01/06/2017, 11:29

Giải thích câu tục ngữ Học, học nữa, học mãi của Mác Lê-Nin

Đề bài: Giải thích câu tục ngữ Học, học nữa, học mãi của Mác Lê-Nin. Tham khảo bài làm của bạn Đặng Thị Mỹ Hạnh lớp 7A - Trường THCS Đào Mỹ Rằng ai cũng biết, việc học là việc rất quan trọng và nó quyết định cuộc đời của mỗi con người chúng ta, đó là một con đường gian khổ và khó khăn nhất để dẫn ...

Đề bài: Giải thích câu tục ngữ Học, học nữa, học mãi của Mác Lê-Nin. Tham khảo bài làm của bạn Đặng Thị Mỹ Hạnh lớp 7A - Trường THCS Đào Mỹ Rằng ai cũng biết, việc học là việc rất quan trọng và nó quyết định cuộc đời của mỗi con người chúng ta, đó là một con đường gian khổ và khó khăn nhất để dẫn đến thành công. Học không phải ngày một ngày hai mà vội vàng được, học là học suốt đời, cũng giống như Lê-Nin đã từng nói: “ Học, học nữa, học mãi.” Học hành là con ...

Đề bài: .

Tham khảo bài làm của bạn Đặng Thị Mỹ Hạnh lớp 7A - Trường THCS Đào Mỹ

Rằng ai cũng biết, việc học là việc rất quan trọng và nó quyết định cuộc đời của mỗi con người chúng ta, đó là một con đường gian khổ và khó khăn nhất để dẫn đến thành công. Học không phải ngày một ngày hai mà vội vàng được, học là học suốt đời, cũng giống như Lê-Nin đã từng nói: “ Học, học nữa, học mãi.”

hoc hoc nua hoc mai

Học hành là con đường nhanh nhất dẫn đến thành công

Theo thời gian, câu nói đó vẫn giữ nguyên giá trị và cũng đã khiến cho con người hiểu được phần nào. Phải khẳng định rằng không có con đường nào mà luôn trải đầy hoa hồng. Học là một cách trau dồi kiến thức để chúng ta biết được những gì diễn ra trong xã hội đời thường, những gì ông cha đã đã nghiên cứu và gây dựng nên . Mọi người ai cũng biết, nguồn kiến thức là vô tận, nó không bao giờ có giới hạn vậy hằng ngày , khi chúng ta cắp sách tới trường học thì đó chính là những bước khởi đầu để đi đến con đường học vấn. Thử so sánh, học như một cánh cửa kì diệu nhưng không có chiếc chìa khóa nào để mở nó ra, vậy chúng ta học đó cũng là chúng ta đang dần dần chế tạo ra chiếc “ chìa khóa” đó và khám phá mọi điều ở bên trong cánh cửa, đó là kiến thức và sự thành công. Giống như một câu truyện mà tôi đã từng học về cuộc nói chuyện của nhà bác học Đác-Uyn và cậu con trai của ông, khi đó ông đã nói:"Bác học không có nghĩa là ngừng học”.Hay như ông Đoàn Tử Quang - một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị: “ Học mãi ”. Có rất nhiều bạn học tốt, nhưng chỉ vì chủ quan rằng học như thế thì đã đủ,đã hơn rất nhiều người rồi nên không cần học thêm nữa, đó là một suy nghĩ tiêu cực, có khi nó sẽ khiến việc học trở nên sa sút. 

 “ Bể học mênh mông tựa đất trời

Khuyên con gắng học chớ ham chơi”

Vâng, “ bể học’’ đó mênh mông rộng lớn, chưa một ai đá chinh phục được “ bể học “ đó, cho dù con người có đã thành công, đã có sự hiểu biết cao đến máy nhưng họ vẫn đều phải tiếp tục học và đó là “ Học nữa, học mãi”. Trong thời đại hiện đại như ngày nay, đã có rất nhiều công cụ, thiết bị điện tử được ra đời, đó là kết quả, là những gì mà học hỏi đã tạo nên. Thử hỏi tại sao thời xưa, thời của ông cha ta có rất nhiều người tài giỏi và họ đã khám phá ra biết bao nhiều điều, còn bây giờ: “nhân tài như lá mùa thu” , không phải bây giờ không có người tài giỏi nhưng rất hiếm, bởi vì họ không biết “ Học nữa”. Vậy giá trị của sự “ Học nữa, học mãi “ đã vậy, cứ mỗi giờ trôi qua, mỗi ngày trôi qua thì lượng kiến thức lại càng nhiều, do đó chúng ta cần phải luôn luôn học hỏi. 

Câu nói của Lê-Nin : “Học, học nữa, học mãi ’’- một câu nói hay và ẩn chứa rất nhiều lời khuyên  ý nghĩa và rất thấm thía, vậy chúng ta hãy cố gắng học và tiếp tục học học cho đúng, học, học nữa học mãi , chúng ta là những thành phần của xã hội vậy hãy là  những con người có ích, hãy chính là tâm điểm sáng suốt trong mọi thời đại.

0