Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của đại thi hào Nguyễn Du
Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của đại thi hào Nguyễn Du Bài làm Nhà văn nhà thơ luôn lấy cảm hứng từ thiên nhiên, những cảnh đẹp say đắm lòng người, lấy cảm hứng từ cuộc sống, những góc khuất trong xã hội, nhưng đối với Nguyễn Du thì khác hình ảnh người con gái ...
Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của đại thi hào Nguyễn Du
Bài làm
Nhà văn nhà thơ luôn lấy cảm hứng từ thiên nhiên, những cảnh đẹp say đắm lòng người, lấy cảm hứng từ cuộc sống, những góc khuất trong xã hội, nhưng đối với Nguyễn Du thì khác hình ảnh người con gái đã đem lại cho ông nguồn cảm hứng vô tận để cho ra đời tác phẩm Độc Tiểu Thanh Kí, tác phẩm hay nhất của ông in trong tập Thanh hiên thi tập, tác phẩm kể về hình ảnh người con gái hồng nhan bạc phận, qua đó ông dùng sự uyển chuyển, hoa mĩ của câu thơ để bày tỏ lòng thương xót đối với người con gái đó.
Nguồn cảm hứng đó Nguyễn Du chẳng biết là ngẫu nhiên hay định mệnh sắp đặt, từ một người con gái vì gia cảnh nghèo khó nên nàng được gả vào một gia đình giàu có để làm lẽ và kiếp làm lẽ của nàng chẳng mấy hạnh phúc khi bên cạnh nàng là cô vợ cả ghen tuông, vô lí, cô vợ đẩy nàng vào cuộc sống tách biệt trên núi Côn Sơn, thời gian cuộc sống đã cho ra đời vô vàn những tác phẩm do chính người con gái đó viết, rồi vì quá cô đơn, buồn bã nên nàng đã chết trong lúc còn rất trẻ, những sáng tác của nàng bị người vợ cả đem đốt gần hết, còn sót lại một số tác phẩm, và những tác phẩm đó đậu bến nơi Nguyễn Du, từ đây tình thương của con người với con người đặc biệt là người con gái phải chịu số phận xót xa ông đã cho ra đời những câu thơ lắng đọng vô cùng.
Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn
Câu chuyện xưa hiện lên từ khung cảnh cho đến nét ảm đạm trong chính khung cảnh đó được nhà thơ đưa vào ngắn gọn trong một câu thơ, Tây Hồ nơi mà nàng đã sống, nơi đã chôn vùi cảm xúc của người con gái còn lứa tuổi mộng mơ, người con gái đáng lẽ ra phải được sống một cuộc sống tràn đầy tình yêu, tự do bay nhảy tung tăng giữa đất trời, làm những công việc vì bản thân vì xã hội thì nay ngược lại hoàn toàn, người con gái bạc mệnh phải chôn vùi tất cả mọi thứ kể cả mạng sống của mình trên mảnh đất đó. Tây Hồ là nơi có cảnh đẹp say mê lòng người, cảnh đẹp đi vào nhiều bài thơ ca nhưng nay lại hóa gò hoang, một khung cảnh heo hút hiện ra bởi chính người con gái để lại tuổi thanh xuẩn của mình trên mảnh đất đó. Trong quãng thời gian cô đơn giữa đất trời nàng chỉ biết dùng những vần thơ để bày tỏ cảm xúc của mình, lâng lâng trong lồng ngực với biết bao nỗi niềm gửi vào mảnh giấy tàn bên khung cửa sổ, một số phần bị chà đạp như bao cô gái khác trong một xã hội phong kiến thời bấy giờ. Mảnh giấy còn lưu lại linh hồn người con gái đó cho tới tận bây giờ
Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương
Người con gái đã mất nhưng những gì mà cô để lại còn vương vấn cho tới tận ngày nay, hình ảnh son phấn vật dụng không bao giờ dời xa những người con gái biết làm đẹp cho chính bản thân mình được hiện lên nghe thật xót xa, dù người con gái đó có xinh đẹp tới đâu cũng không tránh khỏi số kiếp đã định khi sống trong xã hội ngày đó, một xã hội chà đạp vùi dập lên thân phận người phụ nữ chân yêu tay mềm. Những thứ cô để lại nhìn thấy được là những tờ văn chương nay chỉ còn dang dở, và những thứ không thể cầm nắm mà chỉ có thể cảm nhận đó là số phận của cô, hai hình ảnh tuy khác nhau nhưng lại có sự liên kết bền chặt vô cùng, sự tồn tại từ rất lâu cho tới tận ngày nay. Không chỉ dừng ở đó tác giả còn bày tỏ lòng tiếc thương tài năng của người con gái
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang
Nỗi oan của nàng tiểu Thanh không chỉ mình cô gánh chịu mà những người tài sống trong thời đại của cô đều không thể tránh khỏi, điều này càng làm cho câu thơ mang một nỗi niềm tuyệt vọng, ai oán nặng nè. Người phụ nữ tài hoa từ xưa đến nay dường như đã mang trong mình một số kiếp nghiệt ngã mà không thể tách ra được hay chính xã hội không coi trọng người con gái đã đẩy họ vào những chua cay đó. Cuối cùng tác giả tự đặt câu hỏi cho bản thân mình để tất cả cùng được trả lời
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
Một câu hỏi ngậm ngùi chứa đầy nước mắt bên trong, một câu hỏi về nàng tiểu Thanh cách xa 300 năm vẫn khiến người đời nhớ thương, đồng cảm thay rồi lại tự hóa thân mình vào người con gái đấy để xem bản thân ông có được như thế hay không, có còn được người đời biết đến, có còn trường tồn với thời gian hay sẽ hóa thành cát bụi trở về với cõi thiên thu, câu hỏi nghe đơn giản nhưng lại khiến người đọc suy ngẫm, day dứt vô cùng.
Bài thơ là một kiệt tác mà Nguyễn Du đã để lại cho đời, một bài thơ lưu giữ tấm lòng chân thành giữa con người với con người, đâu phải ai cũng có thể thấu hiểu được như ông, và nếu có thấu hiểu cũng đâu thể đưa ra những vần thơ hào nhoáng, sâu lắng đến vậy. Bài thơ thể hiện tấm lòng, tình cảm vượt mọi rào cản ranh giới để hòa vào cùng cảm nhận.