31/05/2017, 12:48

Sự kết hợp giữa chất chính luận với chất trữ tình trong đoạn trích Đất Nước (trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.

Khẳng định ý nghĩa, giá trị của đoạn trích Đất Nước: với sự kết hợp giữa chất chính luận và chất trữ tình, đoạn trích có tác động to lớn và sâu sắc đến nhận thức và tình cảm của tuổi trẻ các thành thị vùng tạm chiếm miền Nam, giúp họ nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân, đất ...

Khẳng định ý nghĩa, giá trị của đoạn trích Đất Nước: với sự kết hợp giữa chất chính luận và chất trữ tình, đoạn trích có tác động to lớn và sâu sắc đến nhận thức và tình cảm của tuổi trẻ các thành thị vùng tạm chiếm miền Nam, giúp họ nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân, đất nước, ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình để đứng dậy xuống đường đấu tranh góp phần vào cuộc đấu tranh chung của toàn dân tộc.

1. Mở bài .

-     Giới thiệu về Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích Đất Nước (trường ca Mặt đường khát vọng).

-     Nêu vấn đề: Đoạn trích có sự kết hợp giữa chất chính luận và chất trữ tình, tạo nên một vẻ đẹp, sức hấp dẫn riêng.

2.   Thân bài

-     Một bài thơ được xem là có thiên hướng chính luận khi nhà thơ muốn bộc lộ những quan niệm, tư tưởng chính trị - xã hội của mình và muốn chia sẻ, thuyết phục người đọc về tính đúng đắn của những quan niệm, tư tưởng đó. Trong đoạn trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm muốn chia sẻ quan niệm, tư tưởng của ông: đất nước thân thương, lâu đời, bền vững và đáng tự hào này là của nhân dân; đồng thời cũng nhắc nhở bổn phận của mỗi người đối với nhân dân và đất nước. Điều này làm nên cái lõi chính luận rất nổi bật của đoạn trích.

Tuy nhiên, thơ trước hết vẫn là trữ tình, là phát biểu cảm nhận, bộc lộ cảm xúc, theo đuổi suy tưởng. Vì vậy, trong đoạn trích Đất Nước, sự kết hợp giữa chính luận và trữ tình vừa là một yêu cầu vừa là một hệ quả tất yếu.

-     Phân tích sự kết hợp giữa chất chính luận và chất trữ tình qua một vài đoạn thơ tiêu biểu trong đoạn trích Đất Nước (trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm. Ví dụ:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hoá núi sông ta...

Rõ ràng đây là đoạn thơ thấm đẫm chất trữ tình. Nhà thơ bày tỏ sự trân trọng những cuộc đời, những con người đã hoá thân một cách cao đẹp vào hình hài đất nước. Cảm xúc có lúc bộc lộ dào dạt, nồng nàn (Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy - Những cuộc đời đã hoá núi sông ta...). Lời thơ là lời tâm tình của anh với em, của ta với mọi người. Nhưng đoạn thơ cũng là một lập luận nhằm thuyết phục và chia sẻ nhận thức: Hãy nhìn vào thiên nhiên sông núi tươi đẹp kia (núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, những ao đầm làng Gióng, núi Bút, non Nghiên,...), liệu có nơi nào là không hiện diện hình ảnh nhân dân? Thiên nhiên đất nước không chỉ là thiên tạo mà còn là nhân tạo nữa.

-     Yếu tố chính luận làm cho nội dung tư tưởng của đoạn trích thêm sâu sắc. Yếu tố trữ tình làm cho đoạn trích có sức lay động, truyền cảm, biến tư tưởng, quan niệm, nhận thức thành cảm hứng nghệ thuật. Kết hợp hai yếu tố này thực sự không dễ, nhưng tác giả đoạn trích đã làm được (cho dù sự kết hợp ấy không phải lúc nào cũng thật nhuần nhị, hài hoà).

3.   Kết bài

-    

-     Cảm nhận, ấn tượng riêng của cá nhân về đoạn trích.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0