Soạn bài: Tìm hiểu và cách làm bài văn tự sự lớp 6
Soạn bài: Tìm hiểu và cách làm bài văn tự sự lớp 6 I Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự 1. Đề văn tự sự – Lời văn đề (1) nêu ra những yêu cầu. + Kể bằng lời văn của em (hình thức) + Một câu chuyện (nội dung một sự việc). – Các đề (3) (4) (5) (6) cũng là đề tự sự. Các đề này diễn ...
Soạn bài: Tìm hiểu và cách làm bài văn tự sự lớp 6 I Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự 1. Đề văn tự sự – Lời văn đề (1) nêu ra những yêu cầu. + Kể bằng lời văn của em (hình thức) + Một câu chuyện (nội dung một sự việc). – Các đề (3) (4) (5) (6) cũng là đề tự sự. Các đề này diễn đạt những nhan đề cho trước. – Từ trọng tâm trong các đề : + Câu chuyện em thích, lời văn của em. + Người bạn tốt. + Kỉ niệm. + Sinh nhật. + Quê ...
I Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
1. Đề văn tự sự
– Lời văn đề (1) nêu ra những yêu cầu.
+ Kể bằng lời văn của em (hình thức)
+ Một câu chuyện (nội dung một sự việc).
– Các đề (3) (4) (5) (6) cũng là đề tự sự. Các đề này diễn đạt những nhan đề cho trước.
– Từ trọng tâm trong các đề :
+ Câu chuyện em thích, lời văn của em.
+ Người bạn tốt.
+ Kỉ niệm.
+ Sinh nhật.
+ Quê em.
+ Lớn.
– Đề (2), (6) nghiêng về kể người;
– Đề (3), (5) nghiêng về kể sự việc;
– Đề (4) nghiêng về tường thuật sự việc;
– Đề (1) tuỳ thuộc vào việc lựa chọn kể lại câu chuyện nào.
2. Cách làm bài văn tự sự
a.Các bước tiến hành làm một bài văn tự sự:
Tìm hiểu đề: Phải đọc kĩ và hiểu từng câu chữ của đề để nắm được yêu cầu cần thực hiện cũng như định hướng về nội dung tự sự.
Lập ý: Sau khi đã xác định yêu cầu của đề, người viết phải hình dung ra nội dung sẽ viết theo các yếu tố như: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của câu chuyện.
Lập dàn ý: Các sự việc phải được lựa chọn, sắp xếp trình tự để đảm bảo diễn đạt được diễn biến câu chuyện, thể hiện được ý nghĩa mà người viết hướng tới.
Viết thành bài: Sau khi đã có dàn ý, viết thành một bài văn tự sự hoàn chỉnh theo kết cấu ba phần.
b. Cho đề văn sau: "Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em".
Hãy tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý.
Ví dụ: kể lại truyện Thánh Gióng:
– Kể câu chuyện về anh hùng Gióng đánh giặc Ân nhằm ngợi ca tinh thần yêu nước, đánh giặc ngoại xâm.
– Nhân vật chính: Thánh Gióng;
Các nhân vật khác: cha mẹ Gióng, sứ giả, dân làng
– Mở bài bằng việc giới thiệu sự ra đời kì lạ của Gióng; kết thúc bằng sự việc vua nhớ công đánh giặc, phong cho là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.
– Thân bài: Các sự việc chính:
+ Gióng và sứ giả
+ Gióng ăn khoẻ lớn nhanh như thổi
+ Gióng vươn vai thành tráng sĩ
+ Gióng giết giặc
+ Roi gãy, nhổ tre làm vũ khí
+ Thắng giặc, Thánh Gióng cởi bỏ áo giáp, cưỡi ngựa bay về trời
– Kết bài:Xác định giọng kể: giọng điệu chung là ngợi ca, thể hiện được màu sắc thần kì. Và nêu ý kiến riêng của bản thân.
II Luyện tập
Lập dàn ý cho truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
– Mở bài:
+ Vua Hùng kén rể
+ Sơn Tinh, Thủy Tinh đến tranh tài.
– Thân bài: Nêu các sự việc diễn ra trong câu chuyện:
+ Giới thiệu tài năng hai vị thần
+ Thủy Tinh đến sau không lấy được con gái Hùng Vương
+ Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh.
+ Thủy Tinh thua Sơn Tinh
– Kết bài: Thủy Tinh thua hang năm dâng nước đánh Sơn Tinh.