Phan tich kho tho dau bai tho Day thon vi da – Đề bài: Mở đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Giạ, Hàn Mặc Từ viết: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Đây là lời của ai? Có người cho rằng câu hỏi đó đă được nhà thơ trả lời bằng 11 câu thơ tiếp theo của tác phẩm. Ý kiến anh (chị) như thế nào? Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ điều đó. Bài làm Đây thôn Vĩ Giạ của Hàn Mặc Tử là một bài thơ hay nhưng đa nghĩa, hiểu được nó không đơn giản chút ...
– Đề bài: Mở đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Giạ, Hàn Mặc Từ viết:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Đây là lời của ai? Có người cho rằng câu hỏi đó đă được nhà thơ trả lời bằng 11 câu thơ tiếp theo của tác phẩm. Ý kiến anh (chị) như thế nào? Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ điều đó.
Bài làm
Đây thôn Vĩ Giạ của Hàn Mặc Tử là một bài thơ hay nhưng đa nghĩa, hiểu được nó không đơn giản chút nào. Ba khổ thơ như ba bước nhảy của cảm xúc: từ một cảnh vườn quê thôn Vĩ đến một bến sông trăng vô vọng rồi một miền sương khói mờ nhân ảnh… Thi sĩ kí thác điều gì qua ba cảnh thơ ấy? Chỉ có thể hiểu điều đó qua cấu trúc nghệ thuật của thi phẩm và qua câu hỏi đột ngột ở đầu bài thơ: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Câu hỏi đó là lời của ai mà tha thiết vậy? Có người đã cho rằng đó là lời mời chào của cô gái thôn Vĩ đối với tác giả. Họ đã căn cứ vào đại từ nhân xưng "anh" ở ngôi thứ hai (cô gái gọi nhà thơ là "anh") và giải thích thêm nội dung ở ba câu thơ tiếp theo: thôn Vĩ cảnh đẹp như vậy, con người đáng yêu như thế, sao anh không về chơi? Mới nghe qua có vẻ như hợp lí, nhưng ngẫm kĩ lại không phải như vậy, khi ta đi sâu vào cảm xúc của tác giả ẩn chứa trong từng khổ thơ.
Thực ra câu thơ Sao anh không về chơi thôn Vĩ? chính là lời tự vấn lòng mình của Hàn Mặc Tử. Chữ "anh" ở đây được dùng ở ngôi thứ nhất chứ không phải ở ngôi thứ hai. Khi nhận được bưu ảnh của Hoàng Cúc gửi vào, kỉ niệm cũ sống dậy mãnh liệt, nhà thơ đã tự hỏi lòng mình như vậy. Biết không về được mà vẫn hỏi thì đấy mới chính là nỗi đau của thi nhân khi vết thương lòng chảy máu. Làm sao về được thôn Vĩ, nơi cảnh cũ người xưa một thời yêu dấu, khi Thần Chết đang đứng chờ ngoài cửa? Làm sao về được nơi ấy, khi thôn Vĩ giờ đây không còn là của nhà thơ nữa, mà đã là của ai khác rồi?! Thôn Vĩ đẹp lắm, có "nắng hàng cau, nắng mới lên" nhảy múa trên tầng cao, có màu "xanh mướt như ngọc" sum sê hoa trái ở tầng thấp, nhưng đâu còn là của mình nữa. Một chữ "ai" trong câu thơ "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc" mà đau nhói, bởi nỗi Đau này được đặt ngay bên cạnh cái Đẹp, nằm trong chính cái Đẹp của cảnh vườn quê thôn Vĩ. Hồi ức kỉ niệm sống dậy mãnh liệt khiến nhà thơ hình dung ra một cảnh vườn quê thôn Vĩ lung linh như ngọc, nhưng cái Đẹp đã đem đến nỗi Đau, và càng Đau lại càng cảm thấy thôn Vĩ Đẹp tuyệt vời, đẹp như trong mộng của nhà thơ. Cảnh đã yậy thì con người cũng thế, biết bao giờ lại gặp cái dáng yêu kiều, đoan trang, phúc hậu của người xứ Huế với "lá trúc che ngang mặt chữ điền?"
Đổ là bước thứ nhất của cảm xúc thơ khi nhớ về thôn Vĩ, muôn về chơi thôn Vĩ mà không thể nào về được. Nỗi đau chìm trong cái đẹp của thôn Vĩ, ứa máu trong cái đẹp của thôn Vĩ. Để rồi từ đó, nhà thơ lại có một bước nhảy xa hơn trong nỗi Đau thương triền miên của cuộc đời mình. Cảm xúc thơ bỗng như rẽ ngoặt sang một hướng khác, đột ngột:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay.
Không chỉ dừng ở nỗi đau, ở đây đã là chia tay, đoạn tuyệt, vĩnh quyết khi "gió theo lối gió" và "mây đường mây" trái với quy luật thiên nhiên là mây với gió phải cùng đường. Và nhà thơ phải tìm cách để cứu rỗi cái bi kịch Đau thương đó của đời mình. Nếu như ở khổ 1 trên đây, ông đã tìm về với cảnh đẹp thôn Vĩ hòng xoa dịu vết thương lòng mà không được, thì ở đây, như bất cứ người nghệ sĩ nào khác, ông tìm về với thiên nhiên, cầu mong thiên nhiên cứu rỗi cho mình. Nhưng thật là vô vọng khi:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay!?
Lại thêm một chữ "ai" phiếm chỉ và một câu hỏi buông lửng không có câu trả lời. Hi vọng mong manh quá đã biến thành tuyệt vọng. Tìm đến với thiên nhiên không được, chỉ còn một cách cuối cùng là quay về với con người, mong con người cứu rỗi cho mình. Nhưng con người chỉ còn trong mộng và dường như cũng đã tuột khỏi tay mình, không còn trong cuộc đời mình nữa, con người ấy đã nhòa đi, mất đi thật rồi ("Áo em trắng quá nhìn không ra"). Và cái còn lại, cái hiện hữu trước mắt nhà thơ chỉ còn là một miền "sương khói mờ nhân ảnh" đã khiến ông không nén nổi một tiếng thở dài não nuột không chỉ cho mình mà còn cho cả cuộc đời: "Ai biết tình ai có đậm đà?"
Theo: Thu Hương