Bình giảng đoạn thơ Ta về mình có nhớ ta... ... Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
- Nội dung: Phân tích hình ảnh, cảm xúc của từng câu thơ trong đoạn. Khái quát ý chính của đoạn. So sánh, mở rộng để thấy cái mới, cái riêng của bài thơ và của tác giả. - Nghệ thuật (có thể phối hợp với nội dung): nghệ thuật xây dựng hình ảnh cảm xúc, cách diễn đạt; ngôn ngữ (vần, nhịp, ...
- Nội dung: Phân tích hình ảnh, cảm xúc của từng câu thơ trong đoạn. Khái quát ý chính của đoạn. So sánh, mở rộng để thấy cái mới, cái riêng của bài thơ và của tác giả.
- Nghệ thuật (có thể phối hợp với nội dung): nghệ thuật xây dựng hình ảnh cảm xúc, cách diễn đạt; ngôn ngữ (vần, nhịp, từ ngữ, câu thơ...) thểthơ... có những đặc điểm gì? Mở rộng so sánh để bình luận.
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ
2. Thân bài
a) Vị trí đoạn trích:
- Gồm 10 câu tập trung miêu tả vẻ đẹp của Việt Bắc thông qua hình ảnh của “hoa và người”
- Nêu bố cục của đoạn thơ: hai câu đầu là lời mở đoạn, tám câu tiếp theo là những nỗi nhớ cụ thể về Việt Bắc trong đó đã dựng lên bốn bức tranh đẹp như một bộ tranh tứ bình về cảnh và người Việt Bắc
b) Bình giảng đoạn thơ
- Mở đầu bài thơ, tác giả viết: Ta về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người: là lời bộc bạch tình cảm luyến nhớ về hoa và người ở Việt Bắc, sau đó là bức tranh bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Lời thơ không theo thứ tự của thời gian, không ngừng lặng mà sống mãi trong lòng người về, thời gian trong đoạn là hoài niệm của nhà thơ từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến, nó không tuân theo quy luật của thời gian mà tuân theo quy luật của tâm trạng.
- Bức tranh bốn mùa của “hoa và người” nơi núi rừng Việt Bắc
+ Mùa xuân: Cách dùng từ ngữ gọi tên mùa: “ngày xuân” làm nên sự sống động của thời gian, mùa xuân trong câu thơ như vận động tùng ngày, toả sáng vẻ đẹp thông qua gam màu vàng trắng của hoa mơ, làm nên sự trong trẻo của thiên nhiên, của núi rừng Việt Bắc. Cùng với thiên nhiên là hình ảnh cô gái lao động Việt Bắc với công việc và động tác đẹp trong lao động. Từ “chuối” vừa là công việc nhưng vừa thể hiện được sự trân trọng công việc của người lao động. Niềm đam mê, tình yêu lao động của người con gái Việt Bắc.
+ Mùa hạ: Âm thanh mùa hạ làm nên sự chuyển vận của thời gian, cảnh vật có sự phối hợp cả màu sắc và âm thanh. Trên nền thiên nhiên đó, xuất hiện hình ảnh gợi cảm, dễ thương của cô gái miền sơn cước: cô gái hái măng.
+ Mùa thu: Là bức tranh đẹp với ánh trăng trong trẻo, thanh bình. Trong cảnh trăng rừng đêm thu đó, ngân lên tiếng hát ân tình của người Việt Bắc. Đó cũng là khúc hát ân tình của nỗi lòng nhà thơ.
+ Mùa đông: Nổi bật trên nền núi rừng là màu đỏ tươi của hoa chuối, gam màu tươi sáng xua tan đi không khí giá lạnh của núi rừng Việt Bắc. Nếu màu đỏ tươi của hoa chuối là điểm sáng của núi rừng, của thiên nhiên Việt Bắc thì ánh nắng lạ, lung linh lấp lánh trên con dao người đi rừng lại là chi tiết sống động nhất. Đây là hình ảnh con người toả sáng vẻ đẹp trong lao động. Cách dùng từ trong câu thơ độc đáo, mới lạ, không phải là ánh nắng mà là “nắng ánh”, từ ngữ diễn tả được vẻ đẹp lung linh, sáng chói của ánh nắng. Câu thơ đồng thời thểhiện được thế đứng của con người lao độngtrong bức tranh thiên nhiên mùa đông đó.
c) Mỗi bức tranh trong bài thơ là một vẻ đẹp với hình ảnh, màu sắc, đường nét riêng. Thiên nhiên luôn gắn với người, những người lao động bình dị của miền sơn cước. Hình ảnh và hoạt động của con người làm cho thiên nhiên không hoang vắng mà trở nên sinh động, gần gũi nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ.
3. Kết bài
- Vẻ đẹp cảnh và người Việt Bắc trong kháng chiến tiếp thêm sức mạnh cho các thếhệ nối tiếp biết giữ gìn và phát huy trong xây dựng cuộc sống hôm nay.
- Liên hệ trách nhiệm bản thân làm gì cho quê hương?