Phân tích nhân vật Xô-cô-lốp trong truyện ngắn số phận con người của nhà văn Sô-lô-khốp
Phan tich nhan vat Xo-lo-lop trong truyen ngan So phan con nguoi – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích nhân vật Xô-cô-lốp trong truyện ngắn số phận con người của nhà văn Sô-lô-khốp trong chương trinh văn học lớp 12. Chiến tranh đem lại cho con người biết bao nhiêu đau thương mất mát, ...
Phan tich nhan vat Xo-lo-lop trong truyen ngan So phan con nguoi – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích nhân vật Xô-cô-lốp trong truyện ngắn số phận con người của nhà văn Sô-lô-khốp trong chương trinh văn học lớp 12. Chiến tranh đem lại cho con người biết bao nhiêu đau thương mất mát, nó cướp đi những người thân yêu của chúng ta. Và sau khi chiến tranh qua đi thì chẳng còn ai thân thích nữa hoặc còn nhưng rất ít. Chính điều đó đã làm cho văn học bắt tay ...
– Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn trong chương trinh văn học lớp 12.
Chiến tranh đem lại cho con người biết bao nhiêu đau thương mất mát, nó cướp đi những người thân yêu của chúng ta. Và sau khi chiến tranh qua đi thì chẳng còn ai thân thích nữa hoặc còn nhưng rất ít. Chính điều đó đã làm cho văn học bắt tay vào thực hiện chức năng của mình đó là phản ánh đời sống hiện thực. Và thế là các tác phẩm văn học nói về cuộc sống sau chiến tranh ra đời, tiêu biểu trong đó không thể kể tới truyện ngắn Số phận con người của nhà văn Sô-lô-khốp. trong truyện ngắn này nổi bật lên nhân vật Xô-cô-lốp với những đức tính đáng tôn trọng.
Nhà văn Sô-lô-khốp xây dựng lên nhân vật của minh với những phẩm chất cao quý mà nổi bật là phẩm chất kiên cường của con người Nga. Có thể nói cả cuộc đời anh hầu như gắn với lịch sử hào hùng của nhân dân Nga.
Viết về sự thật chiến tranh nhà văn Sô-cô-lốp làm không hề né tránh ông dùng ngòi bút của mình để khắc tạc lên những nỗi đau lớn mà chiến tranh để lại trên thân thể cũng như cuộc đời người lính. Tuy nhiên không vì lẽ đó mà ông viết bằng một giọng văn cay nghiệt hay săc lạnh không tình thương mà ông viết y nguyên thực tế để cho bạn đọc thấy được những đau đớn mà người lính mà cụ thể ở đây là Cô-lô-xốp phải chịu. Những hậu quả của chiến tranh cứ thế mặc nhiên được phơi bày trước mắt người đọc mà không cần tới những biện pháp nghệ thuật, phóng đại, phô trương hay là bi kịch hóa. Vì vốn dĩ chính những đau khổ đó xuất phát thực từ hiện tại. Có thể nói phẩm chất của nhân vật Sô-cô-lốp tiêu biểu cho phẩm chất uẩ người nhân dân Nga.
Trước hết là cuộc nội chiến khi chính quyền non trẻ phải đối mặt với hàng loạt kẻ thù. Nhưng đau thương mất mát không quật ngã ý chí của người dân Xô- Viết. Xo-xô-lốp của chúng ta thì trải qua cuộc đời làm thuê và chứng kiến biết bao nhiêu những gia đình chết đi vì đói. Chính những gì anh đã chứng kiến và trải qua đã thúc đẩy anh trở thành một chiến sĩ hồng quân liên xô.
Sau đó phải kể đến năm 1941, khi phát xít Đức bất ngờ tấn công Liên Xô. Trước tình hình đó hàng triệu nhân dân Liên Xô đã đứng dậy cầm súng để chiến đâu. Có thể nói một khi có chiến tranh thì lực lượng nhân dân các nước sẵn sàng đứng dậy đấu tranh để chống lại những thế lực thù địch xâm lược. và Xocolop cũng giống như bao người dân bình thường khác anh cầm sung ra trận với mong muốn đuổi được bọn xâm lược đáng ghét giữ vững nền hòa bình của đất nước. cuộc đời anh trải qua những biết bao nhiêu gian nan khó khăn. Trong chiến tranh khốc liệt ấy anh không thể tránh khỏi thương tích đau đớn. Cụ thể là hai lần anh bị thương ở vào chân và tay mà những vết thương ấy đâu chỉ ngày một ngày hai là hết mà nó theo anh đến hết cả cuộc đời. Vì vết thương đó không không chỉ là vết thương thể xác đau đớn mà nó còn là vết thương tâm hồn, nỗi căm hờn, nỗi nhục nhã khi bị tra tấn. Không chỉ bị như thế nhân vật của chúng ta còn bị tra tấn bị bắt đi đầy. chúng đày đọa anh suốt nhiều lần tập trung, chúng cho anh ăn nững đồ ăn tồi tệ, những thứ ấy không phải để cho người ăn: súp thì lõng bõng còn bánh mì thì lẫn cả mạt cưa. Cảnh thiếu thốn khổ cực, đau nỗi đau thể xác lại đau cả tinh thần vì không được về đất nước mình, mất tự do, phải chịu nhục nhã. Hình ảnh những người tù lao động khỏ sai, chỉ còn da bọc xương thì thấy được những gì mà giống xocolop phải gánh chịu hàng ấy. Chiến tranh quân phát xít kia thực sự là không có tính người. Hàng trăm người đã bỏ mạng, còn những người sống thì bị bọn phát xít dùng thanh sắt, thanh gỗ để tra tấn. Hằng ngày chúng thường nghĩ ra mọi chiêu trò để tra tấn binh sĩ. Xô cô lốp cũng trong hoàn cảnh ấy tử thần rình rập hằng ngày bủa vây.
Sau năm chiến tranh kết thúc thì thiệt hại mà nó để lại cũng quá sức tưởng tưởng. Hàng triệu thành phố làng mạc bị phá đổ, con người chết hàng triệu mà trong số đó có vợ và con của xocolop và cha mẹ của bé vania. Những con người không còn người thân ấy đã tìm đến nhau sưởi ấm cho nhau bằng tình yêu thương của con người đồng cảnh ngộ. Xô-cô-lốp vẫn bị ám ảnh bởi những gì chiến tranh đã gây ra , mỗi đêm khi tỉnh giấc mộng anh đều nước mắt đầm đìa mà nhơ vợ con nhưng hằng ngày anh vẫn cố gắng sống để giống như cha của bé Vania.
Tuy nhiên điều đáng quý là sau những mất mát đó anh quay trở lại với cuộc sống như những anh lính hồng quân Liên Xô khác. Thật khó có thể kháng cự được nỗi đau mất gia đình nhưng xô cô lốp đã để nỗi đau của mình lắng vào trong để tiếp tục cuộc sống. và nỗi đau ấy chỉ hiện diện khi anh tìm sự quên trong men rượu mà thôi. Những hậu quả chiến tranh ấy thật nặng nề và sự gặp mặt của xô cô lôp và bé vania như một sự định mệnh sắp đặt để cho những con người có cùng cảnh ngộ, cùng nõi đau mất người thân để san se cho nhau những tình thương ấm áp của gia đình.
Thế nhưng định mệnh ấy không cho hai bố con xô cô lốp có những ngày tháng tươi đẹp như ai cũng đều mơ tưởng thấy. Mọi thứ tưởng chừng tốt đẹp khi một người không thể quên đi nỗi ám ảnh của sự mất mát vợ con và một người cần để xác định tương lai cho mình. Hai người đến bên nhau đầy hợp lý và duyên số nhưng lạ thay cuộc sống và số phận đã đẩy họ đi đến những chuyến hành trình mới với bao nhiều gian nan khó khăn đang chờ họ trải qua.
Như vậy có thể thấy qua số phận con người của nhà văn Xô lô khốp nhân vật xô cô lốp hiện lên tiêu biểu cho số phận của người lính Nga nói riêng và số phận của người nhân dân Nga nói chung sau chiến tranh. Sau những ngày kinh hoàng ấy họ sống với nỗi đau mất mát gia đình và trở thành ám ảnh. Và những con người ấy định mệnh đã đưa họ đến với nhau để lấp đầy những khoảng trống trong con người họ.