Phân tích bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 8
Nội dung bài viết1 Phân tích bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh – Bài số 1 2 Phân tích bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh – Bài số 2 3 Phân tích bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh – Bài số 3 4 Phân tích bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh – Bài số ...
Nội dung bài viết1 Phân tích bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh – Bài số 1 2 Phân tích bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh – Bài số 2 3 Phân tích bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh – Bài số 3 4 Phân tích bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh – Bài số 4 5 Phân tích bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh – Bài số 5 Phân tích bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh – Bài số 1 "Ngâm thơ ta vốn không ham Nhưng vì trong ngục, biết làm chi đây Ngày dài ngâm ngợi cho khuây Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do" Đó là tâm sự của một người tù đặc biệt: Hồ Chí Minh, người tù vì mang tội làm gián điệp khi đang bôn ba tìm đường giải phóng dân tộc và đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Với mục đích đơn sơ là ghi lại những sự việc, cảm xúc trong mười bốn tháng bị giam cầm, bài thơ "Đi đường" dịch từ bán gốc là "Tẩu lộ" thực sự là một bài thơ nhật kí chân thành và sâu sắc. "Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan Trùng san chi ngoại hựu trùng san Trùng san đăng đáo cao phong hậu Vạn lí dư đồ cố miện gian" Bản dịch: "Đi đường mới biết gian lao Núi cao rồi lại núi cao trập trùng Núi cao lên đến tận cùng Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non" Nếu ai không biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ này, có lẽ nghĩ rằng đây là lời thơ của một khách nhàn du thường ngoạn danh lam thắng cảnh! Có ngờ đâu chuyện "đi đường" của tác giả không phải là chuyện trèo núi ngao du, mà là chuyện đi đường của một tù nhân: đi trong cột trói, đi trong nỗi đọa đày về tinh thần lẫn thể chất. Tác giả đã nói về điều này ở bài "Trên đường đi": "Mặc dù bị trói chân tay Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng" Hay là: "Năm mươi ba cây số một ngày; Áo mũ dầm mưa rách hết giày" Hay là: "Hôm nay xiềng xích thay dây trói Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung"…. Có mường tượng ra cảnh đi đường như thế, ta mới thấu hiểu hai chữ "gian lao" trong câu thơ "đi đường mới biết gian lao" của tác giả. Nếu một người phải lặn lội đường xa với "núi cao rồi lại núi cao trập trùng" mà được thong dong ăn uống, nghỉ ngơi, đã thấy rã rời chân tay vì đường xa, không có xe cộ. Vậy mà trong hoàn cảnh ăn uống thiếu thốn của tù nhân, lại đeo thêm xích xiềng, đi trong mưa gió, lại không được tự do ngơi nghỉ, thì có phải là một thử thách lớn lao vô cùng? Vậy mà ở đây, lời thơ không mang nỗi oán than, mà chỉ như là một sự khám phá, một sự chiêm nghiệm về cuộc sống: "Đi đường mới biết gian lao", qua đó ta cảm nhận được bản lĩnh và nghị lực của một nhà thơ chiến sĩ, ở câu hai, tác giả tả cảnh núi non hiểm trở, cũng không hề tả nỗi nhọc nhằn vì xiềng xích của mình. Câu thơ là một cách độc thoại nội tâm, một sự suy ngẫm về lẽ đời và sự ghi chép khi đã tìm ra được một chân lí thú vị trong lúc phải chịu đựng những cảnh đoạ đày phi lí, phi nhân. Dân gian Việt Nam từng mượn chuyện đi đường để khuyến khích, động viên con cháu: "đi một ngày đàng, học một sàng khôn" ở câu hai này, phép dùng điệp ngữ "trùng san" và hư từ được dịch ra là: "núi cao rồi lại núi cao trập trùng" thật là một gợi tả mang tính tượng trưng về con đường đời của mỗi người, hay con đường cách mạng của dân tộc Việt Nam, vừa là cảnh tả thực con đường Bác phải trải qua. Qua hai câu sau, tứ thơ biến chuyển bất ngờ: "Trùng san đăng cáo cao phong hậu Vạn lí dư đồ cố miện gian". Bản dịch thơ của Nam Trân là: "Núi cao lên đến tận cùng Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non". Tuy là bản dịch hay nhất, nhưng dịch giả vẫn không diễn tả được cái ý cảm động của tác giả trong ba từ "cố miện gian". Cả câu bốn diễn tả tư thế của một người tha hương, lên đứng tận đỉnh núi cao chót vót, quay đầu lại nhìn non sống cố quốc với tấm lòng lưu luyến, trĩu nặng nhớ thương. Đến đây, chúng ta hãy thử đọc bài Lên lầu Quan tước của Vương Chỉ Hoán đời Đường: Mặt trùi đã khuất non cao Sông Hoàng cuồn cuộn chảy vào bể khơi Muốn xem nghìn dặm xa xôi Hãy lên tầng nữa trông vời nước non (bản dịch của Trần Trọng San) Cũng là hai thi nhân "Đăng cao", nhưng một người đi mãi mới đến đỉnh núi cao ngất. Một người chỉ cần bước lên một tầng lầu. Người thì bôn ba khắp bốn phương trời để phấn đấu. Một người nhàn du, sống nơi u nhã để thưởng lãm sơn thủy. Dù sao chúng ta hãy trở lại tâm tư của nhà thơ chiến sĩ. Đó là một hình ảnh và tâm sự của một con người "Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước", một ngòi bút mang tính nhân văn với những khao khát tự do cho dân tộc và quê hương việt Nam. Một nỗi khao khát mà suốt đời Người đã thực hiện. Phân tích bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh – Bài số 2 Bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) trích từ tập Nhật kí trong tù. Giống như một số bài có cùng chủ đề như Từ Long An đến Đồng Chính, Đi Nam Ninh, Giải đi sớm, Trên đường đi, Chiều tối ở bài thơ này, Bác cũng ghi lại những điều cảm nhận được trên đường đi, khác ở chỗ sự cảm nhận ấy đã được khái quát và nâng cao lên thành triết lí. Do đó, ngoài ý nghĩa hiện thực, bài thơ còn chứa đựng ý nghĩa tượng trưng thâm thúy. Bằng nét bút tài hoa của người nghệ sĩ, Bác đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và trên cái nền hoành tráng đó, nổi bật lên tư thế hiên ngang của người chiến sĩ với quyết tâm vượt khó và tinh thần lạc quan tin tưởng vào tương lai tươi sáng của cách mạng: Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan, Trùng san chi ngoại hựu trùng san; Trùng san đăng đáo cao phong hậu, Vạn lí dư đồ cố miện gian. Dịch ra thơ tiếng Việt: Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng; Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non. Nguyên tác bài thơ bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt (bảy chữ, bốn câu). Sự hàm súc, cô đọng của ngôn từ cùng niêm luật nghiêm ngặt của thơ Đường không bó buộc nổi tứ thơ phóng khoáng và cảm xúc dạt dào của thi nhân. Bản dịch ra tiếng Việt theo thể lục bát tuy có làm mềm đi đôi chút cái âm điệu rắn chắc, khỏe khoắn vốn có của nguyên tác nhưng vẫn thể hiện được nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bài thơ. Câu mở đầu là nhận xét chung của Bác về chuyện đi đường: Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan (Đi đường mới biết gian lao) Đây không phải là nhận xét chủ quan chỉ sau một vài chuyến đi bình thường mà là sự đúc kết từ hiện thực của bao hành trình vất vả, hiểm nguy mà Bác đã phải trải qua. Trong thời gian mười bốn tháng bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm trái phép, Bác Hồ thường xuyên bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác khắp mười ba huyện của tỉnh Quảng Tây. Tay bị cùm, chân bị xích, đi trong sương gió lạnh buốt thấu xương hay trong nắng trưa đổ lửa. Vượt dốc, băng đèo, lội suối… với những khó khăn thử thách nhiều lúc tưởng như quá sức chịu đựng của con người. Từ thực tế đó, tác giả khái quát thành chuyện đi đường. Câu thơ thứ hai cụ thể hóa những gian lao trên đường đi thành hình ảnh: Trùng san chi ngoại hựu trùng san (Núi cao rồi lại núi cao trập trùng) Giữa khung cảnh thiên nhiên chỉ toàn là núi cao nối tiếp núi cao, con người vốn nhỏ bé, yếu ớt lại càng thêm nhỏ bé, yếu ớt. Đường xa, dặm thẳm, vực sâu, dốc đứng… biết bao trở ngại, thách thức dễ làm cho con người chán nản, ngã lòng. Bởi vừa vượt qua mấy đỉnh núi cao, sức tinh thần, vật chất đã vơi, con người tưởng đã thoát nạn, ngờ đâu lại núi cao trập trùng chặn đứng trước mặt. Trong câu thơ chữ Hán có chữ hựu ác nghiệt, lời dịch nhân cái ác nghiệt ấy lên gấp đôi: Núi cao rồi lại núi cao trập trùng. Gian lao kể sao cho xiết! Cấu trúc khép kín ở câu thơ chữ Hán (Trùng san chi ngoại hựu trùng san), chuyển sang kết cấu trùng lặp tăng tiến, vế sau nặng trĩu thêm bởi từ trập trùng ở cuối, cấu trúc khép kín và trùng lặp tăng tiến ấy dường như đẩy con người vào cái thế bị hãm chặt giữa ba bề bốn bên là rừng núi, không thoát ra được, chỉ có kiệt sức, nhụt chí, buông xuôi. Nhưng đối với Bác thì hoàn toàn ngược lại: Trùng san đăng đáo cao phong hậu Vạn lí dư đồ cố miện gian. (Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.) Giữa vòng vây núi non trập trùng, chất ngất, hoang vu đó nổi lên điểm sáng, điểm động là con người với vẻ ngoài tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng bên trong lại là một nghị lực, sức mạnh phi thường. Câu thơ trước kết thúc bằng hình ảnh trùng san, câu thơ sau mở đầu cũng bằng hình ảnh ấy. Trong thơ dịch không liền như thế nhưng cũng lặp được núi cao… núi cao… Âm điệu ấy nâng con người lên cái thế tưởng như bình thường nhưng thực ra lại rất hào hùng. Đạp lên đỉnh núi cao này bước sang đỉnh núi cao kia như đi trên bậc thang, cứ thế từ tốn lên đến đỉnh cao chót vót. Câu thơ chữ Hán dừng lại ở âm thanh chắc nịch của chữ hậu, tạo nên âm hưởng rắn rỏi, mạnh mẽ. Câu thơ dịch có âm điệu dàn trải như tiếng thở phào sung sướng, nhẹ nhõm: Núi cao lên đến tận cùng. Đến đây thì mọi gian lao, vất vả đã khép lại; kết quả, phần thưởng xứng đáng mở ra. Lúc trước là mắt chạm vào vách núi cao thẳng đứng, chỉ toàn đá và cây; nay thì mắt nhìn bốn phương, đâu đâu cũng thấy muôn trùng nước non (vạn lí dư đổ). Leo lên đến tận cùng, đứng trên đỉnh núi cao nhất (cao phong), phóng tầm mắt ra xa, không những tầm nhìn mở rộng mà cả trí óc, tấm lòng, cuộc đời cũng mở rộng. Con người đã đến đích sau cuộc hành trình muôn vàn gian khổ. Âm hưởng câu thơ cuối ngân vang thể hiện niềm lạc quan vô hạn trước tương lai tươi đẹp. Cảnh muôn trùng nước non giờ đây đã thu gọn trong tầm mắt Bác. Bài thơ kết thúc ở niềm vui, niềm kiêu hãnh to lớn đó. Vậy thì có phải bài thơ này chỉ đơn giản nói đến chuyện đi đường? Đi đường không phải chỉ có gian nan vì núi cao trập trùng mà còn có bao khó khăn nguy hiểm khác. Hình ảnh núi cao trập trùng tượng trưng cho vô vàn khó khăn, nguy hiểm mà con người thường gặp trong đời. Cho nên đường ở đây không phải là con đường đỉ trên mặt đất mà nó chính là đường đời, đường cách mạng. Liệu có mấy ai suốt đời chỉ toàn gặp thuận buồm xuôi gió, thẳng một lèo đến thắng lợi, thành công? Trở ngại, nguy nan là chuyện thường tình. Muốn vượt qua tất cả, con người phải có một ý chí kiên cường, nội lực phi thường cùng một niềm tin không gì lay chuyển nổi. Như vậy mới có thể đạt được chiến thắng vinh quang. Thắng gian lao nguy hiểm và cao hơn nữa là chiến thắng chính mình. Nếu con đường đó là con đường cách mạng thì chân lí tất yếu nêu trên lại càng sáng tỏ. Cuộc đời phấn đấu, hi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương chói lọi. Trên con đường cách mạng đầy chông gai, sóng gió, với trí tuệ sáng suốt, ý chí và nghị lực tuyệt vời, Người đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam vượt qua mọi gian lao, thử thách để lên đến đỉnh cao vinh quang của thời đại. Từ chuyện đi đường tưởng như rất đỗi bình thường, người chiến sĩ cộng sản lão thành Hồ Chí Minh đã dạy chúng ta một bài học nhân sinh thiết thực và bổ ích. Phân tích bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh – Bài số 3 "Đi đường" là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong "Nhật kí trong tù". Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà tù trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trải qua bao cay đắng thử thách nặng nề, Người gửi gắm bao suy nghĩ, cảm xúc của mình vào bài thơ “Tẩu lộ" này. Nam Trân đã dịch thành thơ lục bát: "Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng; Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non". Bài thơ mang hàm nghĩa. Tác giả mượn chuyện đi đường- để nêu lên cảm nhận đường đời vô cùng khó khăn, nguy hiểm; phải có quyết tâm cao, nghị lực mới chiến thắng thử thách, mới giành được thắng lợi vẻ vang. 1. Hai câu đầu trong bài thơ chữ Hán có nghĩa là: "Có đi đường mới biết đường đi khó, Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác". Câu thứ nhất nêu lên một kinh nghiệm, một chiêm nghiệm sống ở đời, đó là chuyện đi đường và bài học đi đường khó. Với nhà thơ, con đường được nói tới còn là con đường cách mạng vô cùng nguy hiểm: "Là gươm kề tận cổ, súng kề tai – Là thân sống chỉ coi còn một nửa" ("Trăng trối – Tố Hữu). Hình ảnh con đường được miêu tả bằng điệp ngữ "trùng san" đã làm nổi bật khó khăn, thử thách chồng chất, người đi đường luôn luôn đối diện với bao gian khổ. Câu thơ chữ Hán không hề có chữ "cao"', dịch giả đã thêm vào, người đọc thơ cần biết: "Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng". Hai câu thơ đầu về mặt văn chương chữ nghĩa không có gì mới. Ý niệm: "hành lộ nan" đã xuất hiện trong cổ văn hơn nghìn năm về trước. Thế nhưng vần thơ Hồ Chí Minh hay và sâu sắc ở tính nghiệm sinh; nó cho thấy trải nghiệm của một con người "ba mươi năm ấy chân không nghỉ" (Tố Hữu), để tìm đường cứu nước. Con đường mà người chiến sĩ ấy đã vượt qua đâu chỉ có "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" mà còn đầy phong ba bão táp, trải dài trải rộng khắp bốn biển năm châu: "Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi Những đất tự do, những trời nô lệ Những con đường cách mạng đang tìm đi…". (Người đi tìm hình của nước) Người xưa có nhắc: "Đọc sách người ấy, đọc thơ người ấy, phải biết con người ấy" là thế. 2. Hai câu cuối cấu trúc theo mối quan hệ điều kiện – hệ quả. Khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao chót vót (cao phong hậu) thì muôn dặm nước non (vạn lí dư đồ) thu cả vào tầm mắt: "Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non". Muốn vượt qua các lớp núi lên đỉnh cao chót vót thì phải có quyết tâm và nghị lực lớn. Chỉ có thế mới giành được thắng lợi vẻ vang, thu được kết quả tốt đẹp. Câu thơ Hồ Chí Minh hàm chứa bài học quyết tâm vượt khó, nêu cao ý chí và nghị lực trong cuộc sống để giành thắng lợi. Bài học "Đi đường" thật là vô giá đối với bất cứ ai. 3. "Nhật kí trong tù" có nhiều bài thơ viết về đề tài "đi đường" như "Thế lộ nan", "Tẩu lộ", "Lộ thượng",… Đó là những vần thơ giàu chất trí tuệ, mang ý vị triết lí, được đúc kết từ máu và nước mắt: "Núi cao gặp hổ mà vô sự, Đường phẳng gặp người bị tổng lao". "Xử thế từ xưa không phải dễ, Mà nay, xứ thế khó khăn hơn". (Đường đời hiểm trở) Bài thơ "Đi đường" cho ta bài học về đường đời nhiều khó khăn nguy hiểm, bài học về quyết tâm, vượt khó, vươn lên giành thắng lợi trên con đường đời. Mỗi cuộc đời là một trăm năm, ai cũng phải một trăm năm đi đường. Có con đường lao động mưu sinh, có con đường công danh lập nghiệp. Tuổi trẻ còn có con đường học tập. Bài thơ "Đi đường" trở thành hành trang cho mỗi chúng ta sức mạnh để vươn lên thực hiện ước mơ của mình. Phân tích bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh – Bài số 4 Bác Hồ từng tự sự: "Ngâm thơ ta vốn không ham / Nhưng mà trong ngục biết làm sao đây?". Và bởi thế, ra đời trong những năm tháng Bác bị giam cầm, tập thơ "Nhật kí trong tù” từng được ví như một đoá hoa mà vô tình văn học Việt Nam nhặt được bên đường. Toát lên từ tập thơ là một tinh thần "thép" rắn rỏi, lạc quan: “Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra một phong thái ung dung, một khí phách hào hùng, một ý chí sắt đá, một tinh thần lạc quan cách mạng không gì lay chuyển nổi”. Bài thơ "Đi đường" là một trong những số ấy. “Tài lộ tài tri tẩu lộ nan Trùng san chi ngoại hựu trùng san Trùng san đăng đáo cao phong hậu Vạn lí dư đồ cố miện gian”. Bài thơ được dịch là: “Đi đường mới biết gian lao Núi cao rồi lại núi cao trập trùng Núi cao lên đến tận cùng Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. Bài thơ ra đời trong những năm tháng Bác Hồ bị bắt giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bác bị chúng giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. Đường chuyển lao không những dài dặc mà còn vô cùng gian lao, phải trải qua núi non trùng diệp và những vực thẳm hun hút hiểm sâu. Nhưng dẫu vậy, từ trong khổ đau vẫn bừng lên ý chí “thép” mang đậm phong cách Hồ Chí Minh. Bài thơ “Đi đường” – “Tẩu lộ” đã thể hiện rõ điều đó. “Đi đường mới biết gian lao” Câu thơ là một nhận định nhưng đồng thời cũng là một chân lí: Có đi đường mới biết những sự vất vả, khó khăn của việc đi đường. Vậy những điều “nan”, “gian lao” ấy là gì? “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" Đường chuyển lao là những con đường đi qua các vùng núi hiểm trở của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tầng tầng lớp lớp những ngọn núi tiếp nối nhau chạy mãi đến chân trời. Hết ngọn núi này lại đến ngọn núi khác. vậy nên mới có hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Trong nguyên văn chữ Hán là “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”. “Trùng san” có nghĩa là trùng trùng lớp lớp núi cao; “hựu” là “lại", câu thơ mang ý nghía: trùng trùng núi cao bên ngoài lại có núi cao trùng trùng. Một câu thơ mà có tớỉ hai chữ “trùng san", huống chi lại có chữ “hựu”, bởi vậy, câu thơ nguyên gốc gợi nên hình ảnh những đỉnh núi nhọn hoắt cao vút trời xanh trập trùng chạy mãi đến chân trời. Con đường ấy, mới chỉ nhìn thôi đã thấy đáng sợ. Nếu tù nhân là một người tù bình thường, ắt hẳn họ đã bị nỗi sợ hãi làm cho yếu mềm, nhụt chí. Nhưng người tù ấy lại là một người cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Và bởi vậy, hai câu thơ cuối bài đã thực sự thăng hoa: “Trùng san đăng đáo cao phong hậu Vạn lí dư đồ cố miện gian” Hai câu thơ được dịch khá sát là: “Núi cao lên đến tận cùng Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. Sau những vẩt vả, nhọc nhằn của con đường leo núi, khi đã lên đến tận đỉnh người tù cách mạng được chứng kiến một hình ảnh vô cùng hùng vi “muôn trùng nước non”. Theo tâm lí thông thường, trên con đường gian lao trập trùng đồi núi, khi lên đến đỉnh, con người dễ lo lắng, mệt mỏi khi nghĩ đến con đường xuống núi dốc thẳm cheo leo và những quả núi ngút ngàn khác. Nhưng Hồ Chí Minh thì ngược lại. Điều Người cảm nhận là niềm ty hào, sung sướng khi được đứng từ trên đỉnh cao chiêm ngưỡng sự hùng vĩ bao la của nước non, vũ trụ. Hình ảnh “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” thật hào sảng. Nó gợi đến hình ảnh bé nhỏ của con người đang đối diện trước cái mênh mông, trập trùng của giang san. Con người ấy không choáng ngợp trước sự kì vĩ của đất trời mà rất vui sướng, bồi hồi như lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy gương mặt của nước non. Chính cảm quan ấy đã nâng vị thế con người sánh ngang tầm non nước. Đứng trước một sự thật khách quan, mỗi con người có một cảm nhận khác nhau. Cảm nhận ấy phụ thuộc vào thế giới quan và bản lĩnh của con người, ở Hồ Chí Minh Người đã có những cảm nhận lạc quan, tươi sáng về cuộc đời. Người không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi ước mơ, khát vọng và lí tưởng mà ngược lại, đã vượt qua gian lao để khẳng định ý chí bền bỉ, sắt đá và niềm lạc quan, tin tưởng vào cách mạng của bản thân mình. Đó là tinh thần thép là vẻ đẹp tâm hồn Bác. Bài thơ "Đi đường" – "Tẩu lộ" không chỉ là bức tranh về con đường chuyển lao đầy rẫy nhọc nhằn trở ngại, đó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh. Từ bài thơ, người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi, đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Và như thế, bài thơ "Đi đường" – "Tẩu lộ" cùng với nhiều bài thơ khác trong tập thơ "Nhật kí trong tù" thực sự là một đoá hoa đáng trân trọng của văn học Việt Nam. Phân tích bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh – Bài số 5 Trước bài Đi đường là Tết song thập bị giải đi Thiên Bảo cho nên dù bài thơ Đi đường có tư tưởng khái quát rộng lớn thì cảm hứng cũng bắt nguồn từ sự việc cụ thề là Bác bị giải đi. Nhận thức sâu sắc của Người trong bài thơ này là kết tinh của một chặng đường đời và một chặng đường dài vô cùng gian truân trên con đường cách mạng của Bác. Bài thơ mở ra là được sự đồng tình của người đọc về nhận xét và suy nghĩ của người đi đường: Đi đường mới biết gian lao Núi cao rồi lại núi cao trập trùng; Hai câu lục bát dịch thật là thanh thoát hai câu thất ngôn trong nguyên tác (khó có thể dịch hay hơn). Vậy mà cũng không thể sánh được với câu thơ nguyên tác. Câu đầu trong bản chữ Hán có haì chữ “tẩu lộ” (đi đường). Hình thức điệp ngữ đó tăng cường sự thuyết phục của triết lí: “Đi đường mới biết gian lao”. Câu thứ hai, hai chữ “núi cao" là dịch thoát hai chữ “trùng san”. Bác chưa dùng chữ “cao” ở đây, vì bản thân chữ “san” (núi) thấy được hết núi này đến lớp núi khác, gợi đến sự gian lao chồng chất, tầng tầng của người đi đường. Cái khổ của người đi đường là vượt qua núi (cao thấp gì cũng mệt) và càng khổ hơn nữa tưởng là được nghĩ ngơi thì lại thấy núi khác hiện ra trước mặt. Nếu người đi đường không có nghị lực, quyết tâm thì dễ nản lòng. Nếu hai câu thơ đầu, người đọc dễ đồng tình với nhận xét của người đi đường thì hai câu sau người đọc càng dễ đồng tình với niềm sung sướng của người đi đường: Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non. Trong nguyên tác, đến câu thơ thứ ba Bác mới dùng chữ “cao” và cũng chỉ có một chữ “cao” độc nhất của bài thơ. Bác không muốn cường điệu sự gian lao của người đi đường. Khi người đi đường đã vượt qua hết dãy núi này đến dãy núi khác mà lên đến đĩnh cao tận cùng thì không gian mở ra bao la, nước non bày ra trước mắt và người đi đường được hưởng niềm hạnh phúc lớn lao của người đến đỉnh cao là “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. Tính chất giáo dục sâu sắc của thơ Bác thể hiện một cách thâm trầm. Bác vừa cho thấy hết những gian lao trên đường đi, đế người đi đường sẵn sàng ý chí, nghị lực và quyết tâm, Bác lại vừa mở ra niềm hạnh phúc vô biên khi con người lên đến đỉnh cao tận cùng đế người đi đường có thêm sức mạnh vượt qua mọi gian khổ, thử thách mà vượt đến mục đích cuối cùng. Nguyễn Tuyến tổng hợp Phân tích bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 8Đánh giá bài viết Từ khóa tìm kiếmphân tích bài đi đường dài nhấtlập luận phân tích và lập luận so sánh hai bài thơ đi đường và bài lên lầu quán tướcvan lớp 8 viết đoan văn quy nạp 10 câu phân tích bai thơ đi đươngxuất xứ tẩu lộĐI ĐƯỜNG (TÂU LỘ) HÔ CHI MINH Có thể bạn quan tâm?Phân tích bài thơ Muốn làm thằng Cuội – Văn mẫu lớp 8Thuyết minh về món canh chua cá lóc – Văn mẫu lớp 8Phân tích bài thơ Khi con tu hú – Văn mẫu lớp 8Thuyết minh về cái quạt điện – Văn mẫu lớp 8Phân tích đoạn trích Hai cây phong – Văn mẫu lớp 8Thuyết minh về cái kéo – Văn mẫu lớp 8Thuyết minh cách làm diều – Văn mẫu lớp 8Thuyết minh về kính đeo mắt – Văn mẫu lớp 8
Phân tích bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh – Bài số 1
"Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục, biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do"
Đó là tâm sự của một người tù đặc biệt: Hồ Chí Minh, người tù vì mang tội làm gián điệp khi đang bôn ba tìm đường giải phóng dân tộc và đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Với mục đích đơn sơ là ghi lại những sự việc, cảm xúc trong mười bốn tháng bị giam cầm, bài thơ "Đi đường" dịch từ bán gốc là "Tẩu lộ" thực sự là một bài thơ nhật kí chân thành và sâu sắc.
"Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miện gian"
Bản dịch:
"Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non"
"Mặc dù bị trói chân tay
Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng"
Hay là:
"Năm mươi ba cây số một ngày;
Áo mũ dầm mưa rách hết giày"
Hay là:
"Hôm nay xiềng xích thay dây trói
Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung"….
Có mường tượng ra cảnh đi đường như thế, ta mới thấu hiểu hai chữ "gian lao" trong câu thơ "đi đường mới biết gian lao" của tác giả.
Nếu một người phải lặn lội đường xa với "núi cao rồi lại núi cao trập trùng" mà được thong dong ăn uống, nghỉ ngơi, đã thấy rã rời chân tay vì đường xa, không có xe cộ. Vậy mà trong hoàn cảnh ăn uống thiếu thốn của tù nhân, lại đeo thêm xích xiềng, đi trong mưa gió, lại không được tự do ngơi nghỉ, thì có phải là một thử thách lớn lao vô cùng? Vậy mà ở đây, lời thơ không mang nỗi oán than, mà chỉ như là một sự khám phá, một sự chiêm nghiệm về cuộc sống:
"Đi đường mới biết gian lao", qua đó ta cảm nhận được bản lĩnh và nghị lực của một nhà thơ chiến sĩ, ở câu hai, tác giả tả cảnh núi non hiểm trở, cũng không hề tả nỗi nhọc nhằn vì xiềng xích của mình. Câu thơ là một cách độc thoại nội tâm, một sự suy ngẫm về lẽ đời và sự ghi chép khi đã tìm ra được một chân lí thú vị trong lúc phải chịu đựng những cảnh đoạ đày phi lí, phi nhân. Dân gian Việt Nam từng mượn chuyện đi đường để khuyến khích, động viên con cháu: "đi một ngày đàng, học một sàng khôn" ở câu hai này, phép dùng điệp ngữ "trùng san" và hư từ được dịch ra là: "núi cao rồi lại núi cao trập trùng" thật là một gợi tả mang tính tượng trưng về con đường đời của mỗi người, hay con đường cách mạng của dân tộc Việt Nam, vừa là cảnh tả thực con đường Bác phải trải qua.
Qua hai câu sau, tứ thơ biến chuyển bất ngờ:
"Trùng san đăng cáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miện gian".
Bản dịch thơ của Nam Trân là:
"Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".
Tuy là bản dịch hay nhất, nhưng dịch giả vẫn không diễn tả được cái ý cảm động của tác giả trong ba từ "cố miện gian". Cả câu bốn diễn tả tư thế của một người tha hương, lên đứng tận đỉnh núi cao chót vót, quay đầu lại nhìn non sống cố quốc với tấm lòng lưu luyến, trĩu nặng nhớ thương.
Đến đây, chúng ta hãy thử đọc bài Lên lầu Quan tước của Vương Chỉ Hoán đời Đường:
Mặt trùi đã khuất non cao
Sông Hoàng cuồn cuộn chảy vào bể khơi
Muốn xem nghìn dặm xa xôi
Hãy lên tầng nữa trông vời nước non
(bản dịch của Trần Trọng San)
Cũng là hai thi nhân "Đăng cao", nhưng một người đi mãi mới đến đỉnh núi cao ngất. Một người chỉ cần bước lên một tầng lầu. Người thì bôn ba khắp bốn phương trời để phấn đấu. Một người nhàn du, sống nơi u nhã để thưởng lãm sơn thủy.
Dù sao chúng ta hãy trở lại tâm tư của nhà thơ chiến sĩ. Đó là một hình ảnh và tâm sự của một con người "Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước", một ngòi bút mang tính nhân văn với những khao khát tự do cho dân tộc và quê hương việt Nam. Một nỗi khao khát mà suốt đời Người đã thực hiện.
Phân tích bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh – Bài số 2
Bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) trích từ tập Nhật kí trong tù. Giống như một số bài có cùng chủ đề như Từ Long An đến Đồng Chính, Đi Nam Ninh, Giải đi sớm, Trên đường đi, Chiều tối ở bài thơ này, Bác cũng ghi lại những điều cảm nhận được trên đường đi, khác ở chỗ sự cảm nhận ấy đã được khái quát và nâng cao lên thành triết lí. Do đó, ngoài ý nghĩa hiện thực, bài thơ còn chứa đựng ý nghĩa tượng trưng thâm thúy. Bằng nét bút tài hoa của người nghệ sĩ, Bác đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và trên cái nền hoành tráng đó, nổi bật lên tư thế hiên ngang của người chiến sĩ với quyết tâm vượt khó và tinh thần lạc quan tin tưởng vào tương lai tươi sáng của cách mạng:
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan,
Trùng san chi ngoại hựu trùng san;
Trùng san đăng đáo cao phong hậu,
Vạn lí dư đồ cố miện gian.
Dịch ra thơ tiếng Việt:
Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
Nguyên tác bài thơ bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt (bảy chữ, bốn câu). Sự hàm súc, cô đọng của ngôn từ cùng niêm luật nghiêm ngặt của thơ Đường không bó buộc nổi tứ thơ phóng khoáng và cảm xúc dạt dào của thi nhân. Bản dịch ra tiếng Việt theo thể lục bát tuy có làm mềm đi đôi chút cái âm điệu rắn chắc, khỏe khoắn vốn có của nguyên tác nhưng vẫn thể hiện được nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bài thơ.
Câu mở đầu là nhận xét chung của Bác về chuyện đi đường:
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
(Đi đường mới biết gian lao)
Đây không phải là nhận xét chủ quan chỉ sau một vài chuyến đi bình thường mà là sự đúc kết từ hiện thực của bao hành trình vất vả, hiểm nguy mà Bác đã phải trải qua. Trong thời gian mười bốn tháng bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm trái phép, Bác Hồ thường xuyên bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác khắp mười ba huyện của tỉnh Quảng Tây. Tay bị cùm, chân bị xích, đi trong sương gió lạnh buốt thấu xương hay trong nắng trưa đổ lửa. Vượt dốc, băng đèo, lội suối… với những khó khăn thử thách nhiều lúc tưởng như quá sức chịu đựng của con người. Từ thực tế đó, tác giả khái quát thành chuyện đi đường.
Câu thơ thứ hai cụ thể hóa những gian lao trên đường đi thành hình ảnh:
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
(Núi cao rồi lại núi cao trập trùng)
Giữa khung cảnh thiên nhiên chỉ toàn là núi cao nối tiếp núi cao, con người vốn nhỏ bé, yếu ớt lại càng thêm nhỏ bé, yếu ớt. Đường xa, dặm thẳm, vực sâu, dốc đứng… biết bao trở ngại, thách thức dễ làm cho con người chán nản, ngã lòng. Bởi vừa vượt qua mấy đỉnh núi cao, sức tinh thần, vật chất đã vơi, con người tưởng đã thoát nạn, ngờ đâu lại núi cao trập trùng chặn đứng trước mặt. Trong câu thơ chữ Hán có chữ hựu ác nghiệt, lời dịch nhân cái ác nghiệt ấy lên gấp đôi: Núi cao rồi lại núi cao trập trùng.
Gian lao kể sao cho xiết! Cấu trúc khép kín ở câu thơ chữ Hán (Trùng san chi ngoại hựu trùng san), chuyển sang kết cấu trùng lặp tăng tiến, vế sau nặng trĩu thêm bởi từ trập trùng ở cuối, cấu trúc khép kín và trùng lặp tăng tiến ấy dường như đẩy con người vào cái thế bị hãm chặt giữa ba bề bốn bên là rừng núi, không thoát ra được, chỉ có kiệt sức, nhụt chí, buông xuôi.
Nhưng đối với Bác thì hoàn toàn ngược lại:
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miện gian.
(Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.)
Giữa vòng vây núi non trập trùng, chất ngất, hoang vu đó nổi lên điểm sáng, điểm động là con người với vẻ ngoài tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng bên trong lại là một nghị lực, sức mạnh phi thường.
Câu thơ trước kết thúc bằng hình ảnh trùng san, câu thơ sau mở đầu cũng bằng hình ảnh ấy. Trong thơ dịch không liền như thế nhưng cũng lặp được núi cao… núi cao… Âm điệu ấy nâng con người lên cái thế tưởng như bình thường nhưng thực ra lại rất hào hùng. Đạp lên đỉnh núi cao này bước sang đỉnh núi cao kia như đi trên bậc thang, cứ thế từ tốn lên đến đỉnh cao chót vót. Câu thơ chữ Hán dừng lại ở âm thanh chắc nịch của chữ hậu, tạo nên âm hưởng rắn rỏi, mạnh mẽ. Câu thơ dịch có âm điệu dàn trải như tiếng thở phào sung sướng, nhẹ nhõm: Núi cao lên đến tận cùng.
Đến đây thì mọi gian lao, vất vả đã khép lại; kết quả, phần thưởng xứng đáng mở ra. Lúc trước là mắt chạm vào vách núi cao thẳng đứng, chỉ toàn đá và cây; nay thì mắt nhìn bốn phương, đâu đâu cũng thấy muôn trùng nước non (vạn lí dư đổ). Leo lên đến tận cùng, đứng trên đỉnh núi cao nhất (cao phong), phóng tầm mắt ra xa, không những tầm nhìn mở rộng mà cả trí óc, tấm lòng, cuộc đời cũng mở rộng. Con người đã đến đích sau cuộc hành trình muôn vàn gian khổ. Âm hưởng câu thơ cuối ngân vang thể hiện niềm lạc quan vô hạn trước tương lai tươi đẹp. Cảnh muôn trùng nước non giờ đây đã thu gọn trong tầm mắt Bác. Bài thơ kết thúc ở niềm vui, niềm kiêu hãnh to lớn đó.
Vậy thì có phải bài thơ này chỉ đơn giản nói đến chuyện đi đường?
Đi đường không phải chỉ có gian nan vì núi cao trập trùng mà còn có bao khó khăn nguy hiểm khác. Hình ảnh núi cao trập trùng tượng trưng cho vô vàn khó khăn, nguy hiểm mà con người thường gặp trong đời. Cho nên đường ở đây không phải là con đường đỉ trên mặt đất mà nó chính là đường đời, đường cách mạng.
Liệu có mấy ai suốt đời chỉ toàn gặp thuận buồm xuôi gió, thẳng một lèo đến thắng lợi, thành công? Trở ngại, nguy nan là chuyện thường tình. Muốn vượt qua tất cả, con người phải có một ý chí kiên cường, nội lực phi thường cùng một niềm tin không gì lay chuyển nổi. Như vậy mới có thể đạt được chiến thắng vinh quang. Thắng gian lao nguy hiểm và cao hơn nữa là chiến thắng chính mình.
Nếu con đường đó là con đường cách mạng thì chân lí tất yếu nêu trên lại càng sáng tỏ. Cuộc đời phấn đấu, hi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương chói lọi. Trên con đường cách mạng đầy chông gai, sóng gió, với trí tuệ sáng suốt, ý chí và nghị lực tuyệt vời, Người đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam vượt qua mọi gian lao, thử thách để lên đến đỉnh cao vinh quang của thời đại. Từ chuyện đi đường tưởng như rất đỗi bình thường, người chiến sĩ cộng sản lão thành Hồ Chí Minh đã dạy chúng ta một bài học nhân sinh thiết thực và bổ ích.
Phân tích bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh – Bài số 3
"Đi đường" là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong "Nhật kí trong tù". Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà tù trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trải qua bao cay đắng thử thách nặng nề, Người gửi gắm bao suy nghĩ, cảm xúc của mình vào bài thơ “Tẩu lộ" này. Nam Trân đã dịch thành thơ lục bát:
"Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".
Bài thơ mang hàm nghĩa. Tác giả mượn chuyện đi đường- để nêu lên cảm nhận đường đời vô cùng khó khăn, nguy hiểm; phải có quyết tâm cao, nghị lực mới chiến thắng thử thách, mới giành được thắng lợi vẻ vang.
1. Hai câu đầu trong bài thơ chữ Hán có nghĩa là:
"Có đi đường mới biết đường đi khó,
Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác".
Câu thứ nhất nêu lên một kinh nghiệm, một chiêm nghiệm sống ở đời, đó là chuyện đi đường và bài học đi đường khó. Với nhà thơ, con đường được nói tới còn là con đường cách mạng vô cùng nguy hiểm: "Là gươm kề tận cổ, súng kề tai – Là thân sống chỉ coi còn một nửa" ("Trăng trối – Tố Hữu). Hình ảnh con đường được miêu tả bằng điệp ngữ "trùng san" đã làm nổi bật khó khăn, thử thách chồng chất, người đi đường luôn luôn đối diện với bao gian khổ. Câu thơ chữ Hán không hề có chữ "cao"', dịch giả đã thêm vào, người đọc thơ cần biết:
"Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng".
Hai câu thơ đầu về mặt văn chương chữ nghĩa không có gì mới. Ý niệm: "hành lộ nan" đã xuất hiện trong cổ văn hơn nghìn năm về trước. Thế nhưng vần thơ Hồ Chí Minh hay và sâu sắc ở tính nghiệm sinh; nó cho thấy trải nghiệm của một con người "ba mươi năm ấy chân không nghỉ" (Tố Hữu), để tìm đường cứu nước. Con đường mà người chiến sĩ ấy đã vượt qua đâu chỉ có "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" mà còn đầy phong ba bão táp, trải dài trải rộng khắp bốn biển năm châu:
"Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi…".
(Người đi tìm hình của nước)
Người xưa có nhắc: "Đọc sách người ấy, đọc thơ người ấy, phải biết con người ấy" là thế.
2. Hai câu cuối cấu trúc theo mối quan hệ điều kiện – hệ quả. Khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao chót vót (cao phong hậu) thì muôn dặm nước non (vạn lí dư đồ) thu cả vào tầm mắt:
"Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".
Muốn vượt qua các lớp núi lên đỉnh cao chót vót thì phải có quyết tâm và nghị lực lớn. Chỉ có thế mới giành được thắng lợi vẻ vang, thu được kết quả tốt đẹp. Câu thơ Hồ Chí Minh hàm chứa bài học quyết tâm vượt khó, nêu cao ý chí và nghị lực trong cuộc sống để giành thắng lợi. Bài học "Đi đường" thật là vô giá đối với bất cứ ai.
3. "Nhật kí trong tù" có nhiều bài thơ viết về đề tài "đi đường" như "Thế lộ nan", "Tẩu lộ", "Lộ thượng",… Đó là những vần thơ giàu chất trí tuệ, mang ý vị triết lí, được đúc kết từ máu và nước mắt:
"Núi cao gặp hổ mà vô sự,
Đường phẳng gặp người bị tổng lao".
"Xử thế từ xưa không phải dễ,
Mà nay, xứ thế khó khăn hơn".
(Đường đời hiểm trở)
Bài thơ "Đi đường" cho ta bài học về đường đời nhiều khó khăn nguy hiểm, bài học về quyết tâm, vượt khó, vươn lên giành thắng lợi trên con đường đời. Mỗi cuộc đời là một trăm năm, ai cũng phải một trăm năm đi đường. Có con đường lao động mưu sinh, có con đường công danh lập nghiệp. Tuổi trẻ còn có con đường học tập. Bài thơ "Đi đường" trở thành hành trang cho mỗi chúng ta sức mạnh để vươn lên thực hiện ước mơ của mình.
Phân tích bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh – Bài số 4
Bác Hồ từng tự sự: "Ngâm thơ ta vốn không ham / Nhưng mà trong ngục biết làm sao đây?". Và bởi thế, ra đời trong những năm tháng Bác bị giam cầm, tập thơ "Nhật kí trong tù” từng được ví như một đoá hoa mà vô tình văn học Việt Nam nhặt được bên đường. Toát lên từ tập thơ là một tinh thần "thép" rắn rỏi, lạc quan: “Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra một phong thái ung dung, một khí phách hào hùng, một ý chí sắt đá, một tinh thần lạc quan cách mạng không gì lay chuyển nổi”. Bài thơ "Đi đường" là một trong những số ấy.
“Tài lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miện gian”.
Bài thơ được dịch là:
“Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
Bài thơ ra đời trong những năm tháng Bác Hồ bị bắt giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bác bị chúng giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. Đường chuyển lao không những dài dặc mà còn vô cùng gian lao, phải trải qua núi non trùng diệp và những vực thẳm hun hút hiểm sâu. Nhưng dẫu vậy, từ trong khổ đau vẫn bừng lên ý chí “thép” mang đậm phong cách Hồ Chí Minh. Bài thơ “Đi đường” – “Tẩu lộ” đã thể hiện rõ điều đó.
“Đi đường mới biết gian lao”
Câu thơ là một nhận định nhưng đồng thời cũng là một chân lí: Có đi đường mới biết những sự vất vả, khó khăn của việc đi đường. Vậy những điều “nan”, “gian lao” ấy là gì?
“Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"
Đường chuyển lao là những con đường đi qua các vùng núi hiểm trở của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tầng tầng lớp lớp những ngọn núi tiếp nối nhau chạy mãi đến chân trời. Hết ngọn núi này lại đến ngọn núi khác. vậy nên mới có hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Trong nguyên văn chữ Hán là “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”. “Trùng san” có nghĩa là trùng trùng lớp lớp núi cao; “hựu” là “lại", câu thơ mang ý nghía: trùng trùng núi cao bên ngoài lại có núi cao trùng trùng. Một câu thơ mà có tớỉ hai chữ “trùng san", huống chi lại có chữ “hựu”, bởi vậy, câu thơ nguyên gốc gợi nên hình ảnh những đỉnh núi nhọn hoắt cao vút trời xanh trập trùng chạy mãi đến chân trời. Con đường ấy, mới chỉ nhìn thôi đã thấy đáng sợ. Nếu tù nhân là một người tù bình thường, ắt hẳn họ đã bị nỗi sợ hãi làm cho yếu mềm, nhụt chí. Nhưng người tù ấy lại là một người cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Và bởi vậy, hai câu thơ cuối bài đã thực sự thăng hoa:
“Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miện gian”
Hai câu thơ được dịch khá sát là:
“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
Sau những vẩt vả, nhọc nhằn của con đường leo núi, khi đã lên đến tận đỉnh người tù cách mạng được chứng kiến một hình ảnh vô cùng hùng vi “muôn trùng nước non”. Theo tâm lí thông thường, trên con đường gian lao trập trùng đồi núi, khi lên đến đỉnh, con người dễ lo lắng, mệt mỏi khi nghĩ đến con đường xuống núi dốc thẳm cheo leo và những quả núi ngút ngàn khác. Nhưng Hồ Chí Minh thì ngược lại. Điều Người cảm nhận là niềm ty hào, sung sướng khi được đứng từ trên đỉnh cao chiêm ngưỡng sự hùng vĩ bao la của nước non, vũ trụ. Hình ảnh “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” thật hào sảng. Nó gợi đến hình ảnh bé nhỏ của con người đang đối diện trước cái mênh mông, trập trùng của giang san. Con người ấy không choáng ngợp trước sự kì vĩ của đất trời mà rất vui sướng, bồi hồi như lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy gương mặt của nước non. Chính cảm quan ấy đã nâng vị thế con người sánh ngang tầm non nước. Đứng trước một sự thật khách quan, mỗi con người có một cảm nhận khác nhau. Cảm nhận ấy phụ thuộc vào thế giới quan và bản lĩnh của con người, ở Hồ Chí Minh Người đã có những cảm nhận lạc quan, tươi sáng về cuộc đời. Người không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi ước mơ, khát vọng và lí tưởng mà ngược lại, đã vượt qua gian lao để khẳng định ý chí bền bỉ, sắt đá và niềm lạc quan, tin tưởng vào cách mạng của bản thân mình. Đó là tinh thần thép là vẻ đẹp tâm hồn Bác.
Bài thơ "Đi đường" – "Tẩu lộ" không chỉ là bức tranh về con đường chuyển lao đầy rẫy nhọc nhằn trở ngại, đó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh. Từ bài thơ, người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi, đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Và như thế, bài thơ "Đi đường" – "Tẩu lộ" cùng với nhiều bài thơ khác trong tập thơ "Nhật kí trong tù" thực sự là một đoá hoa đáng trân trọng của văn học Việt Nam.
Phân tích bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh – Bài số 5
Trước bài Đi đường là Tết song thập bị giải đi Thiên Bảo cho nên dù bài thơ Đi đường có tư tưởng khái quát rộng lớn thì cảm hứng cũng bắt nguồn từ sự việc cụ thề là Bác bị giải đi. Nhận thức sâu sắc của Người trong bài thơ này là kết tinh của một chặng đường đời và một chặng đường dài vô cùng gian truân trên con đường cách mạng của Bác.
Bài thơ mở ra là được sự đồng tình của người đọc về nhận xét và suy nghĩ của người đi đường:
Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Hai câu lục bát dịch thật là thanh thoát hai câu thất ngôn trong nguyên tác (khó có thể dịch hay hơn). Vậy mà cũng không thể sánh được với câu thơ nguyên tác. Câu đầu trong bản chữ Hán có haì chữ “tẩu lộ” (đi đường). Hình thức điệp ngữ đó tăng cường sự thuyết phục của triết lí: “Đi đường mới biết gian lao”.
Câu thứ hai, hai chữ “núi cao" là dịch thoát hai chữ “trùng san”. Bác chưa dùng chữ “cao” ở đây, vì bản thân chữ “san” (núi) thấy được hết núi này đến lớp núi khác, gợi đến sự gian lao chồng chất, tầng tầng của người đi đường. Cái khổ của người đi đường là vượt qua núi (cao thấp gì cũng mệt) và càng khổ hơn nữa tưởng là được nghĩ ngơi thì lại thấy núi khác hiện ra trước mặt. Nếu người đi đường không có nghị lực, quyết tâm thì dễ nản lòng. Nếu hai câu thơ đầu, người đọc dễ đồng tình với nhận xét của người đi đường thì hai câu sau người đọc càng dễ đồng tình với niềm sung sướng của người đi đường: Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
Trong nguyên tác, đến câu thơ thứ ba Bác mới dùng chữ “cao” và cũng chỉ có một chữ “cao” độc nhất của bài thơ. Bác không muốn cường điệu sự gian lao của người đi đường. Khi người đi đường đã vượt qua hết dãy núi này đến dãy núi khác mà lên đến đĩnh cao tận cùng thì không gian mở ra bao la, nước non bày ra trước mắt và người đi đường được hưởng niềm hạnh phúc lớn lao của người đến đỉnh cao là “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
Tính chất giáo dục sâu sắc của thơ Bác thể hiện một cách thâm trầm. Bác vừa cho thấy hết những gian lao trên đường đi, đế người đi đường sẵn sàng ý chí, nghị lực và quyết tâm, Bác lại vừa mở ra niềm hạnh phúc vô biên khi con người lên đến đỉnh cao tận cùng đế người đi đường có thêm sức mạnh vượt qua mọi gian khổ, thử thách mà vượt đến mục đích cuối cùng.
Nguyễn Tuyến tổng hợp