Phân tích tác phẩm Thương vợ – Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11
Nội dung bài viết1 Phân tích tác phẩm Thương vợ – Trần Tế Xương – Bài số 1 2 Phân tích tác phẩm Thương vợ – Trần Tế Xương – Bài số 2 3 Phân tích tác phẩm Thương vợ – Trần Tế Xương – Bài số 3 4 Phân tích tác phẩm Thương vợ – Trần Tế Xương – Bài số 4 5 ...
Nội dung bài viết1 Phân tích tác phẩm Thương vợ – Trần Tế Xương – Bài số 1 2 Phân tích tác phẩm Thương vợ – Trần Tế Xương – Bài số 2 3 Phân tích tác phẩm Thương vợ – Trần Tế Xương – Bài số 3 4 Phân tích tác phẩm Thương vợ – Trần Tế Xương – Bài số 4 5 Phân tích tác phẩm Thương vợ – Trần Tế Xương – Bài số 5 Phân tích tác phẩm Thương vợ – Trần Tế Xương – Bài số 1 Xưa nay, những bài thơ hay, những vần thơ đẹp vẫn được các nhà thơ dành tặng cho mẹ hay một nàng thơ nào đó. Nhưng thơ về vợ – là người yêu đồng thời cũng là người “nâng khăn sử túi”, âm thầm lặng lẽ hy sinh thì lại ít được sáng tác. Bởi vậy mà “Thương vợ” khi ra đời lại được nhiều độc giả đón nhận không chỉ bởi đó là một trong những bà ithơ hiếm hoi viết về đề tài này, mà nó còn cho thấy một cái nhìn khác về Tú Xương – bậc thầy của thơ trào phúng. “Thương vợ” được coi là một trong nhwuxng thơ cảm động nhất của Tú Xương khi sáng tác thơ trữ tình nói chung và thơ về người phụ nữ, ở đây là người vợ của ông, nói riêng. Ngay từ cái nhan đề đã toát lên tình cảm thương yêu chứa chan của nhà thơ dành cho bà Tú. Mở đầu bài thơ, bà Tú hiện lên với hình ảnh của một phụ nữ tất bật với công việc, gia đình: “Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng” “Quanh năm” – một hoạt động đã trở thành nếp sống sinh hoạt, tạo thành một guồng quay cuộc sống. “Mom sông” là nơi có mỏm đất nhô ra, rất chênh vênh trên sông vốn mênh mông, bốn bề là nước. Nó cho thấy cái nỗi vất vả, cơ cực của bà Tú khi phải lặn lội kiếm sống từ ngày này qua ngày khác. Bà không chỉ phải lo cho một đàn con mà còn phải tính thêm cả người chồng của mình – ông Tú. Dường như mọi gánh nặng trong gia đình đều đổ dồn lên một vai bà. “Lặn lội thân cò nơi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông” “Eo sèo” chỉ sự rầy rà bằng lời gọi liên tiếp dai đẳng. Bà Tú vất vả như tấm thân cò gầy guộc trong bao câu ca dao, tục ngữ xưa của người Việt Nam: “Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao Ông ơi ông vớt tôi nao Tối có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!” Để có thể trang trải được mọi chi phí cho gia đình, bà Tú đã phải chật vật, giành giật từng miếng cơm, manh áo trong thời buổi cơ cực. “Một duyên hai nợ, âu đành phận, Năm nắng, mười mưa dám quản công.” Tú Xương đã rất thành công trong việc sử dụng hai câu thành ngữ quen thuộc của nhân dân ta: “một duyên hai nợ” và “năm nắng mười mưa”. “Duyên” ở đây ý chỉ đến cái duyên phận, duyên “nợ” mà bà Tú phải cam phận, chịu đựng. “Nắng”, “mưa” vốn là những hình ảnh tượng trưng cho sự vất vả. Bà Tú đã phải âm thầm chịu đựng mọi khó khăn để đảm bảo cuộc sống no đủ cho cả gia đình. Bà mang dáng dấp tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương, chịu khó, âm thầm hi sinh tất cả vì gia đình. Có lẽ bởi vậy mà ông Tú lại càng thấy trách chính bản thân mình: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không!” Đóng vai trò là một người chồng, một ông bố, là người tụ cột của cả gia đình nhưng chính bản thân ông Tú nhận thấy sự “dư thừa” của mình. Ông tự thấy bản thân là một kẻ “ăn bám vợ”, vô tích sự trong gia đình, thậm chí còn “hờ hững” với cả vợ, cả con. Câu thơ như lời tâm sự của nhà thơ, khiến ta không thể giận ông, mà chỉ có thể căm ghét xã hội đã đẩy con người phải sống một cuộc đời lam lũ, khó khăn. Lời thơ giản dị, gần gũi, bài thơ “Thương vợ” đến với độc giả một cách nhẹ nhàng, đầy sâu lắng. Hình ảnh bà Tú đẹp như bao người mẹ, người chị trong gia đình Việt Nam, khiến ta cảm thấy quen thuộc, mến yêu hơn. Phân tích tác phẩm Thương vợ – Trần Tế Xương – Bài số 2 Thơ xưa viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi còn sống càng hiếm hoi hơn. Các thi nhân thường chỉ làm thơ khi người bạn trăm năm đã qua đời. Kể cũng là điều nghiệt ngã khi người vợ đi vào cõi thiên thu mới được bước vào địa hạt thi ca. Bà Tú Xương có thể đã phải chịu nhiều nghiệt ngã của cuộc đời nhưng bà lại có niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được: Ngay lúc còn sống bà đã đi vào thơ ông Tú Xương với tất cả niềm thương yêu, trân trọng của chồng. Trong thơ Tú Xương, có một mảng lớn viết về người vợ mà bài Thương vợ là một trong những bài xuất sắc nhất. Tình thương vợ sâu nặng của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian lao và phẩm chất cao đẹp của người vợ. Câu thơ mở đầu nói hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú. Hoàn cảnh vất vả, lam lũ được gợi lên qua cách nói thời gian, cách nêu địa điểm. Quanh năm là suốt cả năm, không trừ ngày nào dù mưa hay nắng. Quanh năm còn là năm này tiếp năm khác đến chóng mặt, đến rã rời chứ đâu phải chỉ một năm. Địa điểm bà Tú buôn bán là mom sông, cái doi đất nhô như lời giới thiệu, lại như một bối cảnh làm hiện lên hình bà Tú tần tảo, tất bật ngược xuôi: “Quanh năm buôn bán ở mom sông.” Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, Tú Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú. Có điều hình ảnh con cò trong ca dao đầy tội nghiệp mà hình ảnh con cò trong thơ Tú Xương còn tội nghiệp hơn. Con cò trong thơ Tú Xương không chỉ xuất hiện trong cái rợn ngợp của không gian (như con cò trong ca dao) mà cái rợn ngợp của thời gian. Chỉ bằng ba từ khi quãng vắng, tác giả đã nói lên được cả thời gian, không gian heo hút, rợn ngợp, chứa đầy lo âu cái rợn ngợp của thời gian, đã làm hao hụt cả ý thơ. So với câu ca dao: Con cò lặn lội bờ sông, câu thơ của Tú Xương: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng.” Là cả một sự sáng tạo. Cách đảo ngữ – đưa ra từ lặn lội lên đầu câu, cách thay từ – thay từ con cò bằng thân cò, càng làm tăng nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Từ thân cò gợi cả nỗi đau thân phận, so với từ con của Tú Xương cũng sâu sắc, thấm thía hơn. Nếu câu thơ thứ ba gợi nỗi vất vả đơn chiếc thì câu thứ tư lại làm rõ sự vật lộn với cuộc sống của bà Tú: “Eo sèo mặt nước buổi đò đông.” Câu thơ gợi cảnh chen chúc, bươn chải trên sông nước của những người buôn bán nhỏ. Sự cạnh tranh chưa đến mức sát phạt nhau nhưng cũng không thiếu lời qua tiếng lại. Buôi dò đông đâu phải là ít lo âu, nguy hiểm hơn khi quãng vắng. Trong ca dao, người mẹ từng dặn con rằng: “Con ơi nhớ lấy câu này Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qụa.” Buổi đò đông không chỉ có những lời phàn nàn, mè nheo, cáu gắt, những sự chen lấn, xô đẩy mà còn chứa đầy bất trắc hiểm nguy. Hai cáu thực đối nhau về ngữ (khi quãng vắng đối với buổi đò đông) nhưng lại thừa tiếp nhau về ý để làm nổi bật sự vất vả gian truân của bà Tú: đã vất vả, đơn chiếc, lại thêm sự bươn chải trong hoàn cảnh chen chúc làm ăn. Hai câu thực nói thực cảnh bà Tú đồng thời cho ta thấy thực tình của Tú Xương, đó là tấm lòng xót thương da diết. Cuộc sống vất vả gian truân càng ngời lên phẩm chất cao đẹp của bà Tú. Bà là người đảm đang tháo vát: “Nuôi đủ năm con với một chồng.” Mỗi chữ trong câu thơ Tú Xương đều chất chứa bao tình ý, từ đủ trong nuôi đủ vừa nói số lượng, vừa nói chất lượng. Bà Tú nuôi đủ cả con, cả chồng, nuôi đảm bảo đến mức: “Cơm hai bữa: cá kho rau muống Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô” (Thầy đồ dạy học) Trong hai câu luận, Tú Xương một lần nữa cảm phục sự hy sinh rất mực của vợ: “Năm nắng mười mưa dám quản công” Ở câu thơ này, nắng mưa chỉ sự vất vả, năm mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra tạo nên một thành ngữ chéo (năm nắng mười mưa) vừa nói lên sự vất vả gian lao, vừa thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú. Trong những bài thơ viết về vợ của Tú Xương, bao giờ ta cũng bắt gặp hình ảnh hai người: bà Tú hiện lên phía trước, ông Tú khuất lấp ở phía sau, nhìn tinh mới thấy. Khi đã thấy rối thì ấn tượng thật sâu đậm. Ở bài thơ thương vợ cũng vậy. Ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện trong từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là cả một tấm lòng, không chỉ thương mà còn tri ân vợ. về câu thơ Nuôi đủ năm con vói một chồng, có người cho rằng ở đây ông Tú tự coi mình là một thứ con đặc biệt để bà Tú phải nuôi. Tú Xương đã không gộp mình với con để nói mà tách riêng, con riêng rất rạch ròi là để ông tự riêng tri ân vợ. Nhà thơ không chỉ cảm phục, biết ơn sự hi sinh rất mực của vợ mà ông còn tự trách, tự lên án bản thân. Ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú lấy ông là do duyên nhưng duyên một mà nợ hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ mà bà Tú phải gánh chịu. Nợ gấp đòi duyên, duyên ít nợ nhiều, ồng chửi thói đời bạc bèo, vì thói đời là một nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú phải khổ. Nhưng Tú Xương cũng không đổ vấy cho thói đời. Sự hờ hừng của ông với con cũng là một biểu hiện của thói đời bạc bẽo. Câu thơ Tú Xương tự rủa mát mình cũng là lời tự phán xét, tự lên án: “Có chồng hờ hừng cũng như không” Ở cái thời mà xả hội đã có luật không thành văn đối với người phụ nữ: xuất giả tòng phu (lấy chồng theo chồng), đối với mối quan hệ vợ chồng thì phu xướng, phụ tùy (chồng nói, vợ theo), thế mà có một nhà nho dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là quán ăn lương vợ, không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn dám tự nhận khuyèt điểm. Một con người như thế chẳng đẹp lắm sao. Nhan đề Thương vợ chưa nói hết sự sâu sắc trong tình cảm của Tú Xương đối với vợ cũng như chưa thể hiện được đầy đủ vẻ đẹp nhân bản của hồn thơ Tú Xương. Ở bài thơ này, tác giả không chỉ thương vợ mà còn ơn vợ, không chỉ lên án thói đời mà còn tự trách. Nhà thơ dám tự nhận khuyết điểm, càng thấy mình khiêm khuyết càng thương yêu, quý trọng vợ hơn. Tình thương yêu, quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm xúc quen thuộc trong văn học trung đại. Cảm xúc mới mẻ đó lại được diễn tả bằng hình ảnh và ngôn ngữ quen thuộc của văn học dân gian, chứng tỏ hồn thơ Tú Xương dù mới lạ, độc đáo vẫn rất gần gũi với mọi người, vần có gốc rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc. Phân tích tác phẩm Thương vợ – Trần Tế Xương – Bài số 3 Trần Tế Xương (bút danh là Tú Xương) là nhà thơ trào phúng nổi tiếng, có lẽ là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học của nước nhà. Thơ trào lộng, châm biếm, đả kích của Tú Xương sở dĩ được nhiều người yêu thích vì có tính chất trữ tình (trong tiếng cười có nước mắt). Dòng trữ tình trong thơ Tú Xương đôi khi được tách ra thành những bài thơ trữ tình thuần khiết, thấm thía. Hai kiệt tác “Sông Lấp” và “Thương vợ” tiêu biểu cho dòng thơ trữ tình của Tú Xương. Bài thơ sau đây là bài “Thương vợ” của Tú Xương: “Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không!” Trần Tế Xương lận đận trong thi cử, đi thi đến lần thứ tám mới đậu được cái tú tài. Ông học giỏi nhưng phải cái ngông quá, thật ra thái độ ngông của ông là một cách ông phản kháng lại chế độ thi cử lạc lậu, quan trường “ậm ọc” lúc bấy giờ. Mà đậu được cái tú tài thì rồi cũng làm “quan tại gia” thôi. Hồi đó phải đậu cử nhân mới được bổ tri huyện. Thế là bà Tú gần như phải nuôi chồng suốt đời. Ông Tú chỉ còn biết đem tài hoa của mình mà ghi công cho bà Tú: “Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng”. Từ “mom” thật là hay, vừa thấy được nỗi gian truân của bà Tú buôn bán quanh năm bên bờ sông Vị, vừa thấy được tấm lòng của nhà thơ đối với việc buôn bán khó nhọc của vợ. Từ “mom” là tổng hợp nghĩa của các từ ven, bờ, vực, thềm, thành một từ sáng tạo của nhà thơ làm giầu thêm cho tiếng Việt. Bà Tú buôn thúng bán bưng quanh năm ở “mom sông” mà nuôi chồng, nuôi con: “Nuôi đủ năm con với một chồng” Câu thơ chỉ mấy con số khô khốc thế vậy mà tế toái lắm đó! “Nuôi đủ năm con” là vì con, phải nuôi, nên đếm ra để mà nuôi. Nhưng còn chồng thì một chồng chứ mấy chồng, cớ sao lại cũng phải đếm ra “một chồng”? Là vì chồng cũng phải nuôi, mà bà Tú với cái gánh trên vai nuôi năm đứa con đã là vất vả, lại thêm một ông Tú trong nhà nữa thì gánh nặng gấp đôi. Thời đó mà nuôi một ông Tú, lại là Tú Xương nữa thì nhiêu khê lắm. Nhưng bà Tú được an ủi là vì ông Tú, cái con người tưởng như chỉ biết bông đùa, cười cợt đó lại để tâm đến từng bước chân của bà trên đường lặn lội buôn bán: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông” Có thể nói lòng thương vợ của nhà thơ dào dạt lên trong hai câu thơ này. Hình ảnh lặn lội thân cò được tác giả mô phỏng theo một biểu tượng trong thi ca dân gian để nói về người phụ nữ lao động: “Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non” Nếu như từ “lặn lội” được đảo ra phía trước chủ ngữ để nhấn mạnh sự vất vả của bà Tú, thì từ “eo sèo” gợi lên âm thanh hỗn tạp (tiếng kì kèo mặc cả, tiếng cãi cọ tranh giành) của “buổi đò đông”. Hai tình huống đối lập thật hay: “vắng” và “đông”. Người phụ nữ gánh hàng lặn lội trên quãng đường vắng thật là khổ. Mà đến chỗ “đò đông” thì thật là đáng sợ! Nghĩa là nhìn từ phía nào, nhà thơ cũng thương vợ, tình thương thấm thía, cảm động. Sang hai câu luận, tác giả chuyển sang diễn tả nội tâm của bà Tú, lời thơ như lời độc thoại của người vợ: “Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công” Nhân dân ta thường nói “vợ chồng là duyên nợ”. Nhà thơ Tú Xương đã chỉ từ ghép “duyên nợ” thành hai từ đơn: “duyên – nợ”. “Duyên” thì thiêng liêng rồi vì đã có sự tham gia của đấng vô hình (ông Tơ bà Nguyệt), còn “nợ” thì đã thành trách nhiệm nặng nề. “Một duyên hai nợ” đã diễn tả được sự vận động trong tâm trí của bà Tú. “Một duyên hai nợ âu đành phận” là bà Tú đã thuận theo lòng trời và thuận theo lòng người (tấm lòng của chính bà!). Nói gọn lại là bà Tú đã chấp nhận! Và chấp nhận cuộc hôn nhân duyên nợ này, bà chấp nhận một ông đồ nho ngông “tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”, bà chấp nhận vị quan “ăn lương vợ” nên bà đâu “dám quản công”: “Năm nắng mười mưa dám quản công” Thành ngữ “dầm mưa dãi nắng” được tác giả vận dụng sáng tạo thành “năm nắng mười mưa”. Phải nói những con số trong thơ Tú Xương rất có thần. Ta đã thấm thía với hai số năm – một trong câu thừa đề (Nuôi đủ năm con với một chồng). Giờ đây là sự linh diệu của những con số một – hai và năm – mười trong câu luận. “Một duyên hai nợ” đối với “Năm nắng mười mưa”, cho thấy gian khổ cứ tăng lên, bà Tú chịu đựng hết. Trước người vợ giỏi giang, tần tảo, chịu đựng mọi gian lao vất vả để “nuôi đủ năm con với một chồng” thì nhà thơ chỉ còn biết tự trách mình. “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không!” Vì quá thương vợ mà nhà thơ tự trách mình, trách một cách nặng nề. “Cha mẹ thói đời…” thì đã thành lời xỉ vả mình. Thật ra là một cách ông Tú nhún mình để cho công trạng của bà Tú nổi lên, chứ Tú Xương đâu phải là người “ăn ở bạc”. Ăn chơi sa đà thì có, “hờ hững” nữa, thì nhà thơ đã thành thật nói rồi, chứ bạc tình, bạc nghĩa thì không. Gang thép với cường quyền mà nhũn với vợ như thế thì thật là con người đáng kính. Bằng tình cảm chân thành, bằng nghệ thuật sống động, Tú Xương đã thể hiện được hình ảnh người phụ nữ giỏi giang, lam lũ, tần tảo nuôi chồng nuôi con. Bà Tú có những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa. Phân tích tác phẩm Thương vợ – Trần Tế Xương – Bài số 4 Tú Xương là nhà thơ trào phúng bậc thầy trong nền văn học Việt Nam. Ngoài những bài thơ trào phúng sắc nhọn, lấy tiếng cười làm vũ khí chế giễu và đả kích sâu cay bộ mặt xấu xa, đồi bại của cái xã hội thực dân nửa phong kiến, ông còn có một số bài thơ trữ tình, chứa chất bao nỗi niềm của một nhà nho nghèo về tình người và tình đời sâu nặng. “Thương vợ” là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình của Tú Xương. Nó là một bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là một bài thơ thế sự. Bài thơ chứa chan tình thương yêu nồng hậu của nhà thơ đối với người vợ hiền thảo. Sáu câu thơ đầu nói lên hình ảnh bà Tú trong gia đình là một người vợ rất đảm đang, chịu thương chịu khó. Nếu bà vợ của Nguyễn Khuyến là một phụ nữ “hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn vấy quai cồng, tất tả chân nam đá chân chiêu, vì tớ đỡ đần trong mọi việc” (câu đối của Nguyễn Khuyến) thì bà Tú lại là một người đàn bà: “Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng” “Quanh năm buôn bán” là cảnh làm ăn đầu tắt mặt tối, từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác , không được một ngày nghỉ ngơi. Bà Tú “buôn bán ở mom sông”, nơi mỏm đất nhô ra, ba bề bao bọc sông nước, nơi làm ăn là cái thế đất chênh vênh. Hai chữ “mom sông” gợi tả một cuộc đời nhiều mưa nắng, một cảnh đời lắm cay cực, phải vật lộn kiếm sống, mới “nuôi đủ năm con với một chồng”. Một gánh gia đình đè nặng lên đôi vai người mẹ, người vợ. Thông thường người ta chỉ đếm mớ rau, con cá, đếm tiền bạc,… chứ ai còn “đếm” chồng. Câu thơ tự trào ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia cảnh gặp nhiều khó khăn: đông con, người chồng đang phải “ăn lương vợ”, Có thể nói, hai câu thơ trong phần đề, Tú Xương ghi lại một cách chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, đảm đang của mình. Phần thực, tô đậm thêm chân dung bà Tú, mỗi sáng mỗi tối đi đi về về “lặn lội” làm ăn như “thân Cò” nơi “quãng vắng”. Ngôn ngữ thơ tăng cấp, tô đậm thêm nỗi cực nhọc của người vợ. Câu chữ như những nét vẽ, gam màu nối tiếp nhau, bổ trợ và gia tăng; đã “lặn lội” Lại “thân cờ”, rồi còn “khi quãng vắng”. Nỗi cực nhọc kiếm sông ở “mom sông” tưởng như không thể nào nói hết được! Hình ảnh “con cò” cái cò trong ca dao cổ: “Con cò lặn lội bờ sông…”, “Con cò đi đón cơn mưa…”, “Cái cò, cái vạc, cái nông,..” được tái hiện trong thơ Tú Xương qua hình ảnh “thân cò” lầm lũi, đã đem đến cho người đọc bao liên tưởng cảm động về bà Tú, cũng như thân phận vất vả, cực khổ, của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ: “Lặn lội thân cò nơi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông” “Eo sèo” là từ láy tượng thanh chi sự làm rầy rà bằng lời đòi, gọi liên tiếp dai đẳng: gợi tả cảnh tranh mua tranh bán, cảnh cãi vã nơi “mặt nước” lúc “đò đông”. Một cuộc đời “lặn lội”, một cảnh sống làm ăn “eo sèo”. Nghệ thuật đối đặc sắc đã làm nổi bật cảnh kiếm ăn nhiều cơ cực. Bát cơm, manh áo mà bà Tú kiếm được “nuôi đủ năm con với một chồng’” phải. “lặn lội” trong mưa nắng, phải giành giật “eo sèo”, phải trả giá bao mồ hồi, nước mắt giữa thời buổi khổ khăn! Tiếp theo là hai câu luận, Tú Xương vận dụng rất sáng tạo hai thành ngữ: “một duyên hai nợ” và “năm nắng mười mưa”, đối xứng nhau hài hòa, màu sắc dân gian đậm đà trong cảm nhận và ngôn ngữ biểu đạt: “Một duyên hai nợ, âu đành phận, Năm nắng, mười mưa dám quản công.” “Duyên” là duyên số, duyên phận, là cái “nợ” đời mà bà Tú phải cam phận, chịu đựng .”Nắng”, “mưa” tượng trưng cho mọi vất vả, khổ cực.Các số từ trong câu thơ tăng dần lên: “một…hai…năm..mười…làm nổi rõ đức hi sinh thầm lặng của bà Tú, một người phụ nữ chịu thương, chịu khó vì sự ấm no, hạnh phúc của chồng con và gia đình. “Âu đành phận”,… “dám quản công”… giọng thơ nhiều xót xa, thương cảm, thương mình, thương gia cảnh nhiều éo le. Tóm lại, sáu câu thơ đầu bằng tấm lòng biết ơn và cảm phục, Tú Xương đã phác họa một vài nét rất chân thực và cảm động về hình ảnh bà Tú, người vợ hiền thảo của mình với bao đức tính đáng quý: đảm đang, tần tảo, chịu thương chịu khó, thầm lăng hi sinh cho hạnh phúc gia đình. Tú Xương thể hiện một tài năng điêu luyện trong sử dụng ngôn ngữ và sáng tạo hình ảnh. Các từ láy, các số từ, phép đôi, thành ngữ và hình ảnh “thân Cò”… đã tạo nên ấn tượng và sức hấp dẫn văn chương. Hai câu kết, Tú Xương sử dụng từ ngữ thông tục, lấy tiếng chửi nơi “mom sông” lúc “buổi đò đông” đưa vào thơ rất tự nhiên, bình dị. Ông tự trách mình: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không!” Trách mình “ăn lương vợ”, mà “ăn ở bạc”. Vai trò nggười chồng, người cha chẳng giúp ích được gì, vô tích sự, thậm chí còn “hờ hững” với vợ con. Lời tự trách sao mà chua xót thế! Ta đã biết, Tú Xương có văn tài, nhưng công danh dở dang, thi cử lận đận. Sống giữa một xã hội “dở Tây, dở ta”, chữ nho mạt vận, lúc mà “Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co”, cho nên nhà thơ tự trách mình đồng thời cũng là trách đời đen bạc. Ông không xu thời để vinh thân phì gia “tối rượu sâm banh, sáng sữa bò”. Hai câu kết là cả một nỗi niềm tâm sự và thế sự đầy buồn thương, là tiếng nói của một trí thức giàu nhân cách, nặng tình đời, thương vợ con, thương gia cảnh nghèo. Tú Xương thương vợ cũng chính là thương mình vậy: nỗi đau thất thế của nhà thơ khi cảnh đời thay đổi! Bài thơ “Thương vợ” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú. Ngôn ngữ thơ bình dị như là tiếng nói đời thường nơi “mom sông” của những người buôn bán nhỏ, cách đây một thế kỉ. Các chi tiết nghệ thuật chọn lọc vừa cá thể (bà Tú với “năm con, một chồng”) vừa khái quát sâu sắc (người phụ nữ ngày xưa). Hình tượng thơ hàm súc, gợi cảm: thương vợ, thương mình, buồn về gia cảnh thêm nỗi đau đời. “Thương vợ’” là bài thơ trữ tình đặc sắc của Tú Xương nói về người vợ, người phụ nữ ngày xưa với bao đức tính tốt đẹp, hình ảnh bà Tú được nói đến trong bài thơ rất gần gũi với người mẹ, người chị trong mỗi gia đình Việt Nam. Tú Xương chiếm một địa vị vẻ vang trong nền văn học Việt Nam. Tên tuổi ông sống mãi với non Côi, sông Vị. Phân tích tác phẩm Thương vợ – Trần Tế Xương – Bài số 5 Tú Xương có nhiều bài thơ, bài phú nói về vợ. Bà Tú vốn là “con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ”, một người con dâu giỏi làm ăn buôn bán, hiền lành được bà con xa gần mến trọng: “Đầu sông bến bãi, đua tài buôn chín bán mười Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ”. Nhờ thế mà ông Tú mới được sống cuộc đời phong lưu: “Tiền bạc phó cho con mụ kiếm – Ngựa xe chẳng thấy lúc nào ngơi”. “Thương vợ" là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình cùa Tú xương. Nó là bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là bài thơ thế sự. Bài thơ chứa chan tình thương yêu nồng hậu của ông Tú đối với người vợ hiền thảo của mình. Sáu câu thơ đầu nói lên hình ảnh của bà Tú trong gia đình và ngoài cuộc đời – hình ảnh chân thực về một người vợ tần tảo, một người mẹ đôn hậu, giàu đức hi sinh. Hai câu thơ trong phần đề giới thiệu bà Tú là một người vợ rất đảm đang, chịu thương chịu khó. Nếu như bà vợ của Nguyễn Khuyến là một phụ nữ “hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, chân nam đá chân chiêu, vì tớ đỡ đần trong mọi việc” (câu đối Nguyễn Khuyến) thì bà Tú là một người đàn bà: “Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng”. “Quanh năm buôn bán” là cảnh làm ăn đầu tắt mặt tối, từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác… không được một ngày nghỉ ngơi. Bà Tú “Buôn bán ở mom sông”, nơi cái mảnh đất nhô ra, ba bề bao bọc sông nước; nơi làm ăn là cái thế đất chênh vênh. Hai chữ “mom sông” gợi tả một cuộc đời nhiều mưa nắng một cảnh đời cơ cực, phải vật lộn kiếm sống, mới “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Một gánh gia đình đè nặng lên đôi vai người mẹ, người vợ. Thông thường, người ta chỉ đếm mớ rau, con cá, đếm tiền bạc. chứ ai “đếm” con, “đếm” chồng (!). Câu thơ tự trào ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia đình gặp nhiều khó khăn: đông con, người chồng đang phải “ăn lương vợ”. Có thể nói, hai câu đầu, Tú Xương ghi lại một cách chân thực người vợ tần tảo, đảm đang của mình. Phần thực tô đậm thêm chân dung bà Tú, mỗi sáng mỗi tối đi đi về về “lặn lội” làm ăn như “thân cò” nơi “quãng vắng”. Ngôn ngữ thơ tăng cấp tô đậm thêm nỗi cực nhọc của người vợ. Câu chữ như những nét vẽ, gam màu nối tiếp nhau, bổ trợ và gia tăng: đã “lặn lội” lại “thân cò”, rồi còn “khi quãng vắng”. Nỗi cực nhọc kiếm sống ở “mom sông” tưởng như không thể nào nói hết được! Hình ảnh “con cò”, “cái cò” trong ca dao cổ: “Con cò lặng lội bờ sông…’’, “Con cò đi đón cơn mưa…”, “Cái cò, cái vạc, cái nông…” được tái hiện trong thơ Tú Xương qua hình ảnh “thân cò” lầm lụi, đã đem đến cho người đọc bao liên tưởng cảm động về bà Tú, cũng như thân phận vất vả, cực khổ… của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông”. “Eo sèo” là từ láy tượng thanh chỉ sự rầy rà bằng lời đòi, gọi liên tiếp dai dẳng: gợi tả cảnh tranh mua tranh bán, cảnh cãi vã nơi “mặt nước” lúc “đò đông”. Một cuộc đời “Lặn lội”, một cảnh sống làm ăn “eo sèo”. Nghệ thuật đối đặc sắc đã làm nổi bật cảnh kiếm ăn nhiều cơ cực. Bát cơm, manh áo nhà bà Tú kiếm được “Nuôi đủ năm con với một chồng” phải “lặn lội” trong mưa nắng, phải giành giật “eo sèo", phải trả giá bao mồ hôi, nước mắt giữa thời buổi khó khăn! Tiếp theo là hai câu luận, Tú Xương vận dụng rất sáng tạo hai thành ngữ: “một duyên hai nợ" và “năm nắng mười mưa”, đối xứng nhau hài hòa, màu sắc dân gian đậm đà trong cảm nhận và ngôn ngữ biểu đạt: “Một duyên hai nợ, âu đành phận Năm nắng mười mưa, dám quản công” “Duyên” là duyên số, duyên phận, “nợ” là cái “nợ” đời mà bà Tú phải cam phận, chịu đựng. “Nắng”, “mưa” tượng trưng cho mọi vất vả, khổ cực trong cuộc đời. Các số từ trong câu thơ tăng dần lên: “một… hai… năm… mười… " làm nổi rõ đức hi sinh thầm lặng của bà Tú, một người phụ nữ chịu thương chịu khó vì sự ấm no hạnh phúc của chồng con và gia đình. “Âu đành phận” … “dám quản công” … giọng thơ nhiều xót xa thương cảm. Tóm lại, sáu câu thơ đẳu, bằng tấm lòng biết ơn và cảm phục, Tú Xương đã phác họa một vài nét rất chân thực và cảm động về hình ảnh bà Tú, người vợ hiền thảo của mình với bao đức tính đáng quý: đảm đang, tần tảo, chịu thương, chịu khó, thầm lặng hi sinh cho hạnh phúc gia đình. Tú Xương thể hiện bút pháp điêu luyện trong sử dụng ngôn ngữ và sáng tạo hình ảnh. Các từ láy, các số từ, phép đối, đảo ngữ, sử dụng sáng tạo thành ngữ và hình ảnh “thân cò…” đã tạo nên ấn tượng và sức hấp dẫn của văn chương. Hai câu kết, Tú Xương sử dụng từ ngữ thông tục, lấy tiếng chửi nơi “mom sông”, lúc “buổi đò dông” đưa vào thơ rất tự nhiên, bình dị. Ông tự trách mình. “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không!”. Trách mình “ăn lương vợ” mà “ăn ở bạc”. Vai trò người chồng, người cha chẳng giúp ích được gì, vô tích sự, thậm chí còn “hờ hững” với vợ con. Lời tự trách sao mà chua xót thế! Ta đã biết, Tú Xương có văn tài, nhưng công danh dở dang, thi cử lận đận, sống giữa một xã hội “dở tây dở ta” chữ nho mạt vận, lúc mà “Ông nghè, ông cống cũng nằm co” cho nên nhà thơ tự trách mình, đồng thời cũng la trách đời đen bạc. Ông không xu thời để vinh thân phì gia “tối rượu sâm banh, sáng sữa bò". Hai câu kết là cả một nỗi niềm tâm sự và thế sự đầy buồn thương, là tiếng nói của một trí thức giàu nhân cách, nặng tình đời, thương vợ con mà gia cảnh nghèo. Tú Xương thương vợ cũng chính là thương chính mình vậy. Đó là nỗi đau thất thế của nhà thơ khi cảnh đời thay đổi. Bài thơ “Thương vợ” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Ngôn ngữ thơ bình dị như tiếng nói đời thường nơi “mom sông” của những người buôn bán nhỏ, cách ngày nay một thế kỉ. Các chi tiết nghệ thuật chọn lọc vừa cá thể (bà Tú với năm con, một chồng”) vừa khái quát sâu sắc (người phụ nữ ngày xưa). Hình tượng thơ hàm súc, gợi cảm: thương vợ, thương mình, buồn về gia cảnh thêm nỗi đau đời. “Thương vợ” là bài thơ trữ tình đặc sắc của Tú Xương nói về ngưòi vợ, người phụ nữ ngày xưa với bao tình cảm trân trọng tốt đẹp. Hình ảnh bà Tú được nói đến trong bài thơ rất gần gũi với người mẹ, người chị trong mỗi gia đình Việt Nam. Tú Xương là nhà thơ trào phúng xuất sắc trong nền văn học Việt Nam. Tên tuổi ông sống mãi với non Côi, sông Vị. Sinh bất phùng thời giữa cái xã hội dở Tây dở ta, khi mà Hán học đã mạt vận, Tú Xương vẫn giữ được nhân cách kẻ sĩ, vẫn sống “sang trọng” như ai, bởi lẽ nhà thơ có người vợ hiền tháo đảm đang. Tú Xương không bảng vàng bia đá, nhưng ông đã khắc tên tuổi bà Tú vào bia đá bảng: “Một ngọn đèn xanh, mấy quyển vàng, Bốn con làm lính, bố làm quan. (…) hỏi ra quan ấy ăn lương vợ, Đem chuyện trăm năm – giở lại bàn”. (Quan tại gia). Tú Xương đã có bài “Văn tế sống vợ”, lại có thêm bài “Thương vợ", đó là những áng văn thơ vừa tài tình vừa nghĩa tình. Ca dao đã nói về người vợ tào khang “tay bưng chén muối đĩa gừng”, Tú Xương có bao giờ quên được công ơn của bà Tú “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Á Nam Trần Tuấn Khải (1894-1983) nhà thơ cùng thời với Tú Xương đã có bài thơ “Viếng bà Tú Xương” viết năm 1931: “Hơn sáu mươi năm đất Vị Hoàng, Mẹ hiền, vạ đức đã treo gương. Nếm chung trời Việt trăm cay đắng, Vững với con Côi một mối giường. Bia miệng đã nên trang khẩn phạm, Nếp nhà không thẹn dấu văn chương. Tấm thân tuy thác, danh nào thác, Hồn cũng thơm lây dưới suối vàng”. Bài thơ của Á Nam giúp ta hiểu hơn Tú Xương và bà Tú, và chúng ta mới thấy hết cái hay, cái đẹp của tấm lòng Tú Xương được nói đến trong bài “Thương vợ”. Nguyễn Tuyến tổng hợp Phân tích tác phẩm Thương vợ – Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11Đánh giá bài viết Từ khóa tìm kiếmphân tích thương vợhai phan tich bai van 11phân tích tác phẩm thương vợphan tich thuong vo ngu van 12tác phẩm thương vợthương vợ lớp 11 phân tích Có thể bạn quan tâm?Phân tích tác phẩm Tự tình – Hồ Xuân Hương – Văn mẫu lớp 11Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm – Văn mẫu lớp 11Phân tích tác phẩm Tương tư (Nguyễn Bính) – Văn mẫu lớp 11Phân tích tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V.Huy-Gô) – Văn mẫu lớp 11Phân tích tác phẩm Vội vàng (Xuân Diệu) – Văn mẫu lớp 11Phân tích tác phẩm Hầu trời (Tản Đà) – Văn mẫu lớp 11Phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam) – Văn mẫu lớp 11Phân tích tác phẩm Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh) – Văn mẫu lớp 11
Phân tích tác phẩm Thương vợ – Trần Tế Xương – Bài số 1
Xưa nay, những bài thơ hay, những vần thơ đẹp vẫn được các nhà thơ dành tặng cho mẹ hay một nàng thơ nào đó. Nhưng thơ về vợ – là người yêu đồng thời cũng là người “nâng khăn sử túi”, âm thầm lặng lẽ hy sinh thì lại ít được sáng tác. Bởi vậy mà “Thương vợ” khi ra đời lại được nhiều độc giả đón nhận không chỉ bởi đó là một trong những bà ithơ hiếm hoi viết về đề tài này, mà nó còn cho thấy một cái nhìn khác về Tú Xương – bậc thầy của thơ trào phúng.
“Thương vợ” được coi là một trong nhwuxng thơ cảm động nhất của Tú Xương khi sáng tác thơ trữ tình nói chung và thơ về người phụ nữ, ở đây là người vợ của ông, nói riêng. Ngay từ cái nhan đề đã toát lên tình cảm thương yêu chứa chan của nhà thơ dành cho bà Tú. Mở đầu bài thơ, bà Tú hiện lên với hình ảnh của một phụ nữ tất bật với công việc, gia đình:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng”
“Quanh năm” – một hoạt động đã trở thành nếp sống sinh hoạt, tạo thành một guồng quay cuộc sống. “Mom sông” là nơi có mỏm đất nhô ra, rất chênh vênh trên sông vốn mênh mông, bốn bề là nước. Nó cho thấy cái nỗi vất vả, cơ cực của bà Tú khi phải lặn lội kiếm sống từ ngày này qua ngày khác. Bà không chỉ phải lo cho một đàn con mà còn phải tính thêm cả người chồng của mình – ông Tú. Dường như mọi gánh nặng trong gia đình đều đổ dồn lên một vai bà.
“Lặn lội thân cò nơi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
“Eo sèo” chỉ sự rầy rà bằng lời gọi liên tiếp dai đẳng. Bà Tú vất vả như tấm thân cò gầy guộc trong bao câu ca dao, tục ngữ xưa của người Việt Nam:
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tối có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!”
Để có thể trang trải được mọi chi phí cho gia đình, bà Tú đã phải chật vật, giành giật từng miếng cơm, manh áo trong thời buổi cơ cực.
“Một duyên hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa dám quản công.”
Tú Xương đã rất thành công trong việc sử dụng hai câu thành ngữ quen thuộc của nhân dân ta: “một duyên hai nợ” và “năm nắng mười mưa”. “Duyên” ở đây ý chỉ đến cái duyên phận, duyên “nợ” mà bà Tú phải cam phận, chịu đựng. “Nắng”, “mưa” vốn là những hình ảnh tượng trưng cho sự vất vả. Bà Tú đã phải âm thầm chịu đựng mọi khó khăn để đảm bảo cuộc sống no đủ cho cả gia đình. Bà mang dáng dấp tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương, chịu khó, âm thầm hi sinh tất cả vì gia đình. Có lẽ bởi vậy mà ông Tú lại càng thấy trách chính bản thân mình:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!”
Đóng vai trò là một người chồng, một ông bố, là người tụ cột của cả gia đình nhưng chính bản thân ông Tú nhận thấy sự “dư thừa” của mình. Ông tự thấy bản thân là một kẻ “ăn bám vợ”, vô tích sự trong gia đình, thậm chí còn “hờ hững” với cả vợ, cả con. Câu thơ như lời tâm sự của nhà thơ, khiến ta không thể giận ông, mà chỉ có thể căm ghét xã hội đã đẩy con người phải sống một cuộc đời lam lũ, khó khăn.
Lời thơ giản dị, gần gũi, bài thơ “Thương vợ” đến với độc giả một cách nhẹ nhàng, đầy sâu lắng. Hình ảnh bà Tú đẹp như bao người mẹ, người chị trong gia đình Việt Nam, khiến ta cảm thấy quen thuộc, mến yêu hơn.
Phân tích tác phẩm Thương vợ – Trần Tế Xương – Bài số 2
Thơ xưa viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi còn sống càng hiếm hoi hơn. Các thi nhân thường chỉ làm thơ khi người bạn trăm năm đã qua đời. Kể cũng là điều nghiệt ngã khi người vợ đi vào cõi thiên thu mới được bước vào địa hạt thi ca.
Bà Tú Xương có thể đã phải chịu nhiều nghiệt ngã của cuộc đời nhưng bà lại có niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được: Ngay lúc còn sống bà đã đi vào thơ ông Tú Xương với tất cả niềm thương yêu, trân trọng của chồng. Trong thơ Tú Xương, có một mảng lớn viết về người vợ mà bài Thương vợ là một trong những bài xuất sắc nhất. Tình thương vợ sâu nặng của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian lao và phẩm chất cao đẹp của người vợ.
Câu thơ mở đầu nói hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú. Hoàn cảnh vất vả, lam lũ được gợi lên qua cách nói thời gian, cách nêu địa điểm. Quanh năm là suốt cả năm, không trừ ngày nào dù mưa hay nắng. Quanh năm còn là năm này tiếp năm khác đến chóng mặt, đến rã rời chứ đâu phải chỉ một năm. Địa điểm bà Tú buôn bán là mom sông, cái doi đất nhô như lời giới thiệu, lại như một bối cảnh làm hiện lên hình bà Tú tần tảo, tất bật ngược xuôi:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông.”
Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, Tú Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú. Có điều hình ảnh con cò trong ca dao đầy tội nghiệp mà hình ảnh con cò trong thơ Tú Xương còn tội nghiệp hơn. Con cò trong thơ Tú Xương không chỉ xuất hiện trong cái rợn ngợp của không gian (như con cò trong ca dao) mà cái rợn ngợp của thời gian. Chỉ bằng ba từ khi quãng vắng, tác giả đã nói lên được cả thời gian, không gian heo hút, rợn ngợp, chứa đầy lo âu cái rợn ngợp của thời gian, đã làm hao hụt cả ý thơ. So với câu ca dao: Con cò lặn lội bờ sông, câu thơ của Tú Xương:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng.”
Là cả một sự sáng tạo. Cách đảo ngữ – đưa ra từ lặn lội lên đầu câu, cách thay từ – thay từ con cò bằng thân cò, càng làm tăng nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Từ thân cò gợi cả nỗi đau thân phận, so với từ con của Tú Xương cũng sâu sắc, thấm thía hơn.
Nếu câu thơ thứ ba gợi nỗi vất vả đơn chiếc thì câu thứ tư lại làm rõ sự vật lộn với cuộc sống của bà Tú:
“Eo sèo mặt nước buổi đò đông.”
Câu thơ gợi cảnh chen chúc, bươn chải trên sông nước của những người buôn bán nhỏ. Sự cạnh tranh chưa đến mức sát phạt nhau nhưng cũng không thiếu lời qua tiếng lại. Buôi dò đông đâu phải là ít lo âu, nguy hiểm hơn khi quãng vắng. Trong ca dao, người mẹ từng dặn con rằng:
“Con ơi nhớ lấy câu này
Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qụa.”
Buổi đò đông không chỉ có những lời phàn nàn, mè nheo, cáu gắt, những sự chen lấn, xô đẩy mà còn chứa đầy bất trắc hiểm nguy. Hai cáu thực đối nhau về ngữ (khi quãng vắng đối với buổi đò đông) nhưng lại thừa tiếp nhau về ý để làm nổi bật sự vất vả gian truân của bà Tú: đã vất vả, đơn chiếc, lại thêm sự bươn chải trong hoàn cảnh chen chúc làm ăn. Hai câu thực nói thực cảnh bà Tú đồng thời cho ta thấy thực tình của Tú Xương, đó là tấm lòng xót thương da diết.
Cuộc sống vất vả gian truân càng ngời lên phẩm chất cao đẹp của bà Tú. Bà là người đảm đang tháo vát:
“Nuôi đủ năm con với một chồng.”
Mỗi chữ trong câu thơ Tú Xương đều chất chứa bao tình ý, từ đủ trong nuôi đủ vừa nói số lượng, vừa nói chất lượng. Bà Tú nuôi đủ cả con, cả chồng, nuôi đảm bảo đến mức:
“Cơm hai bữa: cá kho rau muống
Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô”
(Thầy đồ dạy học)
Trong hai câu luận, Tú Xương một lần nữa cảm phục sự hy sinh rất mực của vợ:
“Năm nắng mười mưa dám quản công”
Ở câu thơ này, nắng mưa chỉ sự vất vả, năm mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra tạo nên một thành ngữ chéo (năm nắng mười mưa) vừa nói lên sự vất vả gian lao, vừa thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.
Trong những bài thơ viết về vợ của Tú Xương, bao giờ ta cũng bắt gặp hình ảnh hai người: bà Tú hiện lên phía trước, ông Tú khuất lấp ở phía sau, nhìn tinh mới thấy. Khi đã thấy rối thì ấn tượng thật sâu đậm. Ở bài thơ thương vợ cũng vậy. Ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện trong từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là cả một tấm lòng, không chỉ thương mà còn tri ân vợ. về câu thơ Nuôi đủ năm con vói một chồng, có người cho rằng ở đây ông Tú tự coi mình là một thứ con đặc biệt để bà Tú phải nuôi. Tú Xương đã không gộp mình với con để nói mà tách riêng, con riêng rất rạch ròi là để ông tự riêng tri ân vợ.
Nhà thơ không chỉ cảm phục, biết ơn sự hi sinh rất mực của vợ mà ông còn tự trách, tự lên án bản thân. Ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú lấy ông là do duyên nhưng duyên một mà nợ hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ mà bà Tú phải gánh chịu. Nợ gấp đòi duyên, duyên ít nợ nhiều, ồng chửi thói đời bạc bèo, vì thói đời là một nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú phải khổ. Nhưng Tú Xương cũng không đổ vấy cho thói đời. Sự hờ hừng của ông với con cũng là một biểu hiện của thói đời bạc bẽo. Câu thơ Tú Xương tự rủa mát mình cũng là lời tự phán xét, tự lên án:
“Có chồng hờ hừng cũng như không”
Ở cái thời mà xả hội đã có luật không thành văn đối với người phụ nữ: xuất giả tòng phu (lấy chồng theo chồng), đối với mối quan hệ vợ chồng thì phu xướng, phụ tùy (chồng nói, vợ theo), thế mà có một nhà nho dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là quán ăn lương vợ, không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn dám tự nhận khuyèt điểm. Một con người như thế chẳng đẹp lắm sao.
Nhan đề Thương vợ chưa nói hết sự sâu sắc trong tình cảm của Tú Xương đối với vợ cũng như chưa thể hiện được đầy đủ vẻ đẹp nhân bản của hồn thơ Tú Xương. Ở bài thơ này, tác giả không chỉ thương vợ mà còn ơn vợ, không chỉ lên án thói đời mà còn tự trách. Nhà thơ dám tự nhận khuyết điểm, càng thấy mình khiêm khuyết càng thương yêu, quý trọng vợ hơn.
Tình thương yêu, quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm xúc quen thuộc trong văn học trung đại. Cảm xúc mới mẻ đó lại được diễn tả bằng hình ảnh và ngôn ngữ quen thuộc của văn học dân gian, chứng tỏ hồn thơ Tú Xương dù mới lạ, độc đáo vẫn rất gần gũi với mọi người, vần có gốc rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc.
Phân tích tác phẩm Thương vợ – Trần Tế Xương – Bài số 3
Trần Tế Xương (bút danh là Tú Xương) là nhà thơ trào phúng nổi tiếng, có lẽ là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học của nước nhà. Thơ trào lộng, châm biếm, đả kích của Tú Xương sở dĩ được nhiều người yêu thích vì có tính chất trữ tình (trong tiếng cười có nước mắt). Dòng trữ tình trong thơ Tú Xương đôi khi được tách ra thành những bài thơ trữ tình thuần khiết, thấm thía. Hai kiệt tác “Sông Lấp” và “Thương vợ” tiêu biểu cho dòng thơ trữ tình của Tú Xương.
Bài thơ sau đây là bài “Thương vợ” của Tú Xương:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!”
Trần Tế Xương lận đận trong thi cử, đi thi đến lần thứ tám mới đậu được cái tú tài. Ông học giỏi nhưng phải cái ngông quá, thật ra thái độ ngông của ông là một cách ông phản kháng lại chế độ thi cử lạc lậu, quan trường “ậm ọc” lúc bấy giờ. Mà đậu được cái tú tài thì rồi cũng làm “quan tại gia” thôi. Hồi đó phải đậu cử nhân mới được bổ tri huyện. Thế là bà Tú gần như phải nuôi chồng suốt đời. Ông Tú chỉ còn biết đem tài hoa của mình mà ghi công cho bà Tú:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng”.
Từ “mom” thật là hay, vừa thấy được nỗi gian truân của bà Tú buôn bán quanh năm bên bờ sông Vị, vừa thấy được tấm lòng của nhà thơ đối với việc buôn bán khó nhọc của vợ. Từ “mom” là tổng hợp nghĩa của các từ ven, bờ, vực, thềm, thành một từ sáng tạo của nhà thơ làm giầu thêm cho tiếng Việt. Bà Tú buôn thúng bán bưng quanh năm ở “mom sông” mà nuôi chồng, nuôi con:
“Nuôi đủ năm con với một chồng”
Câu thơ chỉ mấy con số khô khốc thế vậy mà tế toái lắm đó! “Nuôi đủ năm con” là vì con, phải nuôi, nên đếm ra để mà nuôi. Nhưng còn chồng thì một chồng chứ mấy chồng, cớ sao lại cũng phải đếm ra “một chồng”? Là vì chồng cũng phải nuôi, mà bà Tú với cái gánh trên vai nuôi năm đứa con đã là vất vả, lại thêm một ông Tú trong nhà nữa thì gánh nặng gấp đôi. Thời đó mà nuôi một ông Tú, lại là Tú Xương nữa thì nhiêu khê lắm.
Nhưng bà Tú được an ủi là vì ông Tú, cái con người tưởng như chỉ biết bông đùa, cười cợt đó lại để tâm đến từng bước chân của bà trên đường lặn lội buôn bán:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Có thể nói lòng thương vợ của nhà thơ dào dạt lên trong hai câu thơ này. Hình ảnh lặn lội thân cò được tác giả mô phỏng theo một biểu tượng trong thi ca dân gian để nói về người phụ nữ lao động:
“Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”
Nếu như từ “lặn lội” được đảo ra phía trước chủ ngữ để nhấn mạnh sự vất vả của bà Tú, thì từ “eo sèo” gợi lên âm thanh hỗn tạp (tiếng kì kèo mặc cả, tiếng cãi cọ tranh giành) của “buổi đò đông”. Hai tình huống đối lập thật hay: “vắng” và “đông”. Người phụ nữ gánh hàng lặn lội trên quãng đường vắng thật là khổ. Mà đến chỗ “đò đông” thì thật là đáng sợ! Nghĩa là nhìn từ phía nào, nhà thơ cũng thương vợ, tình thương thấm thía, cảm động.
Sang hai câu luận, tác giả chuyển sang diễn tả nội tâm của bà Tú, lời thơ như lời độc thoại của người vợ:
“Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công”
Nhân dân ta thường nói “vợ chồng là duyên nợ”. Nhà thơ Tú Xương đã chỉ từ ghép “duyên nợ” thành hai từ đơn: “duyên – nợ”. “Duyên” thì thiêng liêng rồi vì đã có sự tham gia của đấng vô hình (ông Tơ bà Nguyệt), còn “nợ” thì đã thành trách nhiệm nặng nề. “Một duyên hai nợ” đã diễn tả được sự vận động trong tâm trí của bà Tú. “Một duyên hai nợ âu đành phận” là bà Tú đã thuận theo lòng trời và thuận theo lòng người (tấm lòng của chính bà!). Nói gọn lại là bà Tú đã chấp nhận! Và chấp nhận cuộc hôn nhân duyên nợ này, bà chấp nhận một ông đồ nho ngông “tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”, bà chấp nhận vị quan “ăn lương vợ” nên bà đâu “dám quản công”:
“Năm nắng mười mưa dám quản công”
Thành ngữ “dầm mưa dãi nắng” được tác giả vận dụng sáng tạo thành “năm nắng mười mưa”. Phải nói những con số trong thơ Tú Xương rất có thần. Ta đã thấm thía với hai số năm – một trong câu thừa đề (Nuôi đủ năm con với một chồng). Giờ đây là sự linh diệu của những con số một – hai và năm – mười trong câu luận. “Một duyên hai nợ” đối với “Năm nắng mười mưa”, cho thấy gian khổ cứ tăng lên, bà Tú chịu đựng hết.
Trước người vợ giỏi giang, tần tảo, chịu đựng mọi gian lao vất vả để “nuôi đủ năm con với một chồng” thì nhà thơ chỉ còn biết tự trách mình.
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!”
Vì quá thương vợ mà nhà thơ tự trách mình, trách một cách nặng nề. “Cha mẹ thói đời…” thì đã thành lời xỉ vả mình. Thật ra là một cách ông Tú nhún mình để cho công trạng của bà Tú nổi lên, chứ Tú Xương đâu phải là người “ăn ở bạc”. Ăn chơi sa đà thì có, “hờ hững” nữa, thì nhà thơ đã thành thật nói rồi, chứ bạc tình, bạc nghĩa thì không. Gang thép với cường quyền mà nhũn với vợ như thế thì thật là con người đáng kính.
Bằng tình cảm chân thành, bằng nghệ thuật sống động, Tú Xương đã thể hiện được hình ảnh người phụ nữ giỏi giang, lam lũ, tần tảo nuôi chồng nuôi con. Bà Tú có những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.
Phân tích tác phẩm Thương vợ – Trần Tế Xương – Bài số 4
Tú Xương là nhà thơ trào phúng bậc thầy trong nền văn học Việt Nam. Ngoài những bài thơ trào phúng sắc nhọn, lấy tiếng cười làm vũ khí chế giễu và đả kích sâu cay bộ mặt xấu xa, đồi bại của cái xã hội thực dân nửa phong kiến, ông còn có một số bài thơ trữ tình, chứa chất bao nỗi niềm của một nhà nho nghèo về tình người và tình đời sâu nặng.
“Thương vợ” là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình của Tú Xương. Nó là một bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là một bài thơ thế sự. Bài thơ chứa chan tình thương yêu nồng hậu của nhà thơ đối với người vợ hiền thảo.
Sáu câu thơ đầu nói lên hình ảnh bà Tú trong gia