04/06/2017, 22:52
Phân tích bài thơ Ngắm trăng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trăng - người bạn tâm tình, trăng - nguồn cảm hứng dạt dào, bất tận của thi sĩ muôn đời. Trong thơ văn đông tây kim cổ, đã có biết bao bài thơ hay viết về trăng, để lại ấn tượng không phai mờ trong trái tim người đọc. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là nhà thơ - lãnh tụ Hồ Chí Minh. ...
Trăng - người bạn tâm tình, trăng - nguồn cảm hứng dạt dào, bất tận của thi sĩ muôn đời. Trong thơ văn đông tây kim cổ, đã có biết bao bài thơ hay viết về trăng, để lại ấn tượng không phai mờ trong trái tim người đọc.
Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là nhà thơ - lãnh tụ Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của Bác, Bác luôn coi trăng là tri âm, tri kỉ.
Bài thơ “Ngắm trăng” ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt: giữa chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch, thi sĩ - người tù tay bị xích, chân bị cùm, thân thể bị đọa đày nơi ngục lạnh mà lòng thanh thản thưởng thức vẻ đẹp của một đêm trăng sáng:
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thủ lương tiêu nại nhược hà?
(Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)
Câu thơ mở đầu tả thực cảnh lao tù khắc nghiệt "không rượu cũng không hoa”. Trong tù làm gì có rượu và hoa, những thứ vốn để tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ? Xưa nay trong hoàn cảnh lao tù đày, cái “không rượu” luôn chồng lên cái “không hoa”... Hiện thực xám ngắt và lạnh lẽo phủ định tất cả.
Ấy thế nhưng trong tâm hồn Bác, trong trái tim yêu đời bao la của Người, cảm hứng vẫn dạt dào và nồng đượm, khiến Người phải thốt lên: “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”. Ánh trăng thanh khiết vời vợi kia như thúc giục, như mời gọi thi nhân hãy ra giữa chốn tự do mà giao hòa, chia sẻ. Thế nhưng, nghiệt nỗi hoàn cảnh trói buộc con người. Con người đang bị giam hãm, cho nên việc thưởng ngoạn chỉ thu gọn trong một cử chỉ âm thầm, lặng lẽ.
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm qua khe cửa ngắm nhà thơ)
Bác lặng lẽ, say mê ngắm ánh trăng sáng ngoài cửa sổ. Bốn bức tường giam chật hẹp không ngăn được cảm xúc mênh mông. Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do khôn cùng của mình. Thoảng đâu đây lời thì thầm tâm sự: “Trăng ơi, trăng có hiểu cho lòng ta yêu trăng đến độ nào?”. Sự thổ lộ, giãi bày chân thành tự trong sâu thẳm hồn người đã được trăng cảm động và chia sẻ. Ánh trăng lung linh bỗng chốc sống động, linh hoạt hẳn lên: “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Trước sự hiện diện của trăng đẹp. Cái hiện thực tối tăm, u ám của nhà tù dường như bị xóa tan, nhường chỗ cho mối giao hòa thiêng liêng giữa nhà thơ tự do và thiên nhiên vĩnh cửu. Bác hướng cái nhìn vào ánh trăng sáng trong đêm lao ngục cũng như bao lần khác, trong hoàn cảnh sống gian nan. Người luôn hướng tới cái đẹp của cuộc đời.
Suốt bài thơ, không một âm thanh, một tiếng động nào dù là nhỏ. Sự im lặng tuyệt đối ấy tôn lên cái sâu thẳm của hồn người, hồn tạo vật. Người ngắm trăng, trăng ngắm người trong lặng lẽ. Không nói mà nói bao điều. Giữa bao điều bài thơ trăng, bài “Ngắm trăng” của nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh mang vẻ đẹp giản dị mà khác lạ.
Bốn câu, hai mươi tám chữ, ngắn gọn là vậy mà hàm chứa tuyệt vời sâu sắc về đạo đức, phẩm giá và phong cách của một con người chân chính.
Bài thơ “Ngắm trăng” ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt: giữa chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch, thi sĩ - người tù tay bị xích, chân bị cùm, thân thể bị đọa đày nơi ngục lạnh mà lòng thanh thản thưởng thức vẻ đẹp của một đêm trăng sáng:
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thủ lương tiêu nại nhược hà?
(Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)
Câu thơ mở đầu tả thực cảnh lao tù khắc nghiệt "không rượu cũng không hoa”. Trong tù làm gì có rượu và hoa, những thứ vốn để tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ? Xưa nay trong hoàn cảnh lao tù đày, cái “không rượu” luôn chồng lên cái “không hoa”... Hiện thực xám ngắt và lạnh lẽo phủ định tất cả.
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm qua khe cửa ngắm nhà thơ)
Bác lặng lẽ, say mê ngắm ánh trăng sáng ngoài cửa sổ. Bốn bức tường giam chật hẹp không ngăn được cảm xúc mênh mông. Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do khôn cùng của mình. Thoảng đâu đây lời thì thầm tâm sự: “Trăng ơi, trăng có hiểu cho lòng ta yêu trăng đến độ nào?”. Sự thổ lộ, giãi bày chân thành tự trong sâu thẳm hồn người đã được trăng cảm động và chia sẻ. Ánh trăng lung linh bỗng chốc sống động, linh hoạt hẳn lên: “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Trước sự hiện diện của trăng đẹp. Cái hiện thực tối tăm, u ám của nhà tù dường như bị xóa tan, nhường chỗ cho mối giao hòa thiêng liêng giữa nhà thơ tự do và thiên nhiên vĩnh cửu. Bác hướng cái nhìn vào ánh trăng sáng trong đêm lao ngục cũng như bao lần khác, trong hoàn cảnh sống gian nan. Người luôn hướng tới cái đẹp của cuộc đời.
Suốt bài thơ, không một âm thanh, một tiếng động nào dù là nhỏ. Sự im lặng tuyệt đối ấy tôn lên cái sâu thẳm của hồn người, hồn tạo vật. Người ngắm trăng, trăng ngắm người trong lặng lẽ. Không nói mà nói bao điều. Giữa bao điều bài thơ trăng, bài “Ngắm trăng” của nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh mang vẻ đẹp giản dị mà khác lạ.
Bốn câu, hai mươi tám chữ, ngắn gọn là vậy mà hàm chứa tuyệt vời sâu sắc về đạo đức, phẩm giá và phong cách của một con người chân chính.