05/02/2018, 12:17

Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương – Bài tập làm văn số 7 lớp 9

Đánh giá bài viết Xem nhanh nội dung1 Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương – Bài làm 1 2 Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương – Bài làm 2 3 Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương – Bài làm 3 4 Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương – Bài làm 4 5 Phân tích ...

Đánh giá bài viết Xem nhanh nội dung1 Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương – Bài làm 1 2 Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương – Bài làm 2 3 Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương – Bài làm 3 4 Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương – Bài làm 4 5 Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương – Dàn ý Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương – Bài làm 1 Tình cảm gia đình luôn là đề tài bất tận cho những nhà thơ nhà văn chắp bút thành những tác phẩm giàu ý nghĩa. Không chỉ ca nhạc nói về tình cảm gia đình mà văn học cũng thực hiện vai trò ấy, ca ngợi tình cảm của cha mẹ dành cho những đứa con của mình. Nhà thơ Y Phương cũng góp một bài thơ hay về tình cảm gia đình. Đó là bài thơ Nói với con. Bốn câu thơ đầu vẽ lên một bức tranh gia đình thật đầm ấm và hạnh phúc. Nơi căn nhà tuyệt vời ấy, người mẹ dang tay đón con người cha cũng vậy. Một đứa trẻ đang độ tuổi tập nói tập đi, miệng bi bô, chân chập chững. Cả căn nhà tràn ngập tiếng cười nói hạnh phúc của ca gia đình: Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người cha bắt đầu nói với con về những phẩm chất của người đồng mình: Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời Người đồng minh chính là người cùng quê, người cha nói với con về nghề nghiệp của những người sống nơi quê mình. Đó nghề đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken sống với rừng, mỗi con đường là mỗi tấm lòng. Cha mẹ luôn nghĩ về ngày cưới, đó là ngày đẹp nhất trên đời. Vì kể từ ngày ấy, tình yêu của cha mẹ sẽ sinh ra con. Người đồng mình sống thô sơ giản dị nhưng vách nhà lúc nào cũng vang câu hát. Người đồng mình không chỉ lạc quan, giản dị mà còn sống có ý chí và không bao giờ nhỏ bé: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Người đồng mình tuy thô sơ giản dị nhưng ý chi cao tựa đá ghềnh. Dẫu có như thế nào thì người cha vẫn mong con mình sống trên đá không chê đá gập ghềnh, sống trong thung không chê thung nghèo đói. Vì những gì có ngày hôm nay đều do những thế hệ cha ông nơi quê hương sứ sở làm ra. Sông trong sạch như sông như suối. Lên thác xuống ghềnh không lo cực nhọc. Người đồng mình tuy có thô sơ da thịt nhưng tự đục đá kê cao quê hương và có phong tục riêng. Trước những phẩm chất đáng quý của người đồng mình, người cha muốn khuyên cho lên đường ra đời không bao giờ được nhỏ bé: Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ được nhỏ bé Nghe con Những câu thơ khép lại những lời dặn dò tâm sự của cha với người con. Cha mong muốn dù sống ở nơi nghèo đói hay thô sơ, thì cũng phải sống có ý chí và bước ra đường đời không bao giờ được nhỏ bé. Bằng những câu thơ tự do kết hợp với lối nói giản dị mộc mạc của người dân tộc, người cha Y Phương đã mang đến những lời dặn dò tâm sự đầy tình cảm của mình với con. Đồng thời qua đó ta cũng có thể thấy được những phẩm chất đáng quý của người dân tộc. Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương – Bài làm 2 “Con cựa mình êm ả Thôi ngủ nữa đi con! Cái trăng cao chưa tròn Tay hố vòng hơi thở Cho con liền giấc ngon”. (Hai bàn tay em – Huy Cận) Tấm lòng của người cha thi sĩ dành cho con cũng nồng nàn, ấm áp đâu kém gì tình mẹ yêu con, ru con, đưa con vào giấc ngủ. Lòng yêu thương con cái, ước mong con trưởng thành, nên người con là tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam từ bao đời nay. Bài thơ “Nói với con” của Y Phương cũng khơi nguồn từ mạch cảm xúc ấy. Với giọng điệu thiết tha, trìu mến, bài thơ đã thể hiện lời tâm tình, thủ thỉ của người cha đối với con. “Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh trăng chảy đầy vai Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời. Con lại trở cánh buồm xa nói khẽ Cha mượn cho con buồm trắng nhé. Để con đi…”. (Những cánh buồm) Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã mở ra trước mắt chúng ta hình ảnh thật dễ thương và cảm động, hình ảnh cao đẹp của tình cha con. Y Phương, một nhà thơ dân tộc, cũng góp phần vào đề tài này qua bài thơ “Nói với con”. Bài thơ giản dị mộc mạc trong ngôn từ, hình ảnh, nhưng đã đi vào lòng người bởi cái âm điệu nhẹ nhàng, thiết tha của lời cha nhắn nhủ, tâm tình con về cội nguồn quê hương. Đây là bài thơ được viết theo thể thơ tự do, câu, vần, nhịp theo dòng cảm xúc. Bao trùm toàn bài là cách nói, cách nghĩ, cách viết của người dân tộc, mộc mạc đơn sơ nhưng chân thành, tha thiết thông qua hình ảnh người cha nói với con, tâm tình dặn dò trìu mến, ấm áp và tin cậy. Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống êm đềm của quê hương. Mở đầu bài thơ là cách diễn đạt bằng hình ảnh cụ thể, độc đáo, đặc sắc trọng tư duy và cách diễn đạt của người miền núi: “Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước chạm tiếng cười”. Chỉ bốn câu thôi mà không khí gia đình đầm ấm yêu thương được bộc lộ rõ nét. Cách thể hiện cảm nghĩ của bài thơ thật độc đáo. Đứa con chập chững tập đi, từng bước đều nghiêng ngã, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ nâng niu, dìu dắt. Con biết đi, biết nói là sự kiện lớn trong cuộc sống gia đình, cả nhà luôn rộn rã tiếng nói cười, đâu chỉ là niềm vui riêng của người mẹ mà còn là sự thổn thức của người cha. Thi sĩ Huy Cận cũng từng tâm sự cái giây phút tuyệt vời ấy của mình: Được tin con tập đi Cha mừng không ngủ được Cha nằm đêm thầm thì Từng tiễn chân con bước”. Đứa con trưởng thành trong cuộc sống lao động cần cù của cha mẹ, trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng xinh đẹp của quê hương. Nhìn con lớn lên từng ngày cha mẹ sung sướng mãn nguyện. Con là cuộc đời, là tất cả đối với mẹ cha. Bà mẹ Tà ôi đã bộc lộ niềm hạnh phúc ấy khi có bên mình đứa con trong lao động tỉa bắp: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, con nằm trên lưng”. (Nguyễn Khoa Điềm) Cha mẹ yêu con, càng yêu thương mảnh đất chôn nhau cắt rốn của con, mảnh đất do tổ tiên, ông bà để lại. Niềm tự hào về dân tộc mình đã bật thành lời từ trái tim chân thành của người cha: “Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát”. Các động từ “cài”, “ken” vừa diễn tả động tác lao động cụ thể, vừa nói lên sự hòa hợp, gắn bó giữa hiện thực và lãng mạn trong đời sống vật chất, tinh thần của người vùng cao. Đời sống tinh thần nên thơ, nên nhạc khiến cho công việc đỡ nhọc nhằn và con người có thêm niềm vui, niềm tin vào cuộc đời. Người cha muốn nói với con rằng chính mảnh đất nơi ta sinh ra và lớn lên là cội nguồn hạnh phúc lớn lao vô tận: “Rừng ra hoa Con dường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”. Chính quê hương đã tạo cho cha mẹ cuộc sống hạnh phúc bền lâu. Và trong cái nôi hạnh phúc ấy, con cái là hoa trái, là kết quả ngọt ngào của duyên đôi lứa. Phẩm chất của người đồng mình và ước muốn của cha về con thể hiện rất rõ nét qua từng câu thơ. Quê hương là ơn nặng nghĩa đầy. Cha mẹ muốn con ý thức về điều ấy. Người cha nhắc nhở con xứng đáng với những gì đẹp đẽ nhất mà dân tộc đã trao cho, quê hương đã ban tặng: “Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sông như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc”. Đó là cách sống hiên ngang, bất khuất vượt lên mọi khó khăn gian khổ để khẳng định khí phách và phẩm chất tốt đẹp của mình. Gian lao, thử thách, lên thác, xuống ghềnh chỉ là cơ hội chỉ người đồng mình thêm vững lòng, bền chí, tự tin vào mình hơn như cụ Phan Bội Châu đã từng nhận định: Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả Anh hùng hào kiệt có hơn ai”. Thế hệ cha, mẹ và anh đã từng sống như thế. Cha cũng muốn con phát huy phẩm chất tốt đẹp ấy để đáp trả ân tình với quê hương, với người đồng mình. Người cha còn giúp con ý thức một điều: cái vẻ ngoài trông thô sơ và rất đỗi bình thường của người đồng mình lại chứa đựng một tầm vóc tâm hồn cao đẹp: “Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục”. Người dân tộc sống giữa núi rừng, thiên nhiên, mây ngàn và đá núi. Vất vả biết bao nhiêu! Họ đã phải chắt chiu tùng mầm sống nhỏ nhoi để xây dựng quê hương từ không thành có. Họ nghèo thật nhưng họ rất giàu có về sự kiên cường, sức sống bền bỉ, làm nên giá trị cao quý của truyền thống dân tộc, truyền thống quê hương. Cũng chính họ đã tự đục chân dung mình vào đá núi vĩnh hằng. Tinh thần của họ đâu khác gì với tinh thần và lí tưởng sống của Nguyễn Công Trứ năm xưa: “Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông”. Sống giữa một dân tộc như thế, một quê hương nhiều truyền thống hào hùng tốt đẹp như thế, các thế hệ kế thừa phải sống sao cho xứng đáng? Người cha ân cần khuyên nhủ con: “Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con”. Tuy chỉ là những lời ngắn gọn, cô đọng, giọng điệu thật, nhẹ nhàng mà thấm thìa nhưng không kém phần cương quyết! Con hãy giữ vững và phát huy truyền thông tốt đẹp củạ dân tộc, quê hương. Có như vậy mới xứng đáng công sinh thành dưỡng dục của mẹ cha, của người đồng mình yêu thương bảo bọc, với truyền thông mạnh mẽ, hào hùng, dũng cảm của quê hương. “Nói với con” là một bài thơ hay của Y Phương. Với cách dẫn dắt tự nhiên giọng điệu thiết tha trìu mến rõ qua từng từ ngữ, hình ảnh, bài thơ thể hiện tình cha yêu con, muốn con nên người nên chỉ dạy con biết yêu quê hương và tự hào về truyền thống tốt đẹp của người đồng mình. Hãy luôn nghĩ về tình cảm mà cha mẹ dành cho mình để sống xứng đáng hơn với sự yêu thương bao bọc ấy: “Nuôi con cho được vuông tròn Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong Con ơi giữ trọn hiếu trung Sớm hôm chăm chỉ kẻo uổng công mẹ thầy”. (Ca dao) Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương – Bài làm 3 Xưa nay tình mẫu tử là đề tài phong phú cho thơ ca. Nhưng những bài thơ về tình cha con thì có lẽ khá ít. Bài thơ “Nói với con” cuả Y Phương là 1 trong những tác phẩm hiếm hoi đó. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha thiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi. Cảm nhận đầu tiên trong lời cha nói là hình ảnh con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc, che chở của người đồng mình, của quê hương. Bài thơ mở ra với khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ấp giọng nói tiếng cười: Chân phải…. ….tiếng cười. Khung cảnh ấy đẹp như 1 bức tranh: hình ảnh em bé ngây thơ lẫm chẫm tập đi, bi bô tập nói trong vòng tay, trong tình yêu thương, chăm sóc, nâng niu của cha mẹ; hình ảnh cha mẹ giang rộng vòng tay, chăm chút từng bước đi, từng bước đi, từng nụ cười, tiếng nói của con. Gia đình chính là cái nôi êm ái, tổ ấm để con sống, lớn khôn và trường thành trong niềm yêu thương con cái. Đó là không khí thường thấy trong các gia đình hạnh phúc. Nhưng cách diễn đạt ở đay có nét độc đáo riêng cảu người miền núi: nói bằng hình ảnh cụ thể. Điệp ngữ “bước tới”, trong tình cảm người cha, không khỏi niềm sung sướng, tự hào. Không chỉ có gia đình, con còn lớn lên, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong quê hường sâu nặng nghĩa tình: Người đồng mình yêu lắm con ơi ………..tấm lòng Một cách nói rất riêng, rất ngộ : “người đồng mình”, là người miền mình, người vùng mình, là những người cùng sống trên 1 miền đất, cùng quê hương, cùng 1 dân tộc. Đó là cách nói mộc mạc, mang túnh địa phương của dân tộc Tày nhưng giàu sức biểu cảm, Tác giả vận dụng lối diễn đạt của người dân tộc miền núi để xây dựng hình ảnh thơ. Những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc đều được diễn tả trực tiếp bằng hình ảnh. Đan lờ để bắt cá, dưói bàn tay của người Tày, những nan trúc, nan tre đã trở thành “nan hoa”. Vách nhà không chỉ ken bằng gỗ mà còn đc ken bằng “câu hát”. Rừng đâu chỉ cho nhìu gỗ quý, lâm sản mà còn cho hoa. Ba đông từ “đan”, “cài”, “ken” còn thể hiện sự đoàn kết, gắn bó cảu quê hương. Lao động đã đem đến cho con bao điều tốt đẹp, “người đồng mình” và quê hương ấp ủ, nuôi sống con trong tình thương yuê, trong tình đoàn kết buôn làng. Và con đường đâu chỉ để đi mà nó còn cho “những tấm lòng” nhân hậu, bao dung, nghĩa tình. Con đường đó là hình bóng thân thuộc của quê hương, còn in dấu những bước chân đi xuôi ngược, làm ăn sinh sống của buôn làng, nên nó mang 1 ý nghĩa thật to lớn trong quá trình khôn lớn của con. Sung sướng nhìn con khôn lớn, nha thơ suy ngẫm về tình làng bản quê nhà, về cội nguồn hạnh phúc: Cha mẹ … ….trên đời Không chỉ gọi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và ước mơ của cha về con. Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Người đồng mình thương lắm con ơi ………..Không lo cực nhọc Trước hết đó là tình thương yêu, đùm bọc nhau. Cách nói mộc mạc mà chứa đựng bao ân tình rất cảm động đó được lặp đi lặp lai như một điệp khúc trong bài ca. Chính tình thưong đó là sức mạnh để “người đồng mình” vượt wa bao gian khổ cuộc đời. Những câu thơ ngắn, đối xứng nhau “cao đo nỗi buồn xa nuôi chí lớn” diễn tả thật mạnh mẽ chí khí của “người đồng mình”: sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc, lam lũ nhưng có chí lớn, luôn yêu quý tự hào, gắn bó với quê hương. Đó là phẩm chất thứ hai. Thứ ba, về cách sống, người cha muốn giáo dục con sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương, bit chấp nhận vượt wa gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. Không chê bai, phản bội quê hưong : “không chê…không chê….không lo” dù quê hương còn nghèo, còn vất vả. “Người đòng mình sống khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ “như sông như suối-lên thác xuống ghềnh-không lo cực nhọc”. Lời cha nói với con mà cũng là lời dạy con về bài học đạo lý làm người. Đoạn thơ rất dồi dào nhạc điệu, tạo nên bởi điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu và nhịp thơ rất linh họat , lúc vươn dài, khi rút ngắn, lời thơ giản dị, chắc nịch mà lay độg, thấm thía, có tác dụng truyền cảm manh mẽ. Để nhắc nhở giáo dục con, người cha nhấn mạnh truyền thống của người đồng mình: Người đồng mình thô sơ da thịt …….Nghe con Truyền thống ấy thật đáng tự hào, tuy “thô sơ da thịt”, ăn mặc giản dị, áo chàm, khăn piêu, cuộc sống mộc mạc thiếu thốn… nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí nghị lực và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương. Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình: “tự đục đá kê cao quê hương”. Họ sáng tạo, lưu truyền và bảo vệ phong tục tốt đẹp của mình biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin, vững bước trên đường đời, không bao giờ được sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỷ. Hai tiếng “nghe con” kết thúc bài thơ với tấm lòng thương yêu, kỳ vọng, vừa là lời dặn dò nhắc nhở ý chí tình của nhười cha đối với đứa con thân yêu. Hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương trìu mến quá. Bài thơ có giọng điệu nhò nhẹ, chân tình và rất mới lạ trong phong cách, một phong cách miền núi với ngôn ngữ “thổ cẩm” rất độc đáo, với cảm xúc, tư duy rất riêng. Qua đó, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của 1 dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống Ơn cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi Mây và sóng là một trong những bài thơ thể hiện và ca ngợi những tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống của con người .Với những biện pháp nghệ thuật đặc sắc tác phẩm đã ngợi ca tình cảm của đứa con dành cho mẹ, chan chứa tình cảm thiêng liêng của con người. Tình mẫu tử là đề tài muôn thuở của thi ca, với gòi bút đặc sắc của mình, tác giả đã viết lên tác phẩm tuyệt bút này để nói lên tinh mẩu tử thiêng liêng bất diệt. Bài thơ là lời kể của em bé , được chia thành 2 phần có nhịp điệu giống nhau nhưng các từ ngữ hình ảnh có sự khác biệt mới mẻ và mức độ tình cảm của em bé dành cho mẹ phát triển ngày càng sâu sắc mạnh mẽ hơn . Chính điều này làm nên sức hấp dẫn của bài thơ .Phần thứ nhất của bài thơ , em bé kể về việc mình được rủ đi chơi và em đã từ chối ; phần thứ hai là sáng tạo ra trò chơi của em bé.Tình yêu quý cha mẹ là điều không mới mẻ nhưng ở đây tình cảm bộc lộ một cách không giống lẽ thường mà nó vượt qua mọi thử thách , vượt qua mọi cám dỗ ở đời . Hai phần của bài thơ đứng cạnh nhau, giúp chúng ta hiểu rõ về tình mẫu tử sâu sắc và trọn vẹn tình cảm của em bé dành cho mẹ. Hai phần có cấu trúc giống nhau là đều thuật lại lời rủ rê, lời từ chối và lí do từ chối của em bé, nêu lên trò chơi do em bé tạo ra.Nhưng ở cụm 2 không có cụm từ mẹ ơi, với tình huống thử thách khác nhau. ý thơ không trùng lặp, phần hai có câu cuối là phần kết bài. Những trò chơi trên mây , dưới sóng được mời chào rất lí thú và hấp dẫn trên nền của bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và thơ mộng đã gợi lên trong lòng con người sự ham mê khó có thể cưỡng lại được. Chúng ta tưởng tượng những trò chơi đó chỉ có thể có ở xứ sở thần tiên hay ở cõi thiên đường huyền bí : “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.” Chúng ta tưởng như những trò chơi này chỉ có ở xứ sở thần tiên huyền bí. Trẻ em ai chẳng thích chơi, nhất là khi trò chơi lại thú vị và lôi cuốn như thế . Vậy mà những lạc thú vui chơi nào đã dừng lại ! Càng về sau chúng càng rủ rê , chèo kéo tha thiết hơn, sôi nổi hơn, hết lần này đến lần khác , và mỗi lần lí thú hơn hấp dẫn hơn : “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao.” Với lời mời ngọt ngào, ngay cả người lớn cũng khó cưỡng nổi nữa là trẻ con . Chúng ta nghe lời hỏi của đứa bé để thấy Ta-go am hiểu tâm lí trẻ em như thế nào : Nhưng làm thế nào mình lên đó được ? Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được ? Những lời hỏi thể hiện mong muốn được chơi của bé . Vậy mà bỗng em lại từ chối chỉ vì 1 lý do đơn giản nhưng tràn ngập tình yêu thương. “Mẹ mình đang đợi ở nhà”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?” “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà , làm sao có thể rời mẹ mà đi được ?” Lời từ chối rất vô tư nhưng chân thật đã minh chứng cho tình mẫu tử thiêng liêng và sâu sắc của nhân vật trữ tình trong tác phẩm của Ta-go . Những thú vui dù hấp dẫn, dù đáng mơ ước đến đâu cũng không thể vượt qua hình ảnh ấm áp của mẹ trong trái tim em bé . Dường như em bé hiểu rằng , khi được ở bên mẹ thì cuộc sống sẽ đẹp đẽ hơn bất cứ xứ sở thần tiên nào . Em hiểu được niềm hạnh phúc của tình yêu thương và sự nâng niu chiều chuộng của mẹ sẽ đem lại cho em những điều cần thiết hơn và cả những thứ vui hấp dẫn khác trên cõi đời này . Em bé đã sớm nhận thức được những trò chơi trên mây dưới sóng với bạn bè trong chốc lát làm sao có thể thay thế những giây phút được kề cận bên mẹ . Được gần gũi bên người mẹ thân yêu thay vì những thú vui chốc lát chính là niềm hạnh phúc của sự hi sinh . Nếu bài thơ chỉ dừng lại đó thì Ta-go cũng không thể vượt lên biên giới mà đến với chúng ta , với năm châu bạn bè được. Ở phần thứ hai với trí tưởng tượng và tình cảm tha thiết, em bé đã nghĩ ra trò chơi hết sức thú vị “Con là mây và mẹ sẽ là trăng.” “Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ.” Bằng trí tưởng tượng và tình cảm tha thiết, em đã sáng tạo ra những trò chơi cho riêng mình, ở đó cũng có mây và trăng, cũng không thiếu bến bờ kì lạ, nhưng điều quý giá nhất là trong những trò chơi của em bé đều có hình ảnh của mẹ. Từ chối niềm vui riêng của mình để vui cùng mẹ là cả 1 quá trình diễn biến tâm lí sinh động và thú vị , đặc biệt cho cả 2 mẹ con . em hiểu sâu sắc rằng niềm vui của mình chỉ trở nên trọn vẹn khi có mẹ ở bên và ngược lại . Đây là trò chơi muôn đời bền vững và trường tồn , không bao giờ nhàm chán . Vì trong đó hình ảnh đẹp tuyệt vời của 2 mẹ con quấn quýt bên nhau trong tình yêu lớn lao và cao cả : “Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ” Dư âm của tiếng cười như những giọt pha lê ngân mãi trong lòng chúng ta bởi niềm vui bất tận của tình mẫu tử thiêng liêng và kì diệu . Niềm vui đó được ủ kín, như của chỉ riêng 2 mẹ con mà người ngoài không ai tìm được : “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” Tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý đã hòa vào vũ trụ và cuộc sống xung quanh . Nó hiện hữu ở mọi nơi trên thế gian để khẳng định tình yêu thương có sức mạnh biến đổi mạnh mẽ. Qua câu chuyện, bài thơ còn gửi gắm nhiều ý nghĩa sâu sắc . Nó không chỉ là lời ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng mà còn gửi gắm nhiều suy ngẫm về cuộc sống: cuộc sống có rất nhiều cám dỗ mà mỗi con người rất khó vượt qua . Nhưng người ta hoàn toàn có thể vượt qua những thử thách ấy bằng sức mạnh tình cảm tốt đẹp trong cuộc đời . Tình mẹ con là 1 trong những chỗ dựa ấm áp nhất, vững chắc nhất của con người . Nó là ngọn lửa khơi nguồn sáng tạo, nó làm thăng hoa vẻ đẹp tinh thần muôn đời bất diệt của nhân loại. Nhờ đó con người có đủ dũng cảm đối mặt với mọi cám dỗ, mọi thử thách trong cuộc sống bộn bề gian khó hôm nay . Ta-go đã lựa chọn 1 đề tài rất độc đáo cho thi phẩm của mình, tình yêu thương đầy hi sinh và sự sáng tạo của đứa con đối với mẹ – điều mà từ trước tới nay rất ít người đề cập . Và ông đã thành công trong việc mô tả, ngợi ca nó bằng hình thức đối thoại trong lời kể của em bé , lồng vào bức tranh thiên nhiên thơ mộng đầy sức sống . Bàithơ đã thành công khi thể hiện những suy ngẫm sâu sắc, tâm hồn và trái tim thơ mộng của con người. Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương – Bài làm 4 Đã từ lâu trong nền văn học Việt Nam, nhà thơ Y Phương là một nhà thơ Tày nổi tiếng với các bạn đọc. Hiện nay ông là chủ tịch hội văn học nghệ thuật Cao Bằng. Thơ Y Phương thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy hình ảnh của con người miền núi. Bài thơ “ Nói với con” là một bài thơ rất tiêu biểu cho hồn thơ Y Phương : yêu quê hương, làng bản, tự hào và gắn bó với dân tộc mình. Qua lời tâm sự thủ thỉ của người cha đối với con, nhà thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của con người miền núi, gợi tả tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Đứa con sinh ra và suốt một thời thơ ấu của nó, bước đi chập chững đầu tiên của một con người thật trang trọng và cảm động. Trang trọng bởi lần đầu đứa trẻ đi bằng đôi chân của mình, còn cảm động vì nó có thể yên tâm, tin cậy trong vòng tay của mẹ của cha. Đứa trẻ ấy sinh ra trong hạnh phúc và lớn lên bằng sự đùm bọc, dìu dắt. Ngay từ những đoạn thơ mở đầu bài thơ đã thể hiện tình yêu thương và sự nâng đỡ của cha mẹ với con cái. Mở đầu bài thơ, tác giả viết: “ Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước chạm tiếng cười” Câu thơ tưởng như chỉ là kể, tả mà xiết bao trìu mến thân thương. Bằng những hình ảnh cụ thể ta như ngắm được bức tranh tứ bình với hình ảnh: “ chân phải, chân trái, tiếng nói, tiếng cười” của một em bé đang chập chững tập đi, bi bô tập nói. Điệp ngữ “ bước tới” cùng với động từ “chạm” làm nổi bật không khí gia đình ấm áp, hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ với đứa con thơ đầu lòng. Từng bước đi, giọng nói, tiếng cười của đứa con đều được mẹ chăm chút, nâng niu đón nhận. Và cứ thế con lớn lên trong tình yêu thương, trong sự nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ. Tiếp theo, là bước tương lai trưởng thành của con trong chiếc nôi của quê hương, trong nghĩa tình của làng bản: “ Người đồng mình thương lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”. Bằng những hình ảnh cụ thể như cuộc sống bình dị, mộc mạc lại thêm những hình ảnh đẹp và thơ mộng, ta hình dung cuộc sống lao động của họ rất nên thơ với những con người cần cù, khéo léo. Quê hương hiện lên bằng ba yếu tố : rừng, con đường, và người đồng mình. Rừng, con đường tuy chỉ là những hiện tượng gỗ, đá vô tri nhưng cũng biết đem cho những thứ mà đứa trẻ cần lớn. Thiên nhiên đâu chỉ cho nguồn lâm sản quý giá mà còn cho sắc màu của hoa thơm trái ngọt. Rừng thì che chở, con đường thì mở lối con đường ấy đâu chỉ đi ngược về xuôi mà còn cho những tấm lòng bao dung nhân hậu, nhưng có lẽ đáng yêu hơn vẫn là con người xứ sở “ người đồng mình yêu lắm con ơi”. Quê hương và gia đình cùng nuôi đứa trẻ lớn lên ở chặng đường đời đầu tiên của đứa trẻ. Là cội nguồn chung đúc giúp cho đứa trẻ trưởng thành đặt chân lên con đường dài, rộng hơn kế tiếp. Tiếp theo, bài thơ là những đức tính cao đẹp của người miền núi và mong ước của người cha đối với con. Những con người đồng mình họ không chỉ cần cù, khéo léo tài hoa mà còn có những đức tính rất đáng quý: “ Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn” Câu thơ bốn chữ đúc kết như một cặp câu tục ngữ đối nhau diễn tả cuộc sống dẫu vất vả bao nhiêu thì ý chí, nghị lực để vươn lên mạnh mẽ bấy nhiêu. Đó cũng là thái độ sông, nghị lực sống của dân tộc Tày cũng như của người dân Việt Nam. Qua đó người cha mong con phải có tình nghĩa với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua những gian nan thử thách. Đoạn thơ tiếp đã đặt ra những vấn đề hệ trọng hơn, vấn đề lẽ sống: “ Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc” Con người lớn lên phải nhận ra hoàn cảnh.Những đá, những thung những thác ghềnh là cái khó cái bao vây. Đó là những thử thạch mà con người phải vượt qua. Ba từ “ sống” đặt ở đầu câu nối tiếp nhau không chỉ như một lời răn dạy thông thường. Nó thành kính thiêng liêng như việc giữ lửa và truyền lửa cho nhau. Vẫn cách nói cụ thể” “ Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” Thật mộc mạc, chân quê nhằm phản ánh bản chất giản dị nhưng giàu chí khí niềm tin không hề nhỏ bé về tâm hồn và nghị lực. Người cha mong muốn con phải biết tự hào về truyền thống quê hương, cần tự tin trên những con đường sắp tới: “ Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được nghe con” Những lời của người cha vừa toát lên tình cảm yêu thương, trìu mến và niềm tin đối với con, vừa truyền cho con niềm tự hào về quê hương và niềm tin khi bước vào đường đời. Bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, cách dùng lối nói dân gian nhưng hơn hết là tình cảm sâu lắng của một người có tình nghĩa thủy chung với quê hương Cao Bằng. Y Phương đã biến cuộc gặp gỡ, căn dặn con thành một không khí hạnh phúc, ấm áp và vượt ra khung cảnh gia đình ấy là rừng núi quê hương thơ mộng và tấm lòng những con người dân tộc, trẻ thơ đã lớn lên trong bầu không khí tốt đẹp ấy. Bài thơ vì thế lắng đọng mãi trong ta tình cảm đằm thắm về tình cha con. Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương – Dàn ý + Mở bài: – Giới thiệu qua tác giả và tác phẩm: Nhà thơ Y Phương là một nhà thơ đặc trưng cho người dân tộc, thơ ông là tiếng nói được phát từ sâu thẳm trái tim, vừa gần gũi, giản dị nhưng cũng chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc. – Bài thơ “Nói với con” là một tác phẩm hay của Y Phương nói lên tình cảm thiêng liêng giữa cha và con. Một thứ tình cảm cao quý đáng nâng niu trân trọng. – Bài thơ giống như lời chia sẻ, trò chuyện của một người đi trước với người đi sau, của một người cha dành cho đứa con máu mủ của mình, những kỷ niệm khó quên. + Thân bài: Ngay từ những câu đầu tiên lời thơ đã giống như một lời tự sự: Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười – Một đứa trẻ khi ngày từ khi được hình thành lên từ trong bụng mẹ đã mang rất nhiều tâm sự, yêu thương, bao bọc của những người thân yêu, của cha mẹ. – Mở rộng lời bài hát “Nhật ký của mẹ” do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chúng sáng tác có những câu sau: “Bao ngày mẹ ngóng, bao ngày mẹ trông, bao ngày mẹ mong con chào đời…” Đó chính là nỗi lòng yêu thương của bậc làm cha, làm mẹ dành cho hài nhi bé bóng của mình. – Hình ảnh một em bé chập chững biết đi những bước chân đầu tiên trên đường đời luôn được sự cổ vũ động viên từ những người thương yêu chính là cha mẹ. – Trong những câu thơ tiếp theo tác giả lại gieo vào lòng người đọc những tình cảm thân thuộc, tình cảm đồng bào, tình làng nghĩa xóm đầy quý mến, trân trọng. Người đồng mình thương lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời – Trong những câu thơ này tác giải đã kể về những kỷ niệm, những cánh rừng đầy hoa, những con đường thân thuộc gần gũi, giản dị, nhưng sâu sắc chứa đựng biết bao tình nghĩa – Tác giả muốn qua những câu thơ này để gợi nhớ cho con phải biết yêu thương xóm làng, yêu thương những con người gắn bó với mình, những người tuy không cùng chúng giòng máu nhưng lại thân thiết hơn cả ruột thịt. Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn – Tình cảm người cha muốn gửi tới con dù cuộc sống có nhiều khó khăn, vất vả, nhưng những con người nơi đây luôn tràn đầy nhiệt huyết. – Theo tác giả Y Phương muốn nhắn nhủ tới con mình về những chặng đường phía trước. Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc – Những câu thơ đầy tình nghĩa tác giả răn dậy con mình không được quên gôc rễ nguồn cội. Người đồng mình thô sơ da thịt Chằng mấy ai nhỏ bé đâu con – Trong hai câu thơ này tác giả muốn truyền cho người con của mình có thêm lòng tin sức mạnh vào cuộc sống. – Trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm Pháp và Mỹ rất nhiều người đồng bào dân tộc chính là nơi nuôi quân, chiến đấu vô cùng anh dũng. – Mở rộng trong thời kỳ những năm bác hồ Cao Bằng lập căn cứ điểm cách mạng thì chính đồng bào dân tộc là những người đã trợ giúp các anh bộ đội cụ Hồ rất tích cực. + Kết bài – Bài thơ “Nói với con” là một bài thơ mang những lời tâm sự, chia sẻ, gửi gắm của một người cha tới người con yêu thương của mình. Những lời dạy sâu sắc về tình nghĩa, tình người, về ý chí trên đường đời. – Bài thơ nhẹ nhàng, chân thật, như chính nỗi lòng của tác giả đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc khó phai. Bài viết liên quanPhân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải – Bài tập làm văn số 7 lớp 9Cảm nhận của em về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh – Bài tập làm văn số 7 lớp 9Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương – Bài tập làm văn số 7 lớp 9Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 11 Định luật ôm đối với toàn mạch (Phần 2)Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV (phần 2)Phân tích bút pháp lãng mạn trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân – Bài tập làm văn số 4 lớp 11Đề kiểm tra số 6 (tiếp theo)Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 24: Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) (phần 2)

Xem nhanh nội dung

Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương – Bài làm 1

Tình cảm gia đình luôn là đề tài bất tận cho những nhà thơ nhà văn chắp bút thành những tác phẩm giàu ý nghĩa. Không chỉ ca nhạc nói về tình cảm gia đình mà văn học cũng thực hiện vai trò ấy, ca ngợi tình cảm của cha mẹ dành cho những đứa con của mình. Nhà thơ Y Phương cũng góp một bài thơ hay về tình cảm gia đình. Đó là bài thơ Nói với con.

Bốn câu thơ đầu vẽ lên một bức tranh gia đình thật đầm ấm và hạnh phúc. Nơi căn nhà tuyệt vời ấy, người mẹ dang tay đón con người cha cũng vậy. Một đứa trẻ đang độ tuổi tập nói tập đi, miệng bi bô, chân chập chững. Cả căn nhà tràn ngập tiếng cười nói hạnh phúc của ca gia đình:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Người cha bắt đầu nói với con về những phẩm chất của người đồng mình:

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời

Người đồng minh chính là người cùng quê, người cha nói với con về nghề nghiệp của những người sống nơi quê mình. Đó nghề đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken sống với rừng, mỗi con đường là mỗi tấm lòng. Cha mẹ luôn nghĩ về ngày cưới, đó là ngày đẹp nhất trên đời. Vì kể từ ngày ấy, tình yêu của cha mẹ sẽ sinh ra con. Người đồng mình sống thô sơ giản dị nhưng vách nhà lúc nào cũng vang câu hát.

Người đồng mình không chỉ lạc quan, giản dị mà còn sống có ý chí và không bao giờ nhỏ bé:

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

Người đồng mình tuy thô sơ giản dị nhưng ý chi cao tựa đá ghềnh. Dẫu có như thế nào thì người cha vẫn mong con mình sống trên đá không chê đá gập ghềnh, sống trong thung không chê thung nghèo đói. Vì những gì có ngày hôm nay đều do những thế hệ cha ông nơi quê hương sứ sở làm ra. Sông trong sạch như sông như suối. Lên thác xuống ghềnh không lo cực nhọc. Người đồng mình tuy có thô sơ da thịt nhưng tự đục đá kê cao quê hương và có phong tục riêng.

Trước những phẩm chất đáng quý của người đồng mình, người cha muốn khuyên cho lên đường ra đời không bao giờ được nhỏ bé:

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ được nhỏ bé

Nghe con

Những câu thơ khép lại những lời dặn dò tâm sự của cha với người con. Cha mong muốn dù sống ở nơi nghèo đói hay thô sơ, thì cũng phải sống có ý chí và bước ra đường đời không bao giờ được nhỏ bé.

Bằng những câu thơ tự do kết hợp với lối nói giản dị mộc mạc của người dân tộc, người cha Y Phương đã mang đến những lời dặn dò tâm sự đầy tình cảm của mình với con. Đồng thời qua đó ta cũng có thể thấy được những phẩm chất đáng quý của người dân tộc.

Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương – Bài làm 2

“Con cựa mình êm ả
Thôi ngủ nữa đi con!
Cái trăng cao chưa tròn
Tay hố vòng hơi thở
Cho con liền giấc ngon”.
(Hai bàn tay em – Huy Cận)

Tấm lòng của người cha thi sĩ dành cho con cũng nồng nàn, ấm áp đâu kém gì tình mẹ yêu con, ru con, đưa con vào giấc ngủ. Lòng yêu thương con cái, ước mong con trưởng thành, nên người con là tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam từ bao đời nay. Bài thơ “Nói với con” của Y Phương cũng khơi nguồn từ mạch cảm xúc ấy. Với giọng điệu thiết tha, trìu mến, bài thơ đã thể hiện lời tâm tình, thủ thỉ của người cha đối với con.

“Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh trăng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.
Con lại trở cánh buồm xa nói khẽ
Cha mượn cho con buồm trắng nhé.
Để con đi…”.
(Những cánh buồm)

Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã mở ra trước mắt chúng ta hình ảnh thật dễ thương và cảm động, hình ảnh cao đẹp của tình cha con. Y Phương, một nhà thơ dân tộc, cũng góp phần vào đề tài này qua bài thơ “Nói với con”. Bài thơ giản dị mộc mạc trong ngôn từ, hình ảnh, nhưng đã đi vào lòng người bởi cái âm điệu nhẹ nhàng, thiết tha của lời cha nhắn nhủ, tâm tình con về cội nguồn quê hương.

Đây là bài thơ được viết theo thể thơ tự do, câu, vần, nhịp theo dòng cảm xúc. Bao trùm toàn bài là cách nói, cách nghĩ, cách viết của người dân tộc, mộc mạc đơn sơ nhưng chân thành, tha thiết thông qua hình ảnh người cha nói với con, tâm tình dặn dò trìu mến, ấm áp và tin cậy. Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống êm đềm của quê hương.

Mở đầu bài thơ là cách diễn đạt bằng hình ảnh cụ thể, độc đáo, đặc sắc trọng tư duy và cách diễn đạt của người miền núi:

“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước chạm tiếng cười”.

Chỉ bốn câu thôi mà không khí gia đình đầm ấm yêu thương được bộc lộ rõ nét. Cách thể hiện cảm nghĩ của bài thơ thật độc đáo. Đứa con chập chững tập đi, từng bước đều nghiêng ngã, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ nâng niu, dìu dắt. Con biết đi, biết nói là sự kiện lớn trong cuộc sống gia đình, cả nhà luôn rộn rã tiếng nói cười, đâu chỉ là niềm vui riêng của người mẹ mà còn là sự thổn thức của người cha. Thi sĩ Huy Cận cũng từng tâm sự cái giây phút tuyệt vời ấy của mình:

Được tin con tập đi
Cha mừng không ngủ được
Cha nằm đêm thầm thì
Từng tiễn chân con bước”.

Đứa con trưởng thành trong cuộc sống lao động cần cù của cha mẹ, trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng xinh đẹp của quê hương. Nhìn con lớn lên từng ngày cha mẹ sung sướng mãn nguyện. Con là cuộc đời, là tất cả đối với mẹ cha. Bà mẹ Tà ôi đã bộc lộ niềm hạnh phúc ấy khi có bên mình đứa con trong lao động tỉa bắp:

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, con nằm trên lưng”.
(Nguyễn Khoa Điềm)

Cha mẹ yêu con, càng yêu thương mảnh đất chôn nhau cắt rốn của con, mảnh đất do tổ tiên, ông bà để lại. Niềm tự hào về dân tộc mình đã bật thành lời từ trái tim chân thành của người cha:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát”.

Các động từ “cài”, “ken” vừa diễn tả động tác lao động cụ thể, vừa nói lên sự hòa hợp, gắn bó giữa hiện thực và lãng mạn trong đời sống vật chất, tinh thần của người vùng cao. Đời sống tinh thần nên thơ, nên nhạc khiến cho công việc đỡ nhọc nhằn và con người có thêm niềm vui, niềm tin vào cuộc đời. Người cha muốn nói với con rằng chính mảnh đất nơi ta sinh ra và lớn lên là cội nguồn hạnh phúc lớn lao vô tận:

“Rừng ra hoa
Con dường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”.

Chính quê hương đã tạo cho cha mẹ cuộc sống hạnh phúc bền lâu. Và trong cái nôi hạnh phúc ấy, con cái là hoa trái, là kết quả ngọt ngào của duyên đôi lứa.

Phẩm chất của người đồng mình và ước muốn của cha về con thể hiện rất rõ nét qua từng câu thơ. Quê hương là ơn nặng nghĩa đầy. Cha mẹ muốn con ý thức về điều ấy. Người cha nhắc nhở con xứng đáng với những gì đẹp đẽ nhất mà dân tộc đã trao cho, quê hương đã ban tặng:

“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sông như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”.

Đó là cách sống hiên ngang, bất khuất vượt lên mọi khó khăn gian khổ để khẳng định khí phách và phẩm chất tốt đẹp của mình. Gian lao, thử thách, lên thác, xuống ghềnh chỉ là cơ hội chỉ người đồng mình thêm vững lòng, bền chí, tự tin vào mình hơn như cụ Phan Bội Châu đã từng nhận định:

Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả
Anh hùng hào kiệt có hơn ai”.

Thế hệ cha, mẹ và anh đã từng sống như thế. Cha cũng muốn con phát huy phẩm chất tốt đẹp ấy để đáp trả ân tình với quê hương, với người đồng mình.

Người cha còn giúp con ý thức một điều: cái vẻ ngoài trông thô sơ và rất đỗi bình thường của người đồng mình lại chứa đựng một tầm vóc tâm hồn cao đẹp:

“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”.

Người dân tộc sống giữa núi rừng, thiên nhiên, mây ngàn và đá núi. Vất vả biết bao nhiêu! Họ đã phải chắt chiu tùng mầm sống nhỏ nhoi để xây dựng quê hương từ không thành có. Họ nghèo thật nhưng họ rất giàu có về sự kiên cường, sức sống bền bỉ, làm nên giá trị cao quý của truyền thống dân tộc, truyền thống quê hương. Cũng chính họ đã tự đục chân dung mình vào đá núi vĩnh hằng. Tinh thần của họ đâu khác gì với tinh thần và lí tưởng sống của Nguyễn Công Trứ năm xưa:

“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”.

Sống giữa một dân tộc như thế, một quê hương nhiều truyền thống hào hùng tốt đẹp như thế, các thế hệ kế thừa phải sống sao cho xứng đáng? Người cha ân cần khuyên nhủ con:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con”.

Tuy chỉ là những lời ngắn gọn, cô đọng, giọng điệu thật, nhẹ nhàng mà thấm thìa nhưng không kém phần cương quyết! Con hãy giữ vững và phát huy truyền thông tốt đẹp củạ dân tộc, quê hương. Có như vậy mới xứng đáng công sinh thành dưỡng dục của mẹ cha, của người đồng mình yêu thương bảo bọc, với truyền thông mạnh mẽ, hào hùng, dũng cảm của quê hương.

“Nói với con” là một bài thơ hay của Y Phương. Với cách dẫn dắt tự nhiên giọng điệu thiết tha trìu mến rõ qua từng từ ngữ, hình ảnh, bài thơ thể hiện tình cha yêu con, muốn con nên người nên chỉ dạy con biết yêu quê hương và tự hào về truyền thống tốt đẹp của người đồng mình.

Hãy luôn nghĩ về tình cảm mà cha mẹ dành cho mình để sống xứng đáng hơn với sự yêu thương bao bọc ấy:

“Nuôi con cho được vuông tròn
Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong
Con ơi giữ trọn hiếu trung
Sớm hôm chăm chỉ kẻo uổng công mẹ thầy”.
(Ca dao)

Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương – Bài làm 3

Xưa nay tình mẫu tử là đề tài phong phú cho thơ ca. Nhưng những bài thơ về tình cha con thì có lẽ khá ít. Bài thơ “Nói với con” cuả Y Phương là 1 trong những tác phẩm hiếm hoi đó. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha thiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi.

Cảm nhận đầu tiên trong lời cha nói là hình ảnh con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc, che chở của người đồng mình, của quê hương. Bài thơ mở ra với khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ấp giọng nói tiếng cười:

Chân phải….
….tiếng cười.

Khung cảnh ấy đẹp như 1 bức tranh: hình ảnh em bé ngây thơ lẫm chẫm tập đi, bi bô tập nói trong vòng tay, trong tình yêu thương, chăm sóc, nâng niu của cha mẹ; hình ảnh cha mẹ giang rộng vòng tay, chăm chút từng bước đi, từng bước đi, từng nụ cười, tiếng nói của con. Gia đình chính là cái nôi êm ái, tổ ấm để con sống, lớn khôn và trường thành trong niềm yêu thương con cái. Đó là không khí thường thấy trong các gia đình hạnh phúc. Nhưng cách diễn đạt ở đay có nét độc đáo riêng cảu người miền núi: nói bằng hình ảnh cụ thể. Điệp ngữ “bước tới”, trong tình cảm người cha, không khỏi niềm sung sướng, tự hào.

Không chỉ có gia đình, con còn lớn lên, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong quê hường sâu nặng nghĩa tình:

Người đồng mình yêu lắm con ơi
………..tấm lòng

Một cách nói rất riêng, rất ngộ : “người đồng mình”, là người miền mình, người vùng mình, là những người cùng sống trên 1 miền đất, cùng quê hương, cùng 1 dân tộc. Đó là cách nói mộc mạc, mang túnh địa phương của dân tộc Tày nhưng giàu sức biểu cảm, Tác giả vận dụng lối diễn đạt của người dân tộc miền núi để xây dựng hình ảnh thơ. Những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc đều được diễn tả trực tiếp bằng hình ảnh. Đan lờ để bắt cá, dưói bàn tay của người Tày, những nan trúc, nan tre đã trở thành “nan hoa”. Vách nhà không chỉ ken bằng gỗ mà còn đc ken bằng “câu hát”. Rừng đâu chỉ cho nhìu gỗ quý, lâm sản mà còn cho hoa. Ba đông từ “đan”, “cài”, “ken” còn thể hiện sự đoàn kết, gắn bó cảu quê hương. Lao động đã đem đến cho con bao điều tốt đẹp, “người đồng mình” và quê hương ấp ủ, nuôi sống con trong tình thương yuê, trong tình đoàn kết buôn làng. Và con đường đâu chỉ để đi mà nó còn cho “những tấm lòng” nhân hậu, bao dung, nghĩa tình. Con đường đó là hình bóng thân thuộc của quê hương, còn in dấu những bước chân đi xuôi ngược, làm ăn sinh sống của buôn làng, nên nó mang 1 ý nghĩa thật to lớn trong quá trình khôn lớn của con. Sung sướng nhìn con khôn lớn, nha thơ suy ngẫm về tình làng bản quê nhà, về cội nguồn hạnh phúc:

Cha mẹ …
….trên đời

Không chỉ gọi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và ước mơ của cha về con. Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.

Người đồng mình thương lắm con ơi
………..Không lo cực nhọc

Trước hết đó là tình thương yêu, đùm bọc nhau. Cách nói mộc mạc mà chứa đựng bao ân tình rất cảm động đó được lặp đi lặp lai như một điệp khúc trong bài ca. Chính tình thưong đó là sức mạnh để “người đồng mình” vượt wa bao gian khổ cuộc đời. Những câu thơ ngắn, đối xứng nhau “cao đo nỗi buồn xa nuôi chí lớn” diễn tả thật mạnh mẽ chí khí của “người đồng mình”: sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc, lam lũ nhưng có chí lớn, luôn yêu quý tự hào, gắn bó với quê hương. Đó là phẩm chất thứ hai. Thứ ba, về cách sống, người cha muốn giáo dục con sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương, bit chấp nhận vượt wa gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. Không chê bai, phản bội quê hưong : “không chê…không chê….không lo” dù quê hương còn nghèo, còn vất vả. “Người đòng mình sống khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ “như sông như suối-lên thác xuống ghềnh-không lo cực nhọc”. Lời cha nói với con mà cũng là lời dạy con về bài học đạo lý làm người. Đoạn thơ rất dồi dào nhạc điệu, tạo nên bởi điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu và nhịp thơ rất linh họat , lúc vươn dài, khi rút ngắn, lời thơ giản dị, chắc nịch mà lay độg, thấm thía, có tác dụng truyền cảm manh mẽ.

Để nhắc nhở giáo dục con, người cha nhấn mạnh truyền thống của người đồng mình:

Người đồng mình thô sơ da thịt
…….Nghe con

Truyền thống ấy thật đáng tự hào, tuy “thô sơ da thịt”, ăn mặc giản dị, áo chàm, khăn piêu, cuộc sống mộc mạc thiếu thốn… nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí nghị lực và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương. Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình: “tự đục đá kê cao quê hương”. Họ sáng tạo, lưu truyền và bảo vệ phong tục tốt đẹp của mình biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin, vững bước trên đường đời, không bao giờ được sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỷ. Hai tiếng “nghe con” kết thúc bài thơ với tấm lòng thương yêu, kỳ vọng, vừa là lời dặn dò nhắc nhở ý chí tình của nhười cha đối với đứa con thân yêu. Hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương trìu mến quá.

Bài thơ có giọng điệu nhò nhẹ, chân tình và rất mới lạ trong phong cách, một phong cách miền núi với ngôn ngữ

0