Giới thiệu về ngày tết nguyên đán trên quê hương
() – Anh (Chị) hãy mình. ( Bài văn thuyết minh của học sinh trường THPT Minh Khai). Đề bài: Giới thiệu ngày tết nguyên đán trên quê hương em BÀI LÀM Nước ta có nhiều ngày lễ lớn: Giỗ tổ Hùng Vương, giải phóng miền nam thống nhất đất nước, ngày quốc tế lao ...
() – Anh (Chị) hãy mình. ( Bài văn thuyết minh của học sinh trường THPT Minh Khai).
Đề bài: Giới thiệu ngày tết nguyên đán trên quê hương em
BÀI LÀM
Nước ta có nhiều ngày lễ lớn: Giỗ tổ Hùng Vương, giải phóng miền nam thống nhất đất nước, ngày quốc tế lao động, ngày quốc khánh khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau đổi thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…Nhưng ngày lễ trọng đại nhất được nghỉ dài nhất là Tết Nguyên Đán. Người dân được nghỉ lễ từ một tuần đến khoảng hai tuần.
Nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Phương Đông vì thế song song với lịch dương ta còn có lịch âm. Nếu lịch dương được tính theo sự vận động của Trái Đất quanh mặt trời thì lịch âm được tính theo sự vận động của mặt trăng quanh Trái Đất. Nước ta và một vài nước khác ở khu vực Châu Á đón mừng năm mới theo lịch âm. Tết Nguyên Đán bắt đầu nô nức từ Tết Ông Công, Ông Táo vào ngày 23 tháng chạp và kết thúc vào ngày hóa vàng.
Ngày 23 tháng chạp theo quan niệm của dân gian đó là ngày Ông Công, Ông Táo về chầu trời báo cáo với Ngọc Hoàng về một năm cai quản dưới trần gian. Ngày này mọi gia đình thường chuẩn bị các lễ vật để thờ cúng như cá chép 3 con có thể sống hoặc chín. Nếu là cá sống thì phải thả xuống sông sau khi thắp hương. Ba đôi hài, ba chiếc mũ bằng mã sau khi thắp hương xong sẽ hóa để các vị thần có phương tiện lên tiên giới. Dưới trần gian gia đình ta có thể lau chùi bàn thờ tỉa bớt chân hương chuẩn bị đón năm mới.
Sau tết Ông Công, Ông Táo các gia đình đều sửa sang dọn dẹp nhà cửa thật tươm tất sạch đẹp gọn gàng ngoài đường phố, đường thôn không khí tươm tất tưng bừng. Cờ hoa, đèn nồng được treo rất trang trọng người đi lại sắm tết đông vui như mắc cửi. Chợ hoa muôn màu, muôn sắc, muôn hương phố bày rực rỡ. Người người chen chúc trong các hàng bánh kẹo quần áo thực phẩm, lá dong, gạo nếp… Nhà thơ Đoàn Văn Cừ có viết:
"Thùng gạo nếp đong đầy như núi tuyết
Con gà trống mào thâm như cục tiết
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem".
29, 30 Tết nhà nhà gói bánh trưng mổ lợn bày mâm ngũ quả thật náo nức. Có người cẩn thận còn tắm tất niên bằng nước nấu mùi già thơm phức.Cụ Nguyễn Khuyến khi xưa đã viết đôi câu đối tết:
" Tối ba mươi co cẳng đạp thằng Bần ra khỏi cửa
Sáng mồng một dơ tay bồng Ông Phúc vào nhà"
Bữa cơm tất niên được nhà nhà chuẩn bị chu đáo. Bữa cơm phải có đủ vị, đủ món: Món luộc, món xào, món nấu. Gia chủ thành kính thắp hương tổ tiên kính mời tổ tiên về nhà ăn tết.
Sau đó gia đình quây quần bên nhau tổng kết những chuyện vui buồn đã gặp.
Vui nhất là lễ đón giao thừa. Trong giờ phút linh thiêng chuyển giao từ năm cũ sang năm mới gia chủ thành kính cầu mong tổ tiên cho một năm mới an khang thịnh vượng. Mọi người thích thú theo dõi màn bắn pháo hoa tại những điểm qui định của nhà nước. Pháo sáng, chủ tịch nước trên tivi chúc điều tốt đẹp nhất đem lại niềm hứng khởi cho đất nước.
Sau lễ đón giao thừa là tục xông đất, nếu người hợp tuổi với gia chủ sẽ đem lại cho gia chủ điềm may mắn. Nếu không hợp tuổi sẽ đem lại điềm rủi. Vì thế nhiều gia đình cẩn thận chọn người xông đất.
Và sau giao thừa còn có tục lì xì mừng tuổi cho người già và trẻ em cầu mong sức khỏe và trẻ em học hành tiến bộ.
Sáng mồng một tết sau bữa cơm đón mừng năm mới là tục chúc tết đầu xuân. Người ta nô nức đến nhà nhau chúc những lời tốt đẹp nhất về sức khỏe, tiền tài, hạnh phúc, sinh con dựng vợ gả chồng,… Đó là một nét đẹp đậm đà tính nhân văn của dân tộc ta.
Mọi người cũng có tục đến chùa cầu phật hoặc đến các lễ hội nổi tiếng cầu mong thánh thần phù hộ một năm mới gặt hái nhiều thành công trong làm ăn buôn bán thăng quan, tiến chức, học hành.
Cuối cùng là tục hóa vàng, gia đình chuẩn bị mâm cỗ cúng tươm tất kính mời tổ tiên và tiễn tổ tiên về âm giới người ta đốt vàng mã trên bàn thờ để tổ tiên dùng làm lộ phí đi đường. Nhịp sống trở về nếp sinh hoạt thường nhật nhu cũ.
Tết Nguyên Đán luôn luôn có ý nghĩa cao đẹp với tất cả mọi người. Nó như cái mốc khép lại những gì đã qua và ủ ấp trong ta nhiều dự định ước mơ hoài bão sẽ gặt hái được nhiều thành công cho một năm mới đang chờ đón. Chúng ta hãy cố gắng để tết đến xuân về mỗi năm nhiều niềm vui, hạnh phúc tràn đầy hơn trước.