Giải thích nhận định: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới
Giải thích nhận định: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới Bài làm Ngày nay khi công nghệ lên ngôi, mọi thứ dần trở nên đơn giản hơn bao giờ hết, nguồn thông tin có ở khắp mọi nơi cũng phần nào khiến con người bị lệ ...
Giải thích nhận định: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới
Bài làm
Ngày nay khi công nghệ lên ngôi, mọi thứ dần trở nên đơn giản hơn bao giờ hết, nguồn thông tin có ở khắp mọi nơi cũng phần nào khiến con người bị lệ thuộc vào đó, google như một công lưu trữ tất cả mọi thứ gần như là đầy đủ trên thế giới này cũng chính vì thế làm con người trở nên thụ động, dù rằng như thế nhưng sách vẫn đóng một vai trò rất quan trọng, đó là nguồn tri thức vô tận của nhận loại, sách đưa con người tới tri thức một cách chậm mà chắc, đó là điều mà không có bất kì một phương tiện thông tin nào có thể làm được. Và từ đây câu nói “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới” ra đời.
Thật vậy, sách là kho tàng tri thức khổng lồ với đầy đủ những cuồn sách dày mỏng khác nhau, những cuốn sách với những đề tài đa dạng phong phú phù hợp với từng tính cách, sở thích của mỗi người, sách đưa con người tới tri thức khổng lồ chứa đựng trong đó. Những cuốn sách là tâm tư tình cảm, ngòi bút tài năng mà những tác giả dành tâm huyết của mình, dùng tài năng và kiến thức của minh để biên soạn nên, vì vậy đối với những người yêu thích sách họ sẽ rất chân trọng những cuốn sách mà mình có được, chân trọng đọc một cách tỉ mỉ, giữ gìn từng trang sách không để nhăn rách. Nhiều cuốn sách không phải muốn có là được, có những người dành quãng thời gian lớn của mình chỉ để tìm những cuốn sách mà họ yêu thích cũng không hề tìm được.
Tại sao sách lại mở rộng trước mắt người đọc những chân trời mới, bởi đơn giản đối với những người yêu quý, chân trọng cuốn sách của mình họ sẽ có thể cảm nhận hết những tinh hoa, tri thức chứa đựng trong cuốn sách, chân trời mới nằm ở từng trang sách, đến với những trang sách mới là đến với một chân trời riêng biệt mà tùy vào cách cảm nhận của người đọc chân trời đó sẽ hiện ra, ở đó là sự mới lạ về những thứ mà bản thân người đọc chưa biết, sự liên kết của cuốn sách cuốn hút người đọc đi từ trang này tới trang khác mà không cảm thấy chán nản. Một ví dụ điển hình mà bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy đó là những bải học trên lớp học, trên giảng đường, trên các cuộc họp đều dùng sách, những kiến thức lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác đều qua sách vở chứ không phải một phương tiện nào khác, công nghệ chỉ là công cụ cho việc thực hiện những tri thức mà bản thân lĩnh hội được.
Cuối cùng câu nói muốn hướng người đọc tới vấn đề đọc sách như nào là đúng, đọc sách sao cho hợp lí và lĩnh hội một cách triệt để những gì mà sách đem lại, khi còn trẻ nên đọc sách thật nhiều, những cuốn sách với nội dung đa dạng khác nhau về nhiều mặt, đọc sách để tiếp thu tri thức nhân loại bởi đơn giản điều mà ta biết chỉ là giọt nước nhỏ bé giữa đại dương bao la rộng lớn, đọc sách để trân trọng thế hệ trước. Còn đối với những người đã có tuổi, kinh nghiệm lâu năm tích lũy kiến thức, đối với những người khác thì họ cũng đã là một quyển sách di động nhưng không vì thế mà không cần đọc sách, đọc sách để cập nhập những kiến thức mới thay đổi hằng ngày, để giải trí cho tâm hồn thư giãn và đọc sách để thấy cuộc sống vô cùng ý nghĩa.
Câu nói luôn đúng dù trong hoàn cảnh nào, bởi sách đã tồn tại từ rất lâu đời cho tới tận ngày nay, và chắc chắn sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai. Sách đưa người đọc tới tri thức nhanh, bền, dễ hiểu nhất nên mỗi chúng ta cần dành thời gian chăm chỉ đọc sách, đọc những giá trị mà sách mang lại.