04/06/2017, 22:51
Cảm nhận về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên.
Vũ Đình Liên (1913 - 1996) là nhà giáo từng viết văn và làm thơ. Ông nổi tiếng trong phong trào “Thơ mới” với bài “Ông đồ” viết theo thể ngũ ngôn trường thiên gồm 20 câu thơ. Đây là bài thơ thuộc loại thi phẩm “từ cạn” mà “tứ sâu” biểu lộ một hồn thơ nhân hậu, giàu tình ...
Vũ Đình Liên (1913 - 1996) là nhà giáo từng viết văn và làm thơ. Ông nổi tiếng trong phong trào “Thơ mới” với bài “Ông đồ” viết theo thể ngũ ngôn trường thiên gồm 20 câu thơ.
Đây là bài thơ thuộc loại thi phẩm “từ cạn” mà “tứ sâu” biểu lộ một hồn thơ nhân hậu, giàu tình thương người và mang niềm hoài cổ bâng khuâng. Ông đồ là những nhà nho không đỗ đạt cao để đi làm quan, mà chỉ ngồi dạy học “chữ nghĩa Thánh hiền”. Ông đồ được nhà thơ nói đến là nhà nho tài hoa. Ông xuất hiện vào độ “hoa đào nở”... “bên phố đông người qua”. Ông có những tháng ngày đẹp, những kỉ niệm đẹp:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.
Hoa đào nở tươi đẹp. Giấy đỏ đẹp, mực Tàu đen nhánh. Nét chữ bay lượn tài hoa. Còn gì vui sướng hơn:
“Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài”.
Thời thế đã đổi thay. Hán học lụi tàn trong xã hội thực dân nửa phong kiến: “Thôi có ra gì cái chữ Nho - Ông Nghè, ông Cống củng nằm co...” (Tú Xương). Ông đồ già là một khách tài tử sinh bất phùng thời. Xưa “phố đông người qua”, nay “mỗi năm mỗi vắng”. Xưa kia “bao nhiêu người thuê viết”, bây giờ “người thuê viết nay đâu?”. Một câu hỏi cất lên nhiều ngơ ngác, cảm thương. Nỗi sầu tủi từ ông đồ như làm cho mực khô và đọng lại trong “nghiên sầu”, như làm cho giây đỏ nhạt nhòa “buồn không thắm”. Giấy đỏ nghiên mực được nhân hóa, thấm bao nỗi buồn tê tái của nhân tình thê sự:
“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...”.
Cảnh vật buồn, lòng người buồn. Vũ Đình Liên đã xuất thần viết nên hai câu thơ tuyệt bút lay động bao nhiêu thương cảm trong lòng người.
Nỗi buồn từ lòng người thấm sâu, tỏa rộng vào không gian cảnh vật. Dưới trời mưa bụi, “ông đồ vẫn ngồi đấy” như bất động, lẻ loi và cô đơn: “Qua đường không ai hay”. Cái vàng của lá, cái nhạt nhòa của giấy, của mưa bụi đầy trời và cơn mưa trong lòng người. Một nỗi buồn lê thê:
“Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”.
Thơ tả ít mà gợi nhiều. Cảnh vật tàn tạ mênh mang. Lòng người buồn thương thấm thìa. Khép lại bài thơ là một câu hỏi diễn tả nỗi trống vắng, thương tiếc, xót xa. Hoa đào lại nở. Ông đồ già đi đâu về đâu...
“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”.
Thương ông đồ cũng là thương lớp người đã vĩnh viễn lùi vào quá khứ. Thương ông đồ cũng là xót thương một nền văn hóa lụi tàn dưới ách thống trị của ngoại bang. Sự đồng cảm xót thương của Vũ Đinh Liên đối với ông đồ đã trang trải và thấm sâu vào từng câu thơ, vần thơ. Thủ pháp tương phản, kết hợp với nhân hóa, ẩn dụ, đã tạo nên nhiều hình ảnh gợi cảm, thể hiện một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, đậm đà.
Bài thơ “Ông đồ” chứa chan tinh thần nhân đạo “theo đuổi nghề văn mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ. Nghĩa là đủ lưu danh với người đời” (Hoài Thanh). Đó là lời tốt đẹp nhất, trân trọng nhất mà tác giả “Thi nhân Việt Nam” đã dành cho Vũ Đình Liên và bài thơ kiệt tác “Ông đồ”.
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.
Hoa đào nở tươi đẹp. Giấy đỏ đẹp, mực Tàu đen nhánh. Nét chữ bay lượn tài hoa. Còn gì vui sướng hơn:
“Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài”.
Thời thế đã đổi thay. Hán học lụi tàn trong xã hội thực dân nửa phong kiến: “Thôi có ra gì cái chữ Nho - Ông Nghè, ông Cống củng nằm co...” (Tú Xương). Ông đồ già là một khách tài tử sinh bất phùng thời. Xưa “phố đông người qua”, nay “mỗi năm mỗi vắng”. Xưa kia “bao nhiêu người thuê viết”, bây giờ “người thuê viết nay đâu?”. Một câu hỏi cất lên nhiều ngơ ngác, cảm thương. Nỗi sầu tủi từ ông đồ như làm cho mực khô và đọng lại trong “nghiên sầu”, như làm cho giây đỏ nhạt nhòa “buồn không thắm”. Giấy đỏ nghiên mực được nhân hóa, thấm bao nỗi buồn tê tái của nhân tình thê sự:
“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...”.
Nỗi buồn từ lòng người thấm sâu, tỏa rộng vào không gian cảnh vật. Dưới trời mưa bụi, “ông đồ vẫn ngồi đấy” như bất động, lẻ loi và cô đơn: “Qua đường không ai hay”. Cái vàng của lá, cái nhạt nhòa của giấy, của mưa bụi đầy trời và cơn mưa trong lòng người. Một nỗi buồn lê thê:
“Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”.
Thơ tả ít mà gợi nhiều. Cảnh vật tàn tạ mênh mang. Lòng người buồn thương thấm thìa. Khép lại bài thơ là một câu hỏi diễn tả nỗi trống vắng, thương tiếc, xót xa. Hoa đào lại nở. Ông đồ già đi đâu về đâu...
“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”.
Thương ông đồ cũng là thương lớp người đã vĩnh viễn lùi vào quá khứ. Thương ông đồ cũng là xót thương một nền văn hóa lụi tàn dưới ách thống trị của ngoại bang. Sự đồng cảm xót thương của Vũ Đinh Liên đối với ông đồ đã trang trải và thấm sâu vào từng câu thơ, vần thơ. Thủ pháp tương phản, kết hợp với nhân hóa, ẩn dụ, đã tạo nên nhiều hình ảnh gợi cảm, thể hiện một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, đậm đà.
Bài thơ “Ông đồ” chứa chan tinh thần nhân đạo “theo đuổi nghề văn mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ. Nghĩa là đủ lưu danh với người đời” (Hoài Thanh). Đó là lời tốt đẹp nhất, trân trọng nhất mà tác giả “Thi nhân Việt Nam” đã dành cho Vũ Đình Liên và bài thơ kiệt tác “Ông đồ”.