01/06/2017, 11:30

Phân tích bài thơ Đọc tiểu thanh kí của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích bài thơ Đọc tiểu thanh kí của Nguyễn Du Bài làm I - NHỮNG KIẾN THỨC BỘ TRỞ 1. Về tác giả và thời điểm tác phẩm ra đời Nguyễn Du (1765 - 1820) là đại thi hào dân tộc. Toàn bộ sáng tác của ông đều chan chứa tình yêu thương đối với con người, nhất là người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. ...

Đề bài: Phân tích bài thơ Đọc tiểu thanh kí của Nguyễn Du Bài làm I - NHỮNG KIẾN THỨC BỘ TRỞ 1. Về tác giả và thời điểm tác phẩm ra đời Nguyễn Du (1765 - 1820) là đại thi hào dân tộc. Toàn bộ sáng tác của ông đều chan chứa tình yêu thương đối với con người, nhất là người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. Nguyễn Du đã từng đi sứ Trung Quốc (trong khoảng thời gian hai năm 1813 - 1814). về thời điểm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ, hiện nay ý kiến của giới nghiên cíai vẫn chưa thống ...

Đề bài:

Bài làm 

I - NHỮNG KIẾN THỨC BỘ TRỞ

1. Về tác giả và thời điểm tác phẩm ra đời

Nguyễn Du (1765 - 1820) là đại thi hào dân tộc. Toàn bộ sáng tác của ông đều chan chứa tình yêu thương đối với con người, nhất là người phụ nữ tài hoa bạc mệnh.

Nguyễn Du đã từng đi sứ Trung Quốc (trong khoảng thời gian hai năm 1813 - 1814). về thời điểm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ, hiện nay ý kiến của giới nghiên cíai vẫn chưa thống nhất. Nguyễn Du viết bài thơ này trước hay sau khi đi sứ Trung Quốc ? Nguyễn Du có thật sự qua Hàng Châu, đứng trước cảnh Tây Hồ, trước mộ nàng Tiểu Thanh hay chỉ có cảm hứng từ việc đọc sách viết về thân thế nàng rồi sáng tác ? Hiện nay vẫn chưa có căn cứ để trả lời các câu hỏi này.

Tiểu Thanh là ai, đây có phải là một nhân vật có thực hay không ? Những câu hỏi này cũng có các cách trả lời khác nhau. Chỉ biết một người con gái tên gọi Tiểu Thanh (Phùng Tiểu Thanh) là nhân vật chính của một tác phẩm tên gọi Tiểu Thanh truyện ra đời cuối đời Minh, sau đó tiếp tục được nhắc đến trong một số sáng tác ở đời Minh - Thanh. Nội dung chính của Tiểu Thanh truyện đã được tóm lược trong phần Tiểu dẫn ở SGK Ngữ văn 10, tập một, tr. 131.

Nguyễn Du thuộc số những nhà thơ trung đại viết nhiều về các nhân vật văn hoá, chính trị Trung Quốc nhưng khác với hầu hết các nhà thơ ấy là ông không xuất phát từ quan điểm vịnh sử để nhìn các nhân vật. Thông thường, các nhà nho xưa vịnh sử là nhân một nét tính cách, một sự việc, một tình tiết nào đó trong cuộc đời nhân vật lịch sử để phát biểu quan điểm đạo đức, chính trị của bản thân, để khen hay chê trên quan điểm bình giá đạo đức. Còn Nguyễn Du viết về họ để bộc lộ suy nghĩ cảm xúc về số phận của bản thân, về những vấn đề của xã hội và con người. Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc viết : “Những bài thơ viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Du không giống với thứ thơ vịnh sử thường thấy trong lịch sử văn học Việt Nam. Thơ vịnh sử nói chung là thứ thơ nhằm mục đích giáo huấn về đạo đức, nên thường khô khan và đạo mạo. Chúng tôi không gọi thơ Nguyễn Du là thơ vịnh sử mà là thơ viết về đề tài lịch sử, bởi những bài thơ của ông viết về lịch sử tràn đầy cảm xúc, và cách nhìn nhận của ông không phải chỉ thuần tuý xuất phát từ quan điểm đạo đức, mà chủ yếu từ những thể nghiệm trong cuộc sống, từ một tình thuơng, một chủ nghĩa nhân đạo cao cả của nhà tho'’ (Văn học Việt Nam nửa cuối thế ki XVIII- hết thế kỉ XIX, NXB Giáo dục, 1999).

2. Tri thức văn hoá

Nguyễn Du quan tâm một cách hệ thống đến đề tài phụ nử. Đây là nét đặc sắc của sáng tác Nguyễn Du so với sáng tác của nhiều nhà nho thời trung đại. Trong các sáng tác của mình, kể cả những bài thơ chữ Hán và chữ Nôm, những nguôi phụ nữ có tài, nhan sắc nhung có thân phận khổ đau được ông dành cho sự đồng cảm sâu sắc. Cùng với Tiểu Thanh, đó là Dương Quý Phi, là nàng Đạm Tiên, là Thuý Kiều, là người phụ nữ gảy đàn ở thành Thăng Long, là những người kĩ nữ "Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa". Nhưng đề tài người phụ nữ lại nằm trong một phạm vi quan tâm rộng hơn, đó là vấn đề thân phận của những người tài năng nói chung. Nguyễn Du viết về Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Giả Nghị, những nhân vật có tài mà bất hạnh trong lịch sử. Chẳng hạn về Giả Nghị, Nguyễn Du viết Thiên giáng kì tài  vô dụng xứ (Trời cấp cho tài năng kì lạ mà không có chỗ dùng). Với Đỗ Phủ, một nhà thơ nổi tiếng thời Đường, ông viết Nhất cùng chí thủ khởi công thi (Một đời ông cùng khổ như thế há phải vì tài thơ).

Như vậy, Nguyễn Du đã có nhiều điểm khác so vói các tác giả văn học khác thời trung đại. Bởi văn thơ của các tác giả trung đại thường quan tâm đến cuộc sống của người dân về phương diện vật chất, đặc biệt là nạn nghèo đói. Nguyễn Du một mặt vẫn tiếp tục truyền thống này (thể hiện rõ nhất trong bài thơ Sở kiến hành viết về bốn mẹ con người ăn xin), mặt khác, ông bắt đầu quan tâm đến con người về phương diện tinh thần, nói chính xác hơn là con người với tư cách là chủ nhân của những giá trị tinh thần như thi ca, âm nhạc,... Chia sẻ thân phận bất hạnh của họ (và,nói chung ông coi mình thuộc số họ), Nguyễn Du thực chất đã đòi hỏi xã hội phải biết trân trọng tài năng, trân trọng những người làm ra các giá trị văn hoá tinh thần. Đó là điều cần nắm vững qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí.

3. Tri thức về thể loại

Đây là bài thơ Đường luật, nên cũng được tổ chức theo công thức chung là cảnh và sự gợi nên tình. Hai câu thơ đầu tả cảnh và kể sự, sáu câu tiếp theo dành cho suy tư, cảm xúc.

Tuy vẫn được tổ chức theo cấu trúc cảnh, sự và tình, song lại có đặc điểm riêng. Nếu so sánh với bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi đã được học, dễ thấy có sự khác nhau căn bản trong tỉ lệ giữa các câu thơ dành cho cảnh và sự so với phần dành cho tình. Nếu ở bài thơ Cảnh ngày hè, số lượng câu thơ tả cảnh có tỉ lệ áp đảo (6/2) thì ở bài Đọc Tiểu Thanh kí, số câu thơ dành cho cảnh rất ít so với các câu thơ dành cho tình (2/6). Lấy điểm gọi hứng từ thân phận nàng Tiểu Thanh, tác giả đã dành phần lớn bài thơ cho các suy tư về thân phận của người có tài năng, liên hệ với thân phận của chính mình. Nói cách khác, bài thơ này bao gồm suy tư, gửi gắm tâm sự về thân phận của bản thân tác giả.

II - PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

1. Đặc điểm về nội dung

Nhà thơ thể hiện chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc qua sự bày tỏ thái độ đồng cảm với người con gái tài hoa nhưng bất hạnh. Tác giả không đứng bên ngoài hay bên trên nhìn vào, nhìn xuống thân phận của đối tượng để cảm thông, thương xót, mà gắn kết số phận của bản thân với tính cách là người cũng có nỗi đau khổ vì tài văn chương (Phong vận kì oan ngã tự cư). Như vậy, bài thơ này còn thuộc loại thơ gửi gắm tâm sự. Nhà thơ nhìn thấy có sự tương đồng rõ rệt về thân phận của những người tài năng văn chương mà bất hạnh như Tiểu Thanh và bản thân mình.

a) Những khái niệm cần chú ý

Bản dịch thơ đã cố gắng diễn đạt nội dung của nguyên tác nhưng không thể truyền đạt đầy đủ tinh thần của bài thơ bằng chữ Hán. Do đó, cần nắm vững một số từ ngữ chữ Hán trong bài thơ này, như : "vô mệnh", "thiên nan vấn", "phong vận".

- “Vô mệnh” (không có số mệnh) trong câu thơ thứ tư (nguyên tác): Ý nói tự thân văn chương không biết đến số mệnh, chỉ con người mới có số mệnh. Thế nhưng điều vô lí là văn chương cũng bị đem đốt cháy dở dang.

- “Thiên nan vấn” (khó mà hỏi trời được) trong câu thơ thứ năm (nguyên tác) : Người xưa hay kêu trời, hỏi trời mỗi khi có điều gì uất ức, đau đớn (Ví dụ : Truyện Kiều có câu "Trời làm chi cực bấy trời"). Khi nhà thơ viết "Cổ kim hận sự thiên nan vấn" (Những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được), tức là những mối hận đó quá lớn, trời cũng không giải đáp được. Câu thơ thể hiện sự đau đớn, phẫn uất cao độ trước một thực tế vô lí: người có tài lại bất hạnh.

- “Phong vận” (chỉ văn chương). Cả câu thơ thứ sáu có thể hiểu là Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì có tài văn chưong (Bản dịch trong SGK có mấy chữ cuối là vì nết phong nhã cũng đồng nghĩa).

b) Hình tượng tác giả

Có hai dấu hiệu cho thấy "cái tôi" trử tình trong bài thơ thể hiện rất rõ. Trước hết đó là sự xuất hiện của đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “ngã” (ta, tôi) trong câu thơ thứ sáu. Sau nữa là việc tác giả nêu tên chữ Tố Như. Nhưng đây mới chỉ là hai dấu hiệu hình thức. Điều đáng chú ý là nội dung các cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ cho thấy tác giả trọng tình cảm.

Câu thơ đầu phác hoạ không gian điêu tàn của Tây Hồ, tạo nền cảnh cho tư thế trầm ngâm, suy tưởng của "cái tôi" tác giả trong câu thứ hai. Một dáng vẻ trầm tư trước một tập giấy kể thân thế, tâm sự của nàng Tiểu Thanh. Giữa hai người, tác giả. và nhân vật Tiểu Thanh, không có sự liên hệ về xứ sở, về thời đại (sinh không cùng thời, ở không cùng xứ), vậy điều gì đã dấy nên sự đồng cảm của tác giả ? Những câu thơ tiếp theo từng bước trả lời cho câu hỏi này. số phận bất hạnh của một người con gái có tài văn chương đã dấy nên trong ông sự đồng cảm sâu sắc.

Nhưng suy tư của tác giả không dừng lại ở chỗ than thở cho Tiểu Thanh. Nhà thơ mở rộng suy nghĩ về sự vô lí mà ngưòi tài năng văn chương phải gánh chịu, vì ông tự xem mình cũng là người có tài văn chương. Một mối đồng cảm, một sự tiên liệu cho thân phận chính bản thân mình đã bùng lên không ngăn cản được. Chữ “khấp” (khóc) mà Nguyễn Du dùng ở câu cuối cùng rất tinh tế. Nó thừa tiếp và cụ thể hoá chữ “điếu” (viếng) ở câu thơ thứ hai. Nhà thơ viết về Tiểu Thanh không chỉ bằng câu chữ mà bằng cả tấm lòng thương người, thương thân sâu sắc. ông không viếng đơn thuần mà là khóc thương cho Tiểu Thanh. Ông băn khoăn không biết hậu thế ai là người sẽ khóc ông, nghĩa là bây giờ đây ông đang khóc nàng Tiểu Thanh. Tác giả không lạnh lùng kìm nén mà để bật ra tiếng khóc - dấu hiệu mãnh liệt nhất của tình cảm. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc mãnh liệt là nét chung trong sáng tác của Nguyễn Du, cả trong thơ chữ Hán lẫn trong Truyện Kiều.

Không đợi đến hơn ba trăm năm, ngày hôm nay chúng ta đã phần nào hiểu được tâm sự của Nguyễn Du, hiểu được tấm lòng thương người cao cả, vô bờ bến của ông, nâng niu di sản tinh thần quý báu mà ông để lại, đã lau dòng lệ nhân tình cho Tố Như. Tố Như thuộc về nhân dân, thuộc về nhân loại.

Hỡi người xưa của ta nay 

Khúc vui xin lại so dây cùng Người !

(Tố Hữu, Kính gửi Cụ Nguyễn Du)

2. Đặc điểm về nghệ thuật

a) Kết cấu của bài thơ

Câu thơ mở đầu tả cảnh:

         Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,

         (Vườn hoa bên Tây Hồ đã thành bãi hoang rồi,)

Để tả cảnh như thế, nhà thơ có thể thực tế đã đến Tây Hồ mà cũng có thể cảm khái sau khi đọc những trang sách viết về cô Phùng Tiểu Thanh đã từng sống cô đơn và chết trên Cô Sơn, cạnh Tây Hồ. Cảnh này sẽ gợi xúc cảm mạnh vì có tính chất hoài cổ : Cảnh đã thay đổi, người ở đâu ?

Câu thơ thứ hai:

         Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.

         (Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ.)

đã chuyển sang sự (sự việc) : tác giả ngồi trước cửa sổ đọc tập sách viết về Tiểu Thanh như là hành động viếng nàng.

Cảm xúc, suy nghĩ (gọi chung là tình) được triển khai trong các câu thơ tiếp theo đó.

Các câu 3 và 4 (thực) dành cho những cảm xúc, suy nghĩ về thân phận của nàng Tiểu Thanh tài hoa mà bạc mệnh:

         Chi phấn hữu thần liên tủ hậu,

         Văn chương vô mệnh luỵ phần dư.

         (Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết,

         Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở.) 

Son phấn ở đây chỉ nhằm nói đến Tiểu Thanh, son phấn để chỉ người phụ nữ bởi nó là một vật trang điểm khiến cho nhan sắc của những người phụ nữ thêm phần lộng lẫy và xinh đẹp hơn. Tác giả như cảm nhận thấy được cái thần thái của người con gái ấy vẫn còn đâu đây mặc dù bị chôn đi nhưng mà nỗi hận vẫn còn. Chính nhà thơ dùng tâm hồn đồng điệu của mình để cảm nhận được điều đó. Và chính cái chết ấy đã mang đi sự nghiệp văn chương của cô. Vốn dĩ nó còn được phát triển nữa nhưng thật sự không thể được vì cái người làm ra nó vì xinh đẹp mà bị giết hại. Có thể nói nhan sắc kia đã làm cho văn chương bị liên lụy. Thế nhưng những tác phẩm văn chương của nàng tiểu Thanh ấy dù bị đốt đi nhưng hãy còn vương. Văn chương đâu có mệnh có linh hồn vậy mà ở đây lại có. Tất cả để nói lên rằng linh hồn của tiểu Thanh.

Suy nghĩ cứ mở rộng hơn, từ Tiểu Thanh nhà thơ liên hệ sang bản thán (hai câu luận : 5 và 6) để cho thấy tính chất phổ biến của thân phận những người tài năng:

         Cổ kim hận sự thiên nan vấn,

         Phồng vận kì oan ngã tự cư.

         (Những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được,

Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã.)

Nỗi hận của nàng Tiểu Thanh là một nỗi hận kim cổ, câu thơ chứa đựng biết bao nhiêu tuyệt vọng. Không những thế Nguyên Du đã nâng nỗi hận của Tiểu Thanh thành nỗi hận của đời này truyền sang đời khác. Cái chết oan ức của Tiểu Thanh không thể hết oan ức được. Phong vận ở câu thơ thứ sáu không có nghĩa là sự phong lưu về vật chất mà là sự phong lưu về tinh thần, Nói cách khác là chỉ cái tâm, cái tài của những kẻ tài hoa.

Hai câu thơ cuối cùng (kết):

         Bất tri tam bách dư niên hậu,

         Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ?

         (Không biết hơn ba trăm năm sau,

         Thiên hạ ai người khóc Tố Như ?)

Như một tiếng khóc đầy đau đớn, uất hận cho số phận bản thân. Mộng Liên Đường chủ nhân từng có lời bình luận Truyện Kiều: “Thuý Kiều khóc Đạm Tiên, Tố Như tử làm Truyện Thuý Kiều, việc tuy khác nhau mà lòng thì là một, người đời sau thương người đời nay, người đòi nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình thật là một cái thông luỵ của bọn tài tử khắp trong gầm trời và suốt cả xưa nay vậy”. Có thể mượn mô hình diễn đạt này mà nói về việc Nguyễn Du khóc Tiểu Thanh và việc Nguyễn Du viết Truyện Kiều.

Như vậy, xét về kết cấu, bài thơ có các tầng bậc khác nhau. Các phần đề, thực, luận, kết đảm nhiệm những chức năng khác nhau, theo trật tự tăng tiến, từ một trường họp cụ thể đi đến tư tưởng khái quát về thân phận chung của những người tài sắc. Khái quát đó được thực hiện một cách tự nhiên, không gượng ép nên có sức thuyết phục. Nguyễn Du đã nêu vấn đề về thân phận của những người làm ra các giá trị văn học nghệ thuật, trong đó có Tiểu Thanh, Thuý Kiều và chính ông, cũng tức là nói đến sự gửi gắm tâm sự qua những nhân vật mà ông đồng cảm.

b) Ngôn ngữ

Với HS lớp 10, không nhất thiết phải hiểu thật thấu đáo chữ Hán mà chỉ cần so sánh với bản dịch để nắm phần nào nghĩa của các câu thơ. SGK có dẫn hai bản dịch thơ của Quách Tấn và Vũ Hoàng Chương để thấy rằng một bài thơ chữ Hán có thể được hiểu và dịch không hoàn toàn như nhau. 

0