Phân tích bài thơ Sang Thu
(Văn mẫu lớp 9) – Anh (Chị) hãy của nhà thơ Hữu Thỉnh. ( Bài làm văn của học sinh giỏi trường THPT Lương Thế Vinh). Đề bài: Phân tích bài Sang thu BÀI LÀM Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở Vĩnh Phúc. Là nhà thơ trưởng thành trong quân đội. Từ năm 2000 ông là ...
(Văn mẫu lớp 9) – Anh (Chị) hãy của nhà thơ Hữu Thỉnh. ( Bài làm văn của học sinh giỏi trường THPT Lương Thế Vinh).
Đề bài: Phân tích bài Sang thu
BÀI LÀM
Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở Vĩnh Phúc. Là nhà thơ trưởng thành trong quân đội. Từ năm 2000 ông là tổng thư kí hội văn học Việt Nam. Thơ của Hữu Thỉnh nhẹ nhàng và nhiều màu sắc. Ông có những sáng tác đặc sắc về chủ đề mùa thu. Nổi bật là bài thơ " Sang Thu" sáng tác 1977. Giống như các nhà thơ khác. Hữu Thỉnh đều đặc tả những hình ảnh quen thuộc của mùa thu: Sương, gió, hương ổi. Bài thơ thể hiện sự chuyển giao giữa mùa hạ và mùa thu. Đồng thời thể hiện về những biến chuyển mùa thu đời người.
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió dịu.
"Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về"
Mùa thu đến khá đột ngột và bất ngờ. Bắt đầu không phải là những nét đặc trưng của trời mây hay sắc vàng hoa cúc trong thơ cổ điển. Mở đầu bài thơ bằng từ "bỗng" nhà thơ diễn tả cái giật mình, chợt nhận ra dấu hiệu đầu tiên là hương ổi thơm náo nức. Hương thơm luồn vào trong gió, phả vào trong gió se thể hiện sự cảm nhận tinh tế, có sự bất ngờ cũng có chút khẳng định. Tại một làng quê nhỏ nhà thơ chợt bắt gặp hương thu và bất ngờ. Từ hương ổi nhận ra gió se mắt còn nhìn thấy sương đang chùng chình qua ngõ. Sương đầu thu lên đến chầm chậm lại được diễn tả rất gợi cảm qua từ láy chùng chình. Những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu đều biểu hiện và rất nhẹ lên nhà thơ chưa giám khẳng định mà chỉ " hình như" "thu đã về". Phải chăng do bất ngờ lên cả khứu giác (mùi hương ổi) cả xúc giác (hơi gió se), cả thị giác (sương chùng chình). đều mách bảo thu về mà vẫn chưa thể tin chưa giám chắc. Điều đó diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của con người và sâu xa hơn ở đây còn bộc lộ nét sang thu trong đời người. Bởi phút giây giao mùa của thiên nhiên ấy nhìn thấy rồi, cảm thấy rồi mà sững sờ khó tin.
"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
Những dấu hiệu của mùa thu đã dần dần rõ hơn cảnh vật tiếp tục được cảm nhận với nhiều giác quan. Thiên nhiên được quan sát ở không gian rộng lớn hơn nhiều tầng bậc hơn. Bức tranh thu từ những gì vô hình (gió, hương ổi) từ nhỏ hẹp (ngõ) chuyển sang những nét hữu hình cụ thể (sông, chim, mây) với không gian vừa dài rộng vừa cao vời, lời thơ có cấu trúc đối tự nhiên, chặt chẽ và tuyệt đẹp.
"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã"
Dòng sông không cuồn cuộn dữ dội và gấp gáp như trong những ngày mưa lũ mùa hạ, sông êm ả dềnh dàng, đang trầm xuống trong lững lờ như ngẫm nghĩ suy tư. Tương phản với sông cánh chim lại bắt đầu vội vã, hơi thu lạnh làm cho chúng phải chuẩn bị cho chuyến bay tránh rét, sự độc đáo của lời thơ là chữ bắt đầu, bắt đầu vội vã thôi chứ chưa phải đang vội vã, phải tinh tế lắm mới có thể nhận ra sự bắt đầu này trong những cánh chim bay.
Dù có sự vội vã của cánh chim không khí thu vẫn là không khí thư thái lắng đọng, chậm rãi lên cảm giác giao mùa diễn tả rất thú vị bằng hình ảnh: Đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu. Chưa phải đã hoàn toàn thu để có bầu trời thu xanh ngắt mấy tầng cao mà vẫn còn mây, vẫn còn thời tiết hạ nhưng mây đã khô sáng và trong. Sự giao mùa được hình tượng hóa thành dáng nằm duyên dáng vắt nửa mình sang thu thì thật tuyệt như vậy hình ảnh là thực nhưng ranh giới mùa là hư, đó là sản phẩm của trí tưởng tượng lạ lùng của mùa thu.
Mùa thu được khẳng định, được đón nhận bằng kinh nghiệm sự suy ngẫm chứ không phải cảm nhận trực tiếp như hai khổ thơ trước. Mùa thu không được quan sát từ gần ra xa từ thấp lên cao mà thu đang từ từ thu vào trong tâm tưởng lắng lại trong suy tư.
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Vẫn là nắng, mưa, sấm như mùa hạ nhưng mức độ nó khác rồi để ý thấy cái gì cũng bắt đầu đi vào chừng mực vào thế ổn định, nắng cuối hạ còn nồng còn sáng nhưng nhạt màu hơn, đã ít đi những cơn mưa lớn ào ạt, bất ngờ. Sấm không xuất hiện đột ngột lên hàng cây đứng tuổi không bị giật mình. Sự thay đổi nhẹ nhàng ấy được diễn tả khéo léo bằng những từ chỉ mức độ rất tinh tế: Vẫn còn, đã rơi, cũng biết. Lời thơ còn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc – thế giới sang thu của hồn người. Vẻ chín chắn điềm tĩnh của cây lúc sấm sét. Bão giông vào lúc sang thu hay đó chính là sự từng trải chín chắn của con người sau bão tát cuộc đời.
Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng tâm sự: "Với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này ông muốn gửi gắm suy ngẫm của mình: Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước tác động bất thường của ngoại cảnh cuộc đời.
Với nhiều nghệ thuật đặc sắc bài thơ thể hiện được đa tầng ý nghĩa vừa là sự chuyển giao của cuối hạ sang thu đồng thời thể hiện sâu sắc về mùa thu đời người trước những bất ngờ của cuộc sống. Từ đó chúng ta phải biết thích nghi với cuộc sống, không vì sống trong yên bình mà vấp ngã trước khó khăn, gian khổ.