cho lứa đỏi phải ly biệt, người vợ trẻ sống vất vả, cô đơn; lên án lễ giáo phong kiến khắt khe với tệ gia trường độc đoán, gây nên bi kịch gia đình, làm tan vỡ hạnh phúc, vĩ lẽ đó mà “Chuyện người con gái Nam Xương” có giá trị nhân bản sâu sắc.
Phần hai của truyện đầy ắp những tình tiết hoang đường: Phan Lang nằm mộng rồi có người đem biếu con rùa xanh; Phan Lang chạy giặc, bị chết đuối, được Linh Phi cứu sống đăng trả ơn; Phan Lang gặp người làng là Vũ Nương trong bữa tiệc nơi cung Thuỷ tinh; Vũ Nương gởi đôi hoà vàng về cho chồng. Trương Sinh lập đàn trên bến Hoàng Giang, đợi gập vợ, nhưng chỉ thấy bóng Vũ Nương với năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện...
Chi tiết Trương Sinh gọi vợ, rồi chỉ nghe tiếng nói ở giữa sông vọng vào: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhản gian được nữa" - đó là một chi tiết, một câu nói vô cùng xót xa, đau đớn. Hạnh phúc bị tan vỡ khó mà hàn gắn được vì hai cõi âm - dương là một khoảng trống vắng mênh mông, mù mịt. Trương Sinh ân hận vì mình nông nổi, vũ phu mà vợ chết oan, bé Đản mãi mãi mỗ côi mẹ... Qua đó, ta thấy đằng sau cái vỏ hoang đường, câu chuyện vé cái chết của Vũ Nương thấm đẫm tình cảm nhân đạo.
Nguyên Dữ là một trong những cây bút mờ đẩu nên văn xuôi dân tộc viết bằng chữ Hán. Ồng đã đi tiếp con đường của thầy minh: treo ấn từ quan, lui về quê nhà “đóng cửa, viết sách". Ông là nhà vàn giàu tình thương yêu con người, trân trọng nền văn hoá dân tộc.
‘Truyền kì mạn lục” là kiệt tác của nền văn học cổ Việt Nam, xứng đáng là “thiên cổ kì hút”. Người đọc mãi mãi thương cảm Vũ Nương, thương cảm những người phụ nữ tài hoà bạc mệnh. “Chuyện người con gái Nam Xương” tố cáo hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam trong thế ki XVI, nêu bật thân phận và hạnh phúc người phụ nữ trong bi kịch gia đình.
Gần 500 năm sau, “Chuyện người con gái Nam Xương" mà nỗi xót thương đối với số phận bì thảm người vợ, người mẹ như được nhân lên nhiều lần khi ta đọc bài thơ “Miếu vợ chàng Trương” cùa vua Lê Thánh Tông:
“Nghi ngút đẩu ghềnh toả khối hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.
Bóng đèn dầu nhãn đừng nghe tri,
Cung nước chi cho lụy đến nàng.
Chưng quà dã đôi vầng nhật nguyệt Giải oan chẳng lọ mấy đàn tràng Qua đây mới biết nguồn cơn ấy Khá trách chàng Trương khéo phũ phùng".