25/05/2017, 00:57

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt – Văn mẫu lớp 9

Đánh giá bài viết Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Phú Thọ Một bếp lửa chập chờn sương sớm, Một bếp lửa ấp iu nồng đượm, Cháu thương bà biết mấy nắng mưa… Chắc hẳn ai đọc lại những câu thơ trên cũng ít nhiều bị khơi gợi lại những kỉ ...

Đánh giá bài viết Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Phú Thọ Một bếp lửa chập chờn sương sớm, Một bếp lửa ấp iu nồng đượm, Cháu thương bà biết mấy nắng mưa… Chắc hẳn ai đọc lại những câu thơ trên cũng ít nhiều bị khơi gợi lại những kỉ niệm thời thơ ấu, về thuở học trò ...

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Phú Thọ

Một bếp lửa chập chờn sương sớm,

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm,

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa…

Chắc hẳn ai đọc lại những câu thơ trên cũng ít nhiều bị khơi gợi lại những kỉ niệm thời thơ ấu, về thuở học trò không thể nào quên. Đó chính là những câu thơ mở đầu trong bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt.

Bài thơ Bếp lứa được viết năm 1963, lúc nhà thơ Bằng Việt đang học năm thứ hai tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Kiev (Ukraina, hồi đó còn thuộc Liên Xô). Nhà thơ Bằng Việt kể lại: “Những năm đầu theo học Luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dậy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lứa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai củ sắn cho cả nhà”. Trong hoàn cảnh đó nhà thơ Bằng Việt đột nhiên nhớ lại thói quen bao nhiêu năm ấy của bà, những kỉ niệm ấu thơ như một cuốn phim cứ lán lần hiện lại, từ những năm nhà còn nhỏ tí, đi tản cư kháng chiến, rồi xa hơn nữa, là thời cả gia đình ông từ Huế đi ra Bắc, chuyến tàu gần như cuối cùng còn chạy trước thời tiêu thổ kháng chiến, đi dọc miền Trung dài dằng dặc. Nhà thơ Bằng Việt thú nhận: “Tôi chẳng nhớ được gì ngoài tiếng hú còi tàu và tiếng chim tu hú kêu khắc khoải. Rồi lại cũng tiếng chim tu hú ấy vẫn kêu suốt những mùa vải chín dọc những triền sông dọc những bờ đê của cả vùng quê tôi, những năm tôi ở cùng bà”. Tất cả những suy nghĩ, nỗi ám ảnh đặc trưng của quê hương trên xứ người đó đã tạo nên cảm hứng cho nhà thơ Bằng Việt viết nên bài thơ Bếp lửa. Ông nói: “Bếp lửa của tôi được đưa vào giảng dạy trong nhà trường có lẽ củng bới nó mang tính khái quát và tiêu biểu cho một lớp người trong cuộc kháng chiến ngày ấy. Bài thơ như một câu chuyện thật về những nhân vật có thật, ngôn ngữ không cách điệu, mánh khóe mà chỉ nôm na, bình dân, thông thường, không tự nhiên chủ nghĩa và khác hoàn toàn với ngôn ngữ thơ mới lúc bấy giờ, hay nói cho đúng hơn là bài thơ mang hơi thở công nông binh ".

Sau khi ra Bắc, cụ thân sinh nhà thơ Bằng Việt thoát li đi lên Việt Bắc tham gia kháng chiến, mẹ tham gia hội phụ nữ, nhà chỉ còn hai anh em, sau một thời kì về quê phụ giúp ông bác, nhà thơ Bằng Việt chở xe ngựa kiếm sống nuôi gia đình. Chi tiết này về sau nhà thơ cũng đưa vào bài thơ Bếp lửa, mà nhiều bạn cứ tưởng là hư cấu (Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy). Nói đến câu thơ này bỗng nhiên thấy ông buồn buồn. Ông giải thích: Nhiều người sau khi đọc đến câu thơ này gọi điện cho tôi hỏi “ông có bịa không đấy vì nhà ông là gia đình theo cách mạng làm gì đến nỗi ông cụ đi “đánh xe khô rạc ngựa gầy”, hay ông giả vờ nghèo, kế khổ để mọi người phải thông cảm cho gia đình ông? Tôi khẳng định với họ rằng chẳng việc gì phải bịa hay cách điệu hoàn cảnh để xin mọi người thông cảm cả. Gia đình tôi có gì tôi đã đưa hết vào thơ rồi. Nhà thơ kể tiếp: Bố mẹ tôi ở trong Huế 18 năm và sinh tôi trong ẩy. Sau khi cách mạng nổ ra cả nhà chuyển ra Bắc, tản cư về một vùng quê ở chân núi Ba Vì Hà Tây. Sau khi cách mạng thành công, bố tôi chưa có việc gì làm cho dù ông là một trí thức ngành luật. May sao trong lúc khó khăn đó bác tôi có cỗ xe ngựa chuyên chạy tuyến Phùng (Đan Phượng, Hà Tây đi Hà Nội nên bố tôi nhận lời mời của các bác đi phụ xe kiếm tiền nuôi gia đỉnh. Những năm đói 1945 – 1946 ấy người còn đói nữa huống hồ ngựa nên chuyện tôi nói trong thơ “Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy” không có gì là sai hay cường điệu hoàn cảnh cả.

Rất nhiều chi tiết, cứ tưởng như ngẫu nhiên, đến khi tập hợp lại, tự nhiên lại như những nét chấm phá để hình thành nên cả một khung cảnh, cả một không gian sống, thậm chí làm nên cái nền chân thật, sinh động cho cả một thời. Từ đó nhà thơ chỉ còn có việc dựng nên trên cái nền ấy một hình ảnh xuyên suốt, hình ảnh đã được điển hình hóa và phổ quát hóa, từ bà nội thực của mình trở thành bà nội của bao người khác, thành biểu tượng một người Mẹ hậu phương tận tụy, hi sinh, làm chỗ dựa cho con cháu, làm điểm trụ vững chắc ở phía sau để làm yên lòng những người ra tiền tuyến.

Bếp lửa sau khi bay từ Nga về ngay lập tức được nhà thơ Khương Hữu Dụng chọn đăng trên báo Văn nghệ, số tháng 9 năm 1963. Bếp lửa cũng chính là bài thơ đầu tiên ông đổi bút danh từ Việt Bằng thành Bằng Việt (tên thật của ông là Nguyễn Việt Bằng) và là bài thơ thứ hai được đăng báo sau bài Qua Trường Sa, Báo Văn nghệ năm 1961..

Nhà thơ suy nghĩ về Bếp lửa và hình ảnh người bà: “Đó là những suy ngẫm về cuộc đời nhiều gian khổ nhưng giàu hi sinh, tần tảo của người bà. Bà là người nhóm lửa, cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và tỏa sáng trong mỗi gia đình. Qua bài thơ này tôi bày tỏ tình cảm yêu quý, biết ơn của tôi, đối với bà. Tình cảm trong bài thơ chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, điểm khởi đầu của tình yêu đất nước”:

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu hồng đượm…

Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lừa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, của niềm tin cho các thế hệ sau:

Rồi sớm rồi chiểu lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

Nhà thơ Bằng Việt tâm sự: Trong cả hai cuộc kháng chiến, chống Pháp và chống Mĩ, có lẽ vai trò của những người bà người mẹ, người chị… như thế là không có gì thay thế nổi. Và có thể nói không ngoa rằng chính những con người hiền hoà, nhân hậu, khiêm nhường ấy đã cùng nhau gánh cả cuộc kháng chiến lên trên đôi vai gầy guộc, bé nhỏ của mình. Tôi tự hào dù chỉ làm được một chút gì an ủi những năm đằng đẵng vất vả, dài dặc ấy của bà, như tiếng chim tu hú cộng hưởng với nỗi lo toan của bà, gắng làm cho bà được nhẹ nhõm hơn, bớt cảm giác cô dơn, lận đận hơn.

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa!

Và làm được điều đó, xem như nhà thơ Bằng Việt đã nghĩ, cũng là thể hiện được một chút gì của lòng biết ơn, của sự cảm thông, gắn kết, tri ân và biết ghi nhận những đóng góp lớn lao, những hi sinh cao cả của lớp người đi trước, những thế hệ ông, bà, cha, anh đã quên mình làm nên những kì tích vĩ đại từ ngay trong cuộc đời rất bình thường của mình để chúng ta có được ngày hôm nay. Ông bồi hồi:

Giờ cháu đã di xa

Có ngọn khói trăm tàu

Có niềm vui trăm ngả

Nhưng vẫn chẳng khi nào quên nhắc nhở

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt – Bài làm 2

Bằng Việt là một trong những gương mặt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành thời kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông thường hướng về những kỉ niệm, những kí ức và mơ ước của tuổi trẻ với cảm xúc tinh tế, giọng thơ mượt mà, sâu lắng. “Bếp lửa” là một bái thơ như thế. Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đang ở nước ngoài, bài thơ gợi lại những kỉ niệm xúc độnhg về tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính trọng, biết ơn của cháu đối với bà, với gia đình, quê hương.

Nỗi nhớ của Bằng Việt trầm lắng, thoáng suy tư. Nhớ về bà là nhớ tới những năm tháng ấu thơ bên bếp lửa thân thương:

“ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”

Từ láy “chờn vờn” gợi lên hình ảnh ngọn lửa lúc to lúc nhỏ, lúc lên cao xuống thấp, đồng thời cũng cho thấy những kí ức ùa về trong tâm trí nhà thơ vẫn thật mờ ảo. Làn khói bếp hào trong sương sớm bỗng khiến ta thấy ấm sáp vô cùng bởi đó là hình ảnh vô cùng gần gũi, thân thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam. Để nhóm được lửa, cần phải có sự khéo léo. Tỉ mỉ, điều này được thể hiện qua từ “ấp iu”. Ta cảm nhận được bàn tay kiên nhẫn, chi chút của bà. Đôi tay ấy ta từng gặp trogn bài thơ “Tiếng gà trưa”:

“Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà máu ấp.”

(Xuân Quỳnh)

Đó chính là tấm lòng yêu thương, chăm chút của bà dành cho đứa cháu nhỏ. Điệp ngữ “một bếp lửa” khẳng định hình ảnh này đã in đậm trong tâm trí cháu. Có thể nói “bếp lửa’ đã khơi nguồn cảm xúc về bà, những kỉ niệm như sống dậy:

“ Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy.”

“Đói mòn đói mỏi” là một câu thành ngữ, gợi về một cái đói kéo dài khiến con người ta kiệt quệ. Những vần thơ như một thước phim tái hiện khoảng thời gian ấu thơ của cháu có nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn, có bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945. Bao kỉ niệm ùa về, lay động lòng người:

“Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giơ sống mũi còn cay!”

Mùi khói bếp cay nồng như đọng lại, mới ngày hôm qua. Nó nhấn mạnh xoáy sâu vào tiềm thức nhà thơ. Đọc thơ  mà ta cũng thấy cay cay nơi đầu mũi.

Từ trong sương khói mịt mờ của tuổi nhi đồng, “ bếp lửa” đã thổi bùng kỉ niệm của tuổi thiếu niên khi đất nước còn trong cảnh chiến tranh. Giọng thơ thủ thỉ như giọng kể trong truyện cổ tích:

“Tám năm cháu cùng bà nhòm lửa

Tu hú kêu trên những cánh dồng xa…”

Khoảng thời gian ròng rã mà bà cháu sống với nhau, bên bếp lửa hồng, bà ngồi kể chuyện. Thế rồi: 

“ Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.”

Từng việc, từng việc, từng ngày từng tháng, bà đều an cần bảo ban. Điệp từ ‘bà” và “cháu” thể hiện sự yêu thương quấn quýt. Bà đã yêu thương, cưu mang cháu để rồi vừa là cha, là mẹ chăm sóc, dạy cháu nên người. Khổ thơ gây ấn tượng với người  đọc bỏi tiếng chim tu hú khắc khoải, triền miên. Từ hình ảnh chim tu hú sống lẻ loi cất tiếng kêu, cháu thấy thật hạnh phúc vì được sống bên bà. Những câu thơ tiếp theo phải chăng là kí ức tàn khốc của chiến  tranh:

“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi…”

Song chính trong hoàn cảnh ây, người bà hiện lên thật kiên cường, vững vàng: 

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,

Cứ bảo nhà vân được bình yên.”

Đã mười tám năm trôi qua ấy vậy mà câu nói ấy vẫn còn in sâu trong tâm trí cháu. Một lời nói thôi nhưng đã cho thấy đức hi sinh thâm lặng của một người bà, người mẹ. Bà đã cống hiến âm thầm cho cuocj kháng chiến chung của dân tộc. Vẻ đẹp lung linh, bất diệt của ình bà cháu hòa vào tình yêu quê hương đất nước. Do vây, “ bếp lửa đã bùng sáng thành “ngọn lửa”:

“Rồi sớm rồi chiều lại bép lửa bà nhen…”

Hình ảnh ngọn lửa mang ý nghĩa biểu tượng, gợi lên sức sống bền bỉ, niềm tin của bà vào tương lai cách mạng.

Ở hai khổ thơ cuối, kỉ niệm tuổi thơ lắng dần. Nhà thơ có những suy ngẫm về cuộc đời, về ân nghĩa với thế hệ trước:

“ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa…”

Tù láy ‘lận đận” đảo lên đầu câu nhấn mạnh niềm thương xót của cháu đối vơi cuộc đời bà- một cuộc đời lam lũ. Vậy mà “mấy chục năm rồi”, bà vẫn là chỗ dựa, mái ấm tinh thần cho con cháu.. Bà mang đến cho con cháu những gì tốt đẹp nhất. Biết bao xúc cảm khi thốt lên:

“Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!”

Bếp lủa ấy dã cháy sáng từ chính nguyên liệu tình thương, từ nềm tin bền bỉ của bà và nó không thể bị dập tắt. 

Đến khổ thơ cuối, Bằng Việt đã quay trở lại hoàn cảnh hiện tại. nhà thơ giờ đã trưởng thành và được chắp cánh nơi phương trời xa: 

“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả.”

Người cháu sống trong một cuộc sống đủ đầy, hiện đại, tương lai đang hé mở… Có được như vậy cũng là nhờ công nuôi nấng, dạy dỗ của bà. Cháu sẽ chẳng bao giờ quên bà, quên bếp lửa hay tuổi thơ nghèo khó mà ấm áp nghĩa tình:

“Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?..”

Câu hỏi tu rừ kết hợp với dấu ba châm ở cuối bài thơ tạo dư âm sâu lắng, nó khép lại bài thơ nhưng mở ra  những suy ngẫm trong lòng người đọc.

Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn  giữa các yếu  tố biểu cảm, tự sự và bình luận. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh giản dị mà độc đáo: bếp lửa, khơi gợi biết bao suy nghĩ, cảm xúc. Bai thơ đã lay động biết bao con tim người đọc.

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt – Bài làm 3

Trong cuộc sống, ai cũng ấp ủ cho mình những kỉ niệm, dù vui hay buồn thì nó cũng mãi nằm trong kí ức của mỗi người, để rồi, khi trưởng thành người ta sẽ nghĩ về nó với những tình cảm thân thương, sâu sắc nhất. Viết về những kí ức tuổi thơ của chính mình, nhà thơ Bằng Việt đã thể hiện với tất cả những tình cảm nồng đượm, dạt dào nhất, điều này được thể hiện rõ nét qua bài thơ “Bếp lửa”

Mở đầu bài thơ, Bằng Việt đã vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh bếp lửa, cũng là cái mạch để nhà thơ dãi bày những cảm xúc:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”

Ở đây, nhà thơ đã sử dụng từ láy “chờn vờn”  vừa để gợi ra ánh sáng chờn vờn của ngọn lửa, cũng là để nói về những kí ức đang dội về trong kí ức nhà thơ. “Chờn vờn”, “ấp iu nồng đượm” thể hiện những hình ảnh, những kí ức gần gũi, quen thuộc vì bếp lửa được nhóm vào mỗi sớm mai, cho ta thấy bàn tay chi chút, khéo léo của người nhóm lửa. Sở dĩ, hình ảnh bếp lửa in sâu vào trong kí ức của nhà thơ không chỉ bởi sự quen thuộc mà còn bởi tình cảm đặc biệt mà nhà thơ dành cho bếp lửa ấy nữa “ấp iu nồng đượm”.

“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”

Đến đây, ta có thể phần nào hiểu được vì sao mà hình ảnh bếp lửa lại là phần kí ức sâu nặng đến vậy trong lòng của nhà thơ, bởi nó gắn liền với hình ảnh của người bà thân thương của nhà văn “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Vì những hoàn cảnh riêng mà ngay từ nhỏ, Bằng Việt đã sống cùng bà của mình, và “mùi khói” cũng đã theo vào trong những kí ức.

“Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu cay

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”

Khổ thơ đã gợi ra cái bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945. Nhà thơ đã sử dụng các cụm từ “đói mòn đói mỏi”, “khô rạc ngựa gầy” để miêu tả sự khủng khiếp của nạn đói. Ấn tượng của nạn đói thể hiện rõ qua mùi khói bếp, đặc biệt là khói bếp được tỏa ra từ nhà của những người nghèo “khói hun nhèm mắt cháu cay”. Khi nghĩ về tuổi thơ cơ cực, nhà thơ đã dâng trào niềm xúc động “nghĩ lại giờ sống mũi còn cay”. Sự xúc động này không chỉ vì nghĩ về tuổi thơ vất vả, cơ cực mà còn “cay” vì nỗi nghẹn ngào khi nhớ về người bà thân thương. Khi nhớ về bà, những kí ức thân thương lại một lần nữa ùa về:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm bếp

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà?

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”

Chữ “ròng” đã thể hiện được cái dằng dẵng, nặng nề của thời gian. Đó là những ngày cuộc sống thật hoang vắng, bố mẹ bận đi làm xa không về. Trong ngôi nhà nhỏ chỉ có hai bà cháu bên nhau, cùng sống, cùng sinh hoạt “cùng bà nhóm bếp”. Sự đơn độc của hai bà cháu Bằng Việt còn được nhà văn miêu tả thông qua tiếng “tu hú kêu”, tiếng tu hú kêu khắc khoải trên những cánh đồng xa càng làm cho không gian thêm tịch mịch, hoang vắng. Chính không gian này lại càng làm cho cuộc sống của hai bà cháu thêm đơn độc, buồn tẻ. Nhưng, mục đích của nhà thơ không phải nói về nỗi cô đơn, mà chỉ gợi lại không gian tuổi thơ, khi nghe những câu chuyện bà kể về Huế thì tiếng tu hú không còn gợi ra cái khắc khoải nữa mà bỗng chốc nó trở nên “da diết” lạ thường.

Sống bên bà, Bằng Việt không chỉ nhận sự cưu mang, chăm sóc từ bà mà còn được bà dạy học, chăm chút cho cuộc sống:

“Mẹ cùng cha bận công tác không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”

Hình ảnh người bà tận tụy hết lòng vì người cháu hiện lên thật đẹp. Bố mẹ không có nhà, bà như người bà song cũng là người cha, người mẹ, bà làm mọi việc khó nhọc, chăm lo cho người cháu từ bữa ăn, giấc ngủ, “dạy cháu làm”, “chăm cháu học”. Bà còn là người biết lo tính chu toàn mọi việc, bà biết con trai của bà nơi chiến khu cũng không hề sung sướng hơn, ngược lại còn hàng ngày đối mặt với hiểm nguy, chết chóc. Vì vậy mà bà khuyên cháu không nên kể nể việc nhà làm bố phân tâm, lo lắng:

“Bố ở chiến khu bố còn việc bố

Mày viết thư chớ kể này kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”

Người bà trong kí ức của nhà thơ là một người bà tuyệt vời, lúc nào bà cũng dành tình thương cho đứa cháu, nhen nhóm vào trong lòng đứa cháu những yêu thương, những niềm hi vọng:

“Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”

Trong kí ức của người cháu thương bà, người bà ấy luôn ấp ủ những tình thương vĩ đại, lòng nhân ái bao la. Hình ảnh “ngọn lửa”ở đây được dùng để nói về tấm lòng của người bà ấy, lúc nào cũng rực sáng như vậy, ấm áp như vậy, che chở, sưởi ấm cho cháu qua những giá lạnh của hoàn cảnh sống.

Bài thơ “Bếp lửa” là dòng hồi tưởng của nhà thơ Bằng Việt về tuổi thơ của mình. Trong dòng hồi tưởng ấy, hình ảnh người bà hiện lên thật đẹp. Bài thơ khiến người đọc bồi hồi, xúc động bởi từng lời thơ mà Bằng Việt viết ra đều chứa chan tình thương yêu, sự tôn trọng của người cháu dành cho người bà của mình.

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt – Bài làm 4

Bằng Việt thuộc thế hệ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Bằng Việt mượt mà, trong trẻo, khai thác những kỉ niệm và mơ ước của tuổi trẻ. Bài thơ Bếp lửa được bằng Việt sáng tác năm 1963, khi ấy tác giả là lính viên đang du học tại Liên Xô. Bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, giữ tự sự và bình luận, bài thơ gợi lại những kỉ niệm về người bà và tình bà cháu vừa sâu sắc thấm thía, vừa rất quen thuộc với mọi người; đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. Bài thơ mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà làm hiện lên hình ảnh bà và tình yêu thương bà dành cho cháu, từ kỉ niệm tuổi thơ, người cháu suy ngẫm về cuộc đời bà và cuối cùng người cháu gửi niềm mong nhớ về bà.
Mở đầu bài thơ là sự hồi tưởng của tác giả về bà và tình bà cháu được khơi gợi qua hình ảnh bếp lửa:

 “Một bếp lửa…
…biết mấy nắng mưa”

“Bếp lửa chờn vờn sương sớm” mà một hình ảnh rất quen thuộc trong mỗi gia đình từ muôn đời nay. Bếp lửa nồng đượm ấy mang tình thương che chờ, “ấp iu” của bà. Từ láy “ấp iu” gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa, lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể. Bếp lửa của bà là bếp lửa của một cuộc đời đã trải qua “biết mấy nắng mưa”, nghèo khổ, vất vả. Nghĩ về bếp lửa, nghĩ về bà mà người cháu thương bà khôn xiết.

Từ đó, bài thơ gợi lại cả một thời thơ ấu bên người bà. Tuổi thơ ấy có nhiều gian khổ, thiếu thống nhọc nhằn:

“Lên bốn tuổi…
…sống mũi còn cay”

Đó là những năm tháng tuổi thơ có bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945, có mối lo giặc đốt phá xóm làng: “giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”, có những hoàn cảnh chung của các gia đình VN:

“Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”

Trong chiến tranh, mẹ và cha bận công tác xa nhà, cháu sống trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà. Các từ ngữ “bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm” đã diễn tả một cách sâu sắc tấm lòng đôn hậu, tình thương bao la, sự chăm chút của bà đối với đứa cháu nhỏ. “Bà” và “cháu” được điẹp lại bốn lần gợi tả tình bà cháu quấn quýt yêu thương.

Được sống trong tình thương là hạnh phúc. Người cháu trong bài thơ tuy phải sống xa cha mẹ nhưng em thật hạnh phúc khi được sống trong vòng tay yêu thương, che chở của bà. Vì thế, cháu mới cảm nhận một cách nồng hậu:

“Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”

Đoạn thơ tiếp thao, 10 câu đã tô đậm thêm phẩm chất cao quí của ngưòi bà kính yêu:

“Năm giặc đốt làng …
….dai dẳng”

Bà là chỗ dựa vững chắc cho cháu. Sống trong những năm dài chiến tranh, khi “giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”, được sự “đỡ đần” của bà con làng xóm, hai bà cháu “dựng lại túp lều tranh”; thế nhưng bà vẫn luôn vững lòng trước thử thách.

Từ Bếp lửa, người cháu nghĩ về “ngọn lửa”. Bếp lửa bà nhen sớm sớm chiều chiều đã bừng lên ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình yêu thương “luôn ủ sẵn”, ngọn lửa của niềm tin “dai dẳng”. Kỉ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa. Bếp lửa hiện diện như tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đầy chiu chắt của bà dành cho cháu.

Bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu gợi một liên tưởng khác- tiếng chim tu hú:

“Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”

Tiếng chim quen thuộc của đồng quê mỗi độ hè về, tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì đó da diết lắm, khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong.

Từ những kỉ niệm hồi tưởng về tuổi thơ và bà, người cháu suy ngẫm về cuộc đời bà:

“Lận đận đời bà…
…..thói quen dậy sớm”

Cuộc đời của bà nhiều “lận đận”, trải qua nhiều “nắng mưa”, vất vả. Bà cần mẫn lo toan, chịu thương, chịu khó, thức khuya dậy sớm vì bát cơm manh áo của con cháu trong gia đình. Vần thơ chứa đựng bao nghĩa nặng tình sâu với lòng biết hơn, kính trọng bà sâu sắc.

Bà đã nhóm bếp lửa suốt cuộc đời, đã trải qua mấy nắng mưa “mấy chục năm rồi”. Bà không chỉ nhóm bếp lửa bằng đôi tay già nua, gầy gụôc mà bằng cả tấm lòng đôn hậu “ấp iu nòng đượm” của bà:

“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

…Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”

Điệp ngữ “nhóm bếp lửa” đan kết với những chi tiết chân thực, biểu hiện một tấm lòng. Vị ngọt bùi của khoai sắn, hương vị ngọt ngào của nồi xôi gạo mới đều do bàn tay tần tảo của bà “nhóm” nên. Bà đã nhen nhóm, nuôi dưỡng trong lòng con cháu bao “niềm yêu thương”, bao ước mơ hoài bão. Tâm hồn và khát vọng của tuôit thơ đã sáng bừng lên từ ngọn lửa của bà. Cảm xúc dồn nén bỗng ùa ra, tuôn trào:

“Ôi kì lạ và thiên liên bếp lửa”

Bốn câu cuối kết thúc bài thơ thể hiện một cảnh đằm thắm. Đó chính là tình cảm thương nhớ, lòng kính yêu và biết ơn của người cháu nay đã trưởng thành và đã đi xa:

“Giờ cháu đã đi xa….
…nhóm bếp lên chưa?”

Người cháu năm xưa giờ đã lớn khôn, đã được chắp cánh bay xa, đã được làm quen với những khung trời rộng lớn, những niềm vui được mở rộng ở chân trời xa. “Có khói………trăm ngả” nhưng vẫn ko thể nguôi quên ngọn lửa của bà, tấm lòng đùm bọc, ấp iu của bà. Ngọn lửa ấy trở thành kỷ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên suốt đoạn đường dài.

Bếp lửa là bài thơ hay và độc đáo. Lời thơ đẹp, chất thơ trong trẻo, trẻ trung; sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa mang ý nghĩa biểu tượng, kết hợp miêu tả – biểu cảm, tự sự – nghị luận; giọng điệu và thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. Bài thơ chứa đựng một triết lí sâu sắc: Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài của cuộc đời. Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một bình hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương và đó cũng là sự khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước.

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt – Bài làm 5

Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đở con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng một ki niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bá nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí cua Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cam nhận điều đó qua bài thơ Bếp lửa của ông.

Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ Bếp lửa được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang di du học ở Liên Xô. Bài thơ đã gợi lại những kì niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước. Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Hình ảnh chờn vờn gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và tỏa sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà đã trải qua biết mấy nắng mưa. Từ đó. hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa nửa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được và cũng chính từ đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan tỏa toàn bài thơ.

Khổ thơ tiếp theo là dòng hồi tưởng của tác giả về những ki niệm của những năm tháng sống bên cạnh bà. Lời thơ giản dị như lời kể, như những câu văn xuôi, như thủ thỉ, tâm tình, tác giả như đang kể lại cho người đọc nghe về câu chuyện cổ tích tuổi thơ mình. Nếu như trong câu chuyện cổ tích của nhừng bạn cùng lứa khác có bà tiên, có phép màu thì trong câu chuyện của Bằng Việt có bà và bếp lửa. Trong những năm đói khổ, người bà đã gắn bó bên tác giả, chính bà là người xua tan bớt đi cái không khí ghê rợn của nạn đói 1945 trong tâm trí đứa cháu. Cháu lúc nào cũng được bà chở che, bà dẫu có đói cũng để cháu không thiếu bữa ăn nào, bà đi mót từng củ khoai, đào từng củ sắn để cháu ăn cho khỏi đói:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói, hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Chính mủi khói đã xua đi cái mùi tử khí trên khắp các ngõ ngách. Cũng chính cái mùi khói ấy đã quện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ. Dù cho tháng năm có trôi qua, những kí ức ấy cũng sẽ để lại ít nhiều ấn tượng trong lòng đứa cháu để rồi khi nghĩ lại lại thấy sống mũi còn cay. Là mùi khói làm cay mắt người người cháu hay chính là tấm lòng của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt?

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm bếp

Tu hú kêu trên những cách đồng xa

Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Cháu cùng bà nhóm lửa, nhóm lên ngọn lửa của sự sống và tình yêu bà cháy bỏng của một cậu bé hồn nhiên, trong trắng như một trang giấy. Chính hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lứa của tình bà cháu đó đã gợi nên một liên tưởng khác, một hồi ức khác trong tâm tri thi sĩ thuở nhỏ. Đó là tiếng chim tu hú kêu. Tiếng tu hú kêu như giục giã lúa mau chín, người nông dân mau thoát khỏi cái đói, và dường như đó cũng là một chiếc đồng hồ của đứa cháu để nhắc bà rằng: Bà ơi, đến giờ bà kể chuyện cho cháu nghe rồi đấy! Từ “tu hú” được điệp lại ba lần làm cho âm điệu câu thơ thêm bồi hồi tha thiết, làm cho người đọc cảm thấy như tiếng tu hú đang từ xa vọng về trong tiềm thức của tác giả. Tiếng tu hú lúc mơ hồ, lúc văng vẳng từ những cánh đồng xa lâng lâng lòng người cháu xa xứ. Tiếng chim tu hú khắc khoải làm cho dòng kỉ niệm của đứa cháu trải dài hơn, rộng hơn trong cái không gian xa thẳm của nỗi nhớ thương.

Nếu như trong những năm đói kém của nạn đói 1945, bà là người gắn bó với tác giả nhất, yêu thương tác giả nhất thì trong tám năm ròng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, tình cảm bà cháu ấy lại càng sâu đậm:

Mẹ cùng cha bận công tác không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe (…)

Trong tám năm ấy, đất nước có chiến tranh, hai bà cháu phải rời làng đi tản cư, bố mẹ phải đi công tác, cháu vì thế phải ở cùng bà trong quãng thời gian ấy, nhưng dường như đối với đứa cháu như thế lại là một niềm hạnh phúc vô bờ. Ngày nào cháu cũng cùng bà nhóm bếp. Và trong cái khói bếp chập chờn, mờ mờ ảo ảo ấy, người bà như một bà tiên hiện ra trong câu truyện cổ huyền ảo của cháu. Nếu như đối với mỗi chúng ta, cha sẽ là cánh chim để nâng ước mơ cùa con vào một khung trời mới, mẹ sẽ là cành hoa tươi thắm nhất để con cài lên ngực áo thì đối với Bằng Việt, người bà vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là cánh chim, là một cành hoa của riêng ông. Cho nên, tình bà cháu là vô cùng thiêng liêng va quý giá đối với ông. Trong những tháng năm sống bên cạnh bà, bà không chỉ chăm lo cho cháu từng miếng ăn, giấc ngủ mà còn là người thầy đầu tiên của cháu. Bà dạy cho cháu những chữ cái, những phép tính đầu tiên. Không chỉ thế, bà còn dạy cháu những bài học quý giá về cách sống, đạo làm người. Những bài học đó sẽ là hành trang mang theo suốt quãng đời còn lại của cháu. Ngựời bà và tình cảm mà bà dành cho cháu đã thật sự là một chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần cho đứa cháu bé bỏng. Cho nên khi bây giờ nghĩ về bà, nhà thơ càng thương bà hơn vì cháu đã đi rồi, bà sẽ ở với ai, ai sẽ cùng bà nhóm lửa, ai sẽ cùag bà chia sẻ những câu chuyện những ngày ở Huế… Thi sĩ bỗng tự hỏi lòng mình: “Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà?” Một lời than thở thể hiện nỗi nhớ mong bà sâu sắc của đứa cháu nơi xứ người. Chỉ trong một khổ thơ mà hai từ bà, cháu đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần gợi lên hình ảnh hai bà cháu sóng đôi, gắn bó, quấn quýt không rời.

Chiến tranh, một danh từ bình thường nhưng sức lột tả của nó thì khốc liệt vô cùng, nó đã gây ra đau khổ cho bao người, bao nhà. Và hai bà cháu trong bài thơ cũng trở thành một nạn nhân của chiến tranh: gia đình bị chia cắt, nhà bị giặc đốt cháy rụi…

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lũi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:

Bố ở chiến khu bố còn việc bố

Mày viết thư chớ kể này kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!

Cuộc sống càng khó khăn, cảnh ngộ càng ngặt nghèo, nghị lực của bà càng bền vững, tấm lòng của bà càng mênh mông. Qua đó, ta thấy hiện lên một người bà cần cù, nhẫn nại và giàu đức hi sinh. Dù cho ngôi nhà, túp lều tranh của hai bà cháu đã bị đốt nhẵn, nơi nương thân của hai bà cháu nay đã không còn, bà dù có đau khổ thế nào cũng không dám nói ra vì sợ làm đứa cháu bé bỏng của mình lo buồn. Bà cứng rắn, dắt cháu vượt qua mọi khó khăn. Bà không muốn đứa con đang bận việc nước phải lo lắng chuyện nhà. Điều đó ta có thế thấy rõ qua lời dặn của bà: “Mày có viết thư chở kể này kể nọ / Cứ báo nhà vẫn được bình yên!”. Lời dặn của bà nôm na giản dị nhưng chất chứa biết bao tình. Gian khổ, thiếu thốn, bao nỗi nhớ thương con bà đều phải nén vào trong lòng đế yên lòng người nơi tiền tuyến. Hình ảnh người bà không chỉ còn là người bà của riêng cháu mà còn là một biểu tượng rõ nét cho những người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh, thương con quý cháu.

Kết thúc khổ thơ, Bằng Việt đã nâng hình ảnh bếp lửa trở thành hình ảnh ngọn lửa, một ngọn lửa:

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.

Hình ảnh ngọn lửa tỏa sáng trong câu thơ, nó có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ngọn lửa của tình yêu thương, ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng soi sáng con đường cho đứa cháu. Bà luôn nhắc cháu rằng: nơi nào có ngọn lửa, nơi đó có bà, bà sẽ luôn ở cạnh cháu.

Những dòng thơ cuối bài cũng chính là những suy ngẫm về bà và bếp lửa mà nhà thơ muốn gởi tới bạn đọc, qua đó cùng là những bài học sâu sắc từ công việc nhóm lửa tưởng chừng đơn giản:

Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm

Một lần nữa, hình ảnh bếp lửa ấp iu, nồng đượm đã được nhắc lại ở cuối bài thơ như một lần nữa khẳng định lại cái tình cảm sâu sắc của hai bà cháu.

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi. Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩa tình, những năm tháng khó khăn mà hai bà cháu đã sống với nhau, những năm tháng mà hai bà cháu mình cùng chia nhau từng củ sắn, củ mì. Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui. Nồi xôi gạo mới sẻ chung vui của bà hay là lời răn dạy cháu luôn phải mở lòng ra với mọi người xung quanh, phải gắn bó với xóm làng, đừng bao giờ có một lối sống ích kỉ.

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.

Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đầy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp thêm huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu từ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh:

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Suốt dọc bài thơ, mười lần xuất hiện hình ảnh bếp lửa là mười lần tác giả nhắc tới bà. Âm điệu những dòng thơ nhanh mạnh như tình cảm đang trào lớp lớp sóng vỗ vào bãi biên xanh thẳm lòng bà. Người bà đã là, đang là và sẽ mãi mãi là người quan trọng nhất đối với cháu dù ờ bất kì phương trời nào. Bà đã trở thành một người không thể thiếu trong trái tim cháu. Giờ đây, khi đang ở xa bà nửa vòng trái đất, Bằng Việt vẫn luôn hướng !òng mình về bà:

Giờ cháu đã đi xa.

Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Nhưng vẫn chẵng lúc nào quên nhắc nhở

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

Xa vòng tay chăm chút của bà để đến với chân trời mới, chính tình cảm giữa hai bà cháu đã sưởi ấm lòng tác giả trong cái mùa đông lạnh giá của nước Nga. Đứa cháu nhỏ của bà ngàv xưa giờ đã trưởng thành nhưng trong lòng vẫn luôn đinh ninh nhớ về góc bếp, nơi nắng mưa hai bà cháu có nhau. Đứa cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ của đứa cháu đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó.

Đọc xong bài thơ, nhắm mắt lại tưởng tượng, bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh bếp lửa hồng và dáng người bà lặng lẽ ngồi bên. hình ảnh có tính sóng đôi này hiện lên thật sống động, rõ ràng như thể nét khắc, nét chạm vậy… (Văn Giá). Bài thơ Bếp lửa sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc nhờ sức truyền cảm sâu sắc của nó. Bài thơ đã khơi dậy trong lòng chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, với những người đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng của ta.

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt – Bài làm 6

Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Ông viết bài thơ Bếp lửa vào tuổi 19, đó là năm 1963 khi còn là sinh viên đang học đại học ở nước ngoài.

Cảm xúc dào dạt, lời thơ đẹp, giọng thơ thiết tha bồi hồi, hình tượng thơ độc đáo. sáng tạo, đặc sắc, đó là ấn tượng của nhiều người khi đọc bài thơ Bếp lửa .

Có 41 câu thơ, phần lớn là thơ 8 chữ (31 câu), còn có 7 câu thơ thất ngôn và 3 câu thơ 9 tiếng. Tất cả đều kết hợp một cách hài hòa, phong phú vần điệu, đọc lên, ngâm lên nghe rất thích, rất thú vị.

Nhắc lại kí ức tuổi thơ một thời gian khổ – đói nghèo, chiến tranh, loạn lạc – qua hình tượng bếp lửa, ngọn lửa, đứa cháu ca ngợi đức hi sinh, sự tần tảo và tình thương bao la của bà, đồng thời nói lên lòng biết ơn bà, thương nhớ bà khôn nguôi.

Ba câu thơ đầu nói về bếp lửa và lòng cháu thương bà. Bếp lửa được nhóm lên trong sương sớm, ngọn lửa "chờn vờn"rung rinh, hắt ánh sáng lên tường nhà, liếp cửa. Bếp lửa ấm áp "nồng đượm" ấy còn mang tình thương chở che, ôm ấp, "ấp iu" của lòng bà. Bếp lửa của bà là bếp lửa của một cuộc đời đã trải qua "biết mấy nắng  mưa", nghèo khổ và vất vả. Nghĩ về bếp lửa, nhớ về bếp lửa gia đình, mà đứa cháu thương bà khôn xiết kể.

Hai câu đầu song hành làm hiện lên hình ảnh bếp lửa của bà. Các chữ: "ấp iu nồng đượm", "chờn vờn" rất hình tượng, gợi tả; chữ "thương"dùng thật đắt qua vần thơ cảm thán, làm cho cảm xúc lan tỏa, thấm sâu vào hồn người:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Năm câu thơ tiếp theo, tác giả nhắc đi nhắc lại: "mùi khói", "khói hun", đã làm "nhèm mắt cháu", làm cho "sống mũi còn cay"đến tận bây giờ. Kỉ niệm thời thơ bé khi "lên bốn tuổi", kỉ niệm một thời đen tối, đói khổ. Đó là năm "đói mòn đói mỏi", năm Ất Dậu 1945. khi người chết đói như ngả rạ. Giọng thơ trĩu xuống, nao nao lòng ta:

Lên bốn tuổi cháu dã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy.

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!.

Cái vị xay xè của khói hun nơi bếp lửa những nhà nghèo sẽ mãi mãi bám lấy bao tâm hồn tuổi thơ; cho dù năm tháng trôi qua nhưng kí ức ấy trở thành một vết thương lòng đâu dễ nguôi ngoai.

Đoạn thơ thứ ba gồm có 11 câu, nhắc lại một vài kỉ niệm sâu sắc về bà trong suốt thời gian "Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa". Thật là hồn nhiên và trong sáng khi nhà thơ tâm tình với chim tu hú. Chim tu hú kêu trong những ngày hè, khi trái vải đã chín đỏ cành. Tiếng chim tu hú là âm thanh đồng quê nghe thật tha thiết. Tiếng chim tu hú trong bài thơ là một sáng tạo của Bằng Việt khi nói về bà:

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Quá khứ và hiện tại đồng hiện. Tiếng chim tu hú trở thành một mảnh tâm hồn tuổi thơ. Cháu thương bà vất vả, lo toan, biết ngỏ cùng ai. Chỉ có thể tâm tình với chim tu hú. Nhẹ trách mà thương nhiều:

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên nhữns cánh đồng xa?.

Tiếng chim tu hú gợi thương:

Mẹ cùng cha bận công tác không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.

Trong nhiều gia đình Việt Nam, do nhiều cảnh ngộ khác nhau, mà vai trò của người bà – bà nội, bà ngoại – đã thay thế vai trò của người mẹ hiền. Các từ ngữ: "bà bảo", "bà dạy", "bà chăm" đã diễn tả một cách sâu sắc tấm lòng đôn hậu, tình thương bao la, sự chăm chút của bà đối với cháu nhỏ. Chữ "bà "và chữ "cháu” được điệp lại 4 lần gợi tả tình bà cháu quấn quýt yêu thương.

Được sống trong tình thương là hạnh phúc. Em bé trong bài thơ Bếp lửa tuy phải sống xa cha mẹ, tuy găp nhiều thiếu thốn khó khăn, nhưng em thật hạnh phúc khi được sống trong vòng tay yêu thương của bà. Vì thế cháu mới cảm thấy một cách thiết tha nồng hậu:

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc.

Đoạn thơ tiếp theo có 10 câu đã tô đậm thêm những phẩm chất cao quý của người bà yêu kính. Bà là chỗ dựa tinh thần vững chắc. Sống trong những năm dài chiến tranh, khi "giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi" được sự "đỡ đần" của bà con hàng xóm, hai bà cháu mới dựng lại được túp lều tranh, thế nhưng bà vẫn "vững lòngtrước mọi tai họa, thử thách:

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

"Bố ở chiến khu, bố còn việc bố “

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”.

Từ "bếp lửa", đứa cháu nghĩ về "ngọn lửa". Một hình tượng rất tráng lệ. "Bếp lửa  bà nhen" sớm sớm chiều chiều đã sáng bừng lên thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình thương "luôn ủ sẵn", ngọn lửa của niềm tin vô cùng dai dẳng" bền bỉ và bất diệt. Cùng với hình tượng "ngọn lửa", các từ ngữ chỉ thời gian: "rồi sớm rồi chiều", các động từ: "nhen", "ủ  sẵn", "chứa"(chứa niềm tin dai dẳng) đã khẳng định ý chí, bản  lĩnh sống của bà, cũng là của người phụ nữ Việt Nam giữa thời loạn lạc:

Rồi sớm  rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.

Điệp ngữ "một ngọn lửa" là kết cấu song hành đã làm cho giọng thơ vang lên mạnh mẽ, đầy xúc động tự hào.

Tám câu thơ tiếp theo là những suy ngẫm sâu sắc của nhà thơ, của đứa cháu về người bà yêu kính, về bếp lửa trong mỗi gia đình Việt Nam chúng ta. Cuộc đời cùa bà nhiều "lận  đận", trải qua nhiều "nắng mưa" vất vả. Bà cần mẫn lo toan, chịu thương chịu khó, thức khuya dậy sớm vì bát cơm, manh áo của con cháu trong gia đình. Vần  thơ chứa đựng bao nghĩa nặng tình sâu. Cháu vô cùng cảm phục và biết ơn bà:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm.

Bà đã nhóm bếp lửa trong suốt cuộc đời bà, đã trải qua nắng mưa  "mấy chục năm rồi". Bà không chỉ nhóm bếp lửa bằng đôi bàn tay già nua gầy guộc, mà là  bằng tất cả, tấm lòng đôn hậu "ấp iu nồng đượm " của bà đối với con cháu. Chữ "nhóm "được láy đi láy lại 4 lần, đan kết với những chi tiết rất thực và gần gũi thân quen đối với mọi con người, đối với mọi gia đình chúng ta. Vị ngọt bùi của khoa sắn, hương vị ngào ngạt của nồi xôi gạo mới,… đều do bàn tay tần tảo của bà "nhóm lên”. Bà đã nhen nhóm, nuôi dưỡng trong lòng con cháu bao "niềm yêu  thương", bao ước mơ hoài bão. Tâm hồn và khát vọng tuổi thơ đã sáng bừng lên từ ngọn lửa do bà "nhóm "suốt mấy chục năm trời:

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đươm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.

0