Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn
Sau khi đọc đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt của tác giả Lưu Quang Vũ, anh/chị suy nghĩ gì về quan niệm sống sau đây: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” 1. Mở bài - Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm. ...
Sau khi đọc đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt của tác giả Lưu Quang Vũ, anh/chị suy nghĩ gì về quan niệm sống sau đây: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”
1. Mở bài
- Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu đoạn trích: chính là lời phát biểu cho một quan niệm sống của nhà văn thể hiện qua những lời nói của hồn Trương Ba với tiên cờ Đế Thích.
2. Thân bài
a) Quan niệm sống của nhân vật hồn Trương Ba
- Thể hiện khát vọng của hồn Trương Ba trong ước nguyện được giải thoát, muốn chính minh cho dù khổ đau và mất mát.
+ Trương Ba kiên quyết từ chối, không chấp nhận cảnh phải sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, ông muốn được là mình một cách trọn vẹn.
+ Trương Ba tiếp tục từ chối để Đế Thích sửa sai bằng cách cho hồn mình nhập vào xác cu Tị, không chấp nhận cách sống giả tạo, sống còn “khố hơn là cái chết”,
+ Câu nói thể hiện ý nghĩa triết lí trong cuộc sống của con người, con người không thể chấp nhận cách sổng tạm bợ, bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được
b) Con người là một thể thống nhất, không thể có một hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi.
- Sống thực cho ra một con người quả không dễ dàng, đơn giản.
- Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình, đấy là nguy cơ đẩy con người đến chồ bị tha hoá do danh và lợi.
c) Hồn Trương Ba đã nhận ra bi kịch của cuộc đời mình khi sống gửi, sống nhờ trong thân xác phàm tục của anh hàng thịt. Nhận ra bi kịch đó, chứng tỏ hồn Trương Ba không thể nào chấp nhận được sự thoả hiệp giữa hai cuộc sống này. Đồng thời, chứng tỏ bản lĩnh của nhân vật khi chấp nhận cái chết thực sự còn hơn là sống trong sự giày vò của lương tâm và sự ghẻ lạnh của người thân vì sự tha hoá của chính mình.
3. Kết bài
- Khẳng định điều này Lưu Quang Vũ đã thể hiện được cái nhìn khá sâu sắc trong đời sống tâm hồn của con người trước hiện tượng người ta sống vội, sống gấp, sống mà không có phong cách, sống mà quên mất cả bản thân mình.
- Đó cũng là giá trị nhân văn của vở kịch. Những ràng buộc mang tính tương khắc giữa thể xác và tâm hồn: Linh hồn nhân hậu phải sống nhờ, sống tạm một cách trái tự nhiên trong một thân xác phàm tục, thô lô. Cuộc đấu tranh giữa linh hồn và thể xác để bảo vệ những phẩm chất cao qúy.