Phân tích bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin- Văn 11
Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin Có thể nói rằng thơ tình yêu của Puskin dường như cũng thường bắt nguồn từ những xúc cảm cụ thể và như rất chân thực với những trải nghiệm tình cảm sâu xa. Do đó, mà ta như thấy được trong thơ ông như cũng đã thể hiện được ...
Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin
Có thể nói rằng thơ tình yêu của Puskin dường như cũng thường bắt nguồn từ những xúc cảm cụ thể và như rất chân thực với những trải nghiệm tình cảm sâu xa. Do đó, mà ta như thấy được trong thơ ông như cũng đã thể hiện được những vẻ đẹp đa dạng và quả thật là tinh tế của thế giới tâm hồn con người. Và có thể thấy được thi phẩm “Tôi yêu em” dường như cũng đã gây một niềm xúc động lớn lao vì tác phẩm đã vươn tới những giá trị tinh thần chung của loài người đó là tình yêu và hơn hết có cả sự cao thượng trong tình yêu.
Thật dễ có thể nhận ra được điệp khúc tôi yêu em là giọng điệu chủ đạo của bài thơ Trong tiếng Nga ta biết được rằng chỉ với hai đại từ ya và vư có thể dịch sang tiếng Việt thì sẽ thành một số cặp quan hệ khác nhau có thể nêu ra đó chính là như tôi yêu cô, anh yêu em, tôi yêu em. Thật tinh tế khi bản dịch thành “Tôi yêu em” trong quan hệ hai nhân vật được bộc lộ được rõ nét qua hai đại từ nhân xưng tôi và em này.
Mở đầu bài thơ có thể nhận thấy đó chính là điệp khúc khẳng định rằng ‘Tôi yêu em’ và dường như đó là tinh yêu yêu thực sự. Tôi yêu em được xem là một lời lẽ giản dị mà mang bao nỗi quyến rũ, bí ẩn muôn đời:
Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tỉnh chưa hẳn đã tàn phai
Với lời thơ chậm rãi, tình thơ lại như thật thâm trầm, kín đáo. Và đây là một sự khẳng định đúng nghĩa của một tình cảm đã sâu sắc biết bao nhiêu.
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài
Câu thơ trên cũng như đã toát lên cái điềm tĩnh của lí trí cũng như chính những cái dồn nén của cảm xúc. Và như để khẳng địng rằng tránh để cho em-người tôi yêu phải bận lòng vì bất cứ lẽ gì trên đời thêm. Đây như là một lời nhắn nhủ vậy. Tình yêu tam vỡ bởi nhiều lý do, kết thúc cũng nhiều lý do nhưng có thể nói rằng tình yêu kết thúc ở đây như có một sự cao thượng thì dường như không phải tình yêu nào cũng có thể đạt được đến điều này. Và câu thơ tiếp theo dường như cảm xúc bị dồn nén bấy lâu lại được bộc bạch ra
Tôi yêu em âm thầm không hi vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
Có thể thấy lúc này thì nhịp thơ nhanh hơn với những từ lúc, khi, diễn tả những trạng thái tình yêu biến đổi vô cùng, như lại càng thêm dồn dập. Có thể nói rằng chính nhân vật trữ tình bộc lộ thẳng thắn tâm hồn mình đó chính là một tình yêu âm thầm, không hi vọng, và cũng như đãvừa khẳng định lại nét âm thầm (nguyên văn: Không thốt ra lời ). Vàc âu thơ cũng như đã vừa nhấn mạnh không chút hi vọng, như tô đậm thêm nét đặc biệt và cũng thật éo le của mối tình đơn phương này. Nhưng cho dù là vậy, ta cũng như có thể thấy được chính tình yêu ấy vẫn diễn ra với mọi sắc thái muôn thuở. Và có thể nói sự đau đau khổ cứ như âm thầm, niềm tuyệt vọng có cả sự rụt rè và cả lòng ghen tuông giày vò. Đó là thứ tình yêu thật mãnh liệt nhưng lúc nào cũng phải dồn nén lại không cho thứ tình cảm đẹp đẽ và sâu sắc đó được thể hiện và đó chính là một sự khổ đau đến cùng cực của những mối tình đơn phương.
Có thể thấy rằng nhân vật trữ tình dường như đã không hề ngại ngần mà trung thực bày tỏ rằng cũng có lúc bản thân mình “Khi hậm hực lòng ghen” và điều đó cũng có nghĩa là tôi cũng chỉ như muôn người bình thường khác mà thôi. Và tôi cũng bị những tình cảm khổ đau, cũng đã từng bị tình cảm làm cho u ám muôn thuở trong tình yêu vò xé tâm can. Tuy nhiên, có thể nói rằng có ai đã từng nói, lòng ghen tuông như con rắn độc, nó có sức mạnh để có thể bóp nghẹt trái tim, bởi vi ghen tuông trong tình yêu dần đến mất sáng suốt. Và điều đặt ra ở đây chính là liệu nhân vật trữ tình trong bài thơ có bị nỗi ghen tuông ngự trị và chỉ huy hay để chính sự ghen tuông đó làm hạ thấp con người như vậy không?
Có thể nói rằng chính hai câu thơ cuối cùng là câu trả lời, hai câu cuối cũng như đã vụt sáng lên một giá trị nhân văn, và đó có thể chính là một tư thế cao thượng của con người đáng yêu ấy
Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em
Có thể nói rằng chính những cảm xúc bị dồn nén được giải tỏa, tuôn trào. Và lại thêm một lần nữa thì điệp khúc tôi yêu em được láy lại lần thứ ba với một lời khẳng định bản chất của mối tình này. Đó chish là một thứ tình yêu rất đỗi chân thành, đằm thắm biết bao nhiêu. Có thể thấy được sự chân thành và đằm thắm kia chính là cái gốc của sự cao thượng.
Đọc bài thơ ta như cũng đã thấy được rằng có một điều tế nhị sâu xa nhất là trong hoàn cảnh trớ trêu này. Ta như thấy được chính tình yêu khi không được đền đáp thường là nỗi khổ đau, và thường là những sự dau khổ và như đưa đến lòng tự ái, hận thù. Nhưng pphair khẳng định rằng nếu đó là tình yêu của một trái tim chân thật, độ lượng, nhân hậu thì cho dù có bị cự tuyệt đến đâu đi chăng nữa thì con người ta lại như vẫn có thể có những xử sự cao thượng. Nhất là lời cầu mong cuối bài thơ cũng như chính còn là lời nhắn nhủ của một trái tim giàu độ lượng và cũng như đã chở che như nhà thơ đã viết trong một bài thơ khác:
Nhưng nếu gặp ngày buồn rầu đau đớn
Em thầm thì ‘hãy’gọi tên lên
Và hãy tin: còn đây một kỉ niệm
Em vẫn còn sống giữa một trái tim
Có lẽ rằng cũng chính thái độ trân trọng, tôn thờ, sùng kính và đó cũng chính là “sự thuần khiết” mà đối với phụ nữ đã đưa bài thơ của Puskin thực sự cũng đã vươn tới những giá trị nhân văn cao cả trong kho tàng thơ tình nhân loại.
“Tôi yêu em” là mộy bài thơ đã diễn tả một tình yêu vô vọng, thấm một sắc điệu buồn, nhưng hơn hết vẫn là sự mãnh liệt cũng như là sự cao thượng của trái tim con người với một mối tình không đơm hoa kết trái. Đặc biệt hơn chính với ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng và dường như là không có biện pháp tu từ nào ngoài điệp ngữ tôi yêu em.